Nga phóng vệ tinh viễn thông châu Âu từ bệ phóng nổi
Nga đã phóng thành công một vệ tinh viễn thông châu Âu lên quỹ đạo từ bệ phóng nổi trên Thái Bình Dương, sau đợt phóng vệ tinh thất bại trước đó hồi năm 2013.
Bệ phóng vệ tinh trên biển của Sea Launch – Ảnh: spacenews.ru
Tên lửa Zenit-3SL đã rời bệ phóng vào lúc 22 giờ 9 phút ngày 26.5 (giờ GMT, tức 5 giờ 9 phút sáng 27.5 theo giờ Việt Nam) từ bệ phóng Odyssey và vệ tinh đã được đặt vào quỹ đạo sau đó khoảng một giờ, AFP dẫn thông báo của tập đoàn Sea Launch có trụ sở ở Thụy Sĩ, với 95% cổ phần được sở hữu bởi Nga.
“Sea Launch đã đi đúng kế hoạch. Việc kiểm soát (vệ tinh) đã được bàn giao”, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người phụ trách chương trình không gian nước này viết trên Twitter.
Được biết, Sea Launch đã sử dụng bệ phóng đặt ở vùng biển sâu Odyssey để thực hiện các đợt phóng tên lửa thương mại từ năm 1999.
Odyssey được cải tạo từ một giàn khoan dầu, đặt tại khu vực gần đường xích đạo trong vùng biển quốc tế ở Thái Bình Dương.
Việc phóng vệ tinh trên biển gần đường xích đạo sẽ giúp vệ tinh thuận lợi hơn khi bay vào quỹ đạo và tiết giảm nhiều chi phí so với các đợt phóng ở những khu vực khác.
Vào ngày 1.2.2013, tên lửa Zenit-3SL của Nga mang theo một vệ tinh viễn thông Intelsat-27 do Mỹ chế tạo đã rơi xuống Thái Bình Dương ngay sau khi rời bệ phóng Odyssey.
Video đang HOT
Sau đó, kế hoạch phóng tên lửa Zenit-3SL mang theo vệ tinh Eutelsat 3B do tập đoàn không gian và quốc phòng Airbus dự kiến thực hiện vào ngày 16.4 qua đã bị hoãn lại do phát sinh các sự cố kỹ thuật mới.
AFP dẫn công ty chế tạo tên lửa Energia của Nga cho hay, theo kế hoạch Energia sẽ sử dụng bệ phóng nổi Odyssey để thực hiện 4 đợt phóng tên lửa trong năm 2014 và 5 trong năm 2015.
Trong những năm gần đây, Nga liên tục chứng kiến các thất bại trong ngành công nghiệp vũ trụ của mình, khiến họ mất nhiều vệ tinh cũng như các thiết bị vũ trụ khác.
Vào ngày 16.5 qua, một tên lửa Proton của Nga mang theo vệ tinh viễn thông tiên tiến trị giá hàng chục triệu USD đã rơi trở lại Trái đất chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Hồi tháng 10.2013, Nga đã sa thải Giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) Vladimir Popovkin trước thời hạn sau một loạt đợt phóng tên lửa thất bại cùng các sự cố liên quan khác.
Người đứng đầu mới của Roscosmos là Oleg Ostapenko đã phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho cơ quan này làm một cuộc cải tổ lớn với ngân sách rót thêm hàng tỉ USD.
Theo TNO
Trung Quốc đang chế tạo máy phóng tiêm kích hạm?
Gần đây, nhiều bức ảnh vệ tinh hư hư thực thực về trang bị thử nghiệm máy phóng trên tàu sân bay Trung Quốc đã xuất hiện trên các trang web quân sự nước ngoài, trong bức ảnh xuất hiện rõ nét nhất là thoi phóng và thiết bị thử nghiệm phụ trợ khác.
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, Đại lục đang tiến hành công tác nghiên cứu máy phóng hơi nước và máy phóng điện từ. Các chuyên gia quân sự cho rằng, tàu sân bay mà Trung Quốc sản xuất trong tương lai phải được trang bị máy phóng máy bay, đây chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi.
Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Bắc Kinh đã bắt đầu triển khai kế hoạch nghiên cứu liên quan và trong những năm gần đây đã thành công trong thử nghiệm máy phóng có lực đẩy lớn.
Được biết, việc sản xuất và nghiên cứu máy phóng hơi nước khó khăn ở chỗ kết cấu kín hơi nước và vật liệu chế tạo, còn điểm khó khăn nhất trong việc nghiên cứu máy phóng từ trường là ở vấn đề dự trữ năng lượng.
Tiêm kích hạm J-15 hiện đang sử dụng phương thức cất cánh dạng cầu bật
Trên thế giới hiện nay, nước có khả năng nghiên cứu chế tạo và sản xuất máy phóng máy bay trên tàu sân bay là rất hiếm. Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới sản xuất máy phóng máy bay có thể dùng vào thực tế, cũng là quốc gia đầu tiên sử dụng máy phóng từ trường. Pháp cũng phải mua thiết bị này của Mỹ để lắp đặt trên tàu sân bay của mình.
Trước đây, một quan chức quân sự Trung Quốc đã từng nói, nước này không thể hài lòng với một tàu sân bay duy nhất. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ có nhiều tàu sân bay, mà chắc chắn những chiếc sau sẽ có nhiều cải tiến hơn so với tàu sân bay Liêu Ninh hiện đang sử dụng.
Mô hình máy phóng tiêm kích hạm trên tàu sân bay Mỹ
Tàu sân bay tương lai Trung Quốc có thể được nâng cao về thiết bị điện tử, thông tin liên lạc; phương tiện bảo đảm, động cơ, vũ khí trang bị, nâng cấp hệ thống ra đa cũng có thể sẽ có những bước nhảy vọt, thậm chí thay đổi cả hình dáng, nhưng chắc chắn một điều là nó sẽ sử dụng máy phóng.
Máy phóng trên tàu sân bay là thiết bị quan trọng để cho máy bay trên tàu cất cánh nhanh chóng, sử dụng máy phóng để trợ giúp máy bay cất cánh có hiệu quả cao hơn hệ thống cầu bật trên tàu sân bay Liêu Ninh hiện nay.
Đây cũng là phương thức duy nhất trợ giúp máy bay cất cánh trên tàu sân bay Mỹ, máy phóng giúp cho máy bay chiến đấu nhanh chóng bay chiếm lĩnh vị trí chiến đấu trên không nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang thử nghiệm máy phóng
Cùng với cất cánh bằng máy phóng và cất hạ cánh thẳng đứng, cất cánh dạng cầu bật cũng là một phương thức cất cánh của máy bay trên hạm. Tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc hiện đang áp dụng phương thức cất cánh kiểu này.
Nguyên lý của nó là để máy bay cất cánh vọt lên không trung ở phần mũi tàu, trên mặt boong nghiêng 12 độ. Phương thức này này đòi hỏi động cơ máy bay phải có lực đẩy lớn, để trong một khoảng thời gian rất ngắn, giúp máy bay đạt đến tốc độ cất cánh khi chạy đà trên một đường băng ngắn.
Trong bức ảnh vệ tinh chụp được có thể thấy thoi phóng gồm 2 xi lanh dạng rãnh khoét chạy song song, bắt đầu từ đoạn màu xanh, trên thoi phóng dường như đã có các pít tông nằm trong xi lanh đẩy. Như vậy, rất có khả năng đúng là Trung Quốc đang thử nghiệm mô hình máy phóng hơi nước.
Theo ANTD
Nhật Bản sắp phóng vệ tinh quan sát thiên tai toàn cầu Nhật Bản theo kế hoạch sẽ phóng vệ tinh quan sát Trái đất vào ngày 24.5 tới, nhằm sử dụng để khảo sát những thiệt hại do thiên tai và thay đổi ảnh hưởng đến các khu rừng mưa nhiệt đới. Một đợt phóng vệ tinh do thám của Nhật tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima - Ảnh: AFP Vệ tinh quan sát...