Nga nói tình báo phương Tây đang tìm ‘ngọn cờ’ thay thế thủ lĩnh đối lập Navalny
Nhận thấy vai trò của thủ lĩnh đối lập Alexey Navalny đang suy giảm, các cơ quan tình báo phương Tây đang tìm kiếm một nhân vật thay thế khác.
Đó là chia sẻ của Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SRV) Sergey Naryshkin.
Thủ lĩnh đối lập tại Nga Alexey Navalny. Ảnh: Getty Images
Trao đổi với phóng viên tờ Argumenty Fakty ngày 15/12, ông Naryshkin khẳng định các nước phương Tây đứng sau Navalny. Nhưng việc Nga bỏ tù thủ lĩnh đối lập này đã khiến tình báo phương Tây từ bỏ ý đồ kích động biểu tình quy mô lớn ở Nga.
“Ngày nay, cộng đồng tình báo Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) buộc phải thừa nhận rằng giá trị của ‘bệnh nhân Berlin’ [ám chỉ Alexey Navalny] đang suy giảm mạnh. Tôi muốn nói thêm rằng, họ đang tìm kiếm một nhân vật thay thế khác, xây dựng như một biểu tượng cho phong trào biểu tình, phản kháng tại Nga”, Giám đốc SRV nói.
Tháng 8 năm ngoái, Navalny ốm bệnh ngay trên chuyến bay từ Tomsk, thuộc Siberia tới Moskva. Sau khi máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Omsk cũng thuộc Siberia, Navalny được đưa đến một bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Vài ngày sau, theo yêu cầu của gia đình, Navalny được đưa sang Đức và điều trị tại bệnh viện Charite ở thủ đô Berlin.
Thủ lĩnh đối lập Navalny sau đó cáo buộc bản thân bị đầu độc bởi chất độc thần kinh Novichok, theo lệnh từ quan chức Nga. Về phần mình, điện Kremlin lên tiếng bác bỏ cáo buộc này, khẳng định Navalyny là “con bài” của Mỹ và phương Tây để chống Nga.
Tháng 1/2021, Navalny từ Đức trở về Nga, dù biết rằng nhiều khả năng sẽ bị kết án vì vi phạm các điều khoản của án treo về tội tham ô năm 2014. Đây là vụ Navalny bị cáo buộc biển thủ 30 triệu rúp (415.000 USD) từ hai công ty, trong đó có hãng mỹ phẩm Yves Rocher của Pháp. Tòa án sau đó kết tội Navaly 32 tháng tù.
Video đang HOT
Putin 'lùi khỏi miệng hố' căng thẳng với phương Tây
Sau khi Putin khẳng định được sức mạnh từ căng thẳng tăng cao với phương Tây, Putin tuần này có một loạt động thái xuống thang.
Trong nhiều ngày qua, lực lượng Nga tập trung đông đảo gần biên giới Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến toàn diện ở châu Âu. Nhưng đến 23/4, truyền hình nhà nước Nga chiếu hình ảnh binh lính lên tàu hỏa và tàu thủy để rút về. Cùng ngày, thủ lĩnh đối lập Aleksei A. Navalny tuyên bố chấm dứt ba tuần tuyệt thực vì những yêu cầu về chăm sóc y tế độc lập của ông cuối cùng đã được đáp ứng đầy đủ.
"Putin đã sử dụng nỗi lo ngại, hồi hộp và lực lượng quân sự để khẳng định quyền lực và sức ảnh hưởng của mình. Putin nhìn nhận sự lo lắng mà ông có thể tạo ra ở trong và ngoài nước như một công cụ có thể điều chỉnh tùy thuộc vào hoàn cảnh hoặc nhằm phục vụ cho một mục tiêu lớn hơn", Anton Troianovski, ký giả của NYTimes nhận xét.
Chiến thuật này gợi lại quá khứ từng làm sĩ quan tình báo của Putin: khiến cho đối phương luôn phải suy đoán và lo âu, nhưng bản thân sẽ tự kiềm chế khi cần.
Gleb Pavlovsky, cựu cố vấn hàng đầu của Putin, nói về những căng thẳng gần đây: "Đây là một màn trình diễn. Nhưng màn trình diễn là điều quan trọng đối với hệ thống của chúng tôi".
Tổng thống Nga Putin đọc Thông điệp Liên bang tại Moskva ngày 21/4. Ảnh: AFP .
Tuần này, logic "Chiến tranh Lạnh" mới của Putin đã được thể hiện rõ. Đây là thuật ngữ mà cựu thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã sử dụng trong một bài xã luận được hãng thông tấn của chính phủ Nga đăng hôm 23/4. Putin đã có những động thái đẩy căng thẳng với phương Tây lên cao . 100.000 quân Nga tập trung gần biên giới Ukraine, còn cộng sự của Navalny nói rằng ông cận kề cái chết trong tù. Trong khi đó, Putin chuẩn bị cho bài phát biểu Thông điệp Liên bang. Các nhà phân tích đã dự đoán ông có thể công bố kế hoạch sáp nhập một phần lãnh thổ Ukraine.
Nhưng Putin đã không làm vậy trong bài phát biểu hôm 21/4. Ông dành phần lớn thời gian để nói về các vấn đề trong nước như giảm giá cho các trại hè trẻ em. Tối cùng ngày, khi hàng nghìn người ủng hộ Navalny tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn quốc, cảnh sát ở nhiều thành phố đã có cách tiếp cận không như mọi khi. Họ chỉ bắt 32 người ở Moskva, trong khi từng bắt 1.900 người tại cuộc biểu tình ủng hộ Navalny vào ngày 31/1.
Hôm 22/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nga thông báo rút một phần quân ở biên giới với Ukraine - bước đi được Tổng thống Ukraine hoan nghênh. Putin cũng "chìa cành ô liu" cho Biden khi xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trực tuyến mà Tổng thống Mỹ chủ trì. Hôm 23/4, Navalny cho biết ông đã được các bác sĩ dân sự kiểm tra hai lần theo đúng yêu cầu.
"Cho dù Nga cố gắng thể hiện mình như đá tảng, không nghe, không quan tâm ý kiến bên ngoài thì trên thực tế, họ vẫn phản ứng với áp lực từ bên trong và bên ngoài", một phụ tá hàng đầu của Navalny, Leonid Volkov, viết trên Twitter.
Trong bài viết của Medvedev nói trên, ông đã so sánh tình hình hiện tại với Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi Mỹ và Liên Xô tiến tới bờ vực chiến tranh hạt nhân. Vấn đề ngày nay là không giống như Chiến tranh Lạnh ban đầu, Mỹ không còn tôn trọng sức mạnh của Nga, ông viết.
Một rủi ro trong cách tiếp cận của Putin là nếu ông cứ áp dụng nó, ông sẽ cần phải thật quyết liệt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Đó là điều đã xảy ra tại biên giới Nga - Ukraine. Trong khi cuộc chiến ở miền đông Ukraine kéo dài từ năm 2014 và Moskva được cho là gửi vũ khí và binh lính cho phe ly khai mà họ hậu thuẫn, họ không có động thái củng cố lực lượng hùng hậu ở biên giới để phô diễn sức mạnh rầm rộ như những tuần gần đây.
Tại Kiev, một số quan chức và nhà ngoại giao phương Tây tin rằng việc Putin củng cố lực lượng là một nỗ lực tốn kém, nhiều rủi ro nhằm dằn mặt chính phủ Ukraine, khi họ có quan điểm cứng rắn hơn với Nga trong những tháng gần đây. Đó cũng là thông điệp gửi tới Biden rằng Nga tiếp tục giữ vị thế thống trị tại những nơi từng thuộc Liên Xô, bất kể lệnh trừng phạt nào có thể đến.
"Ông ấy nghĩ rằng ông ấy cần phải ngồi vào bàn với người Mỹ và đưa ra một thỏa thuận về phân chia các khu vực ảnh hưởng", Oleksiy Danilov, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensy, nói.
Đến giữa tuần này, khi Putin đi gửi xong thông điệp về "lằn ranh đỏ" của mình, Ukraine đã lo sợ và chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện. Biden tuần trước gọi điện mời Putin gặp mặt. Điện Kremlin coi đây là một chiến thắng nhưng cũng để ngỏ khả năng Putin không nhận lời.
"Chúng tôi đã nghe những lời từ những người đồng cấp Mỹ, bày tỏ sẵn sàng đối thoại về các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Nhưng thật không may, các tuyên bố của người Mỹ không khớp với hành động cụ thể", phát ngôn viên của Putin, Dmitry Peskov, nói.
Tuy nhiên, chiếc lược của Putin có khả năng khó tìm được con đường để xuống thang căng thẳng suôn sẻ. Một số binh sĩ Nga ở biên giới Ukraine đã được rút về nhưng để lại xe bọc thép, cho thấy căng thẳng vẫn tiếp tục.
"Điều đáng lo ngại là ông ấy rất coi trọng việc không thể tỏ ra yếu đuối", Kadri Liik, nhà chính sách tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu ở Berlin, nói. "Điều đó tất nhiên sẽ đặt ra gánh nặng gấp đôi cho những người khác, họ phải mở đường lui cho ông ấy".
Ở trong nước, sự mềm mỏng hơn của Putin trong cách đối xử với Navalny và xử lý các cuộc biểu tình có thể không kéo dài lâu. Tuần tới, một tòa án ở Moskva sẽ xem xét khả năng loại bỏ hoàn toàn tổ chức của Navalny - động thái có thể mở đường cho một loạt vụ án hình sự mới chống lại phe đối lập.
Hôm 23/4, Bộ Tư pháp Nga tuyên bố một trong những trang tin tức tiếng Nga phổ biến nhất, Meduza, là "phái bộ nước ngoài". Điều này sẽ gây khó khăn cho hãng tin có trụ sở tại Latvia và đánh dấu một bước quan trọng trong cuộc chiến của Điện Kremlin với các phương tiện truyền thông độc lập.
Tuy nhiên, cả những người thân cận với giới tinh hoa cầm quyền của Nga đôi khi cũng không thể xác định được chiến thuật trong các động thái của Điện Kremlin. Konstantin Remchukov, biên tập viên đã điều hành chiến dịch để giúp thị trưởng Moskva tái đắc cử năm 2018, nói rằng một số nhóm quan chức quyền lực đã thúc đẩy Putin có chính sách cứng rắn hơn cả những gì cá nhân Tổng thống Nga muốn theo đuổi. Trong khi Nga phải hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế, một số phe phái trong giới tinh anh được hưởng lợi từ các doanh nghiệp thay thế hàng nhập khẩu đã bị chặn, hoặc từ các hợp đồng quân sự.
Remchukov nói rằng những nhóm này đang thúc đẩy các chính sách đối đầu mà Putin đôi khi phải kiềm chế. Ông cảnh báo con đường này có thể đẩy Nga vào kỷ nguyên "cô độc về địa chính trị".
Tàu chiến đầu tiên của Đức đi vào Biển Đông sau 20 năm Lần đầu tiên sau gần 20 năm, một tàu chiến của Đức đã đi vào Biển Đông trong ngày 15-12, động thái được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực cùng các nước phương Tây khác. Khinh hạm Bayern của hải quân Đức - Ảnh: HẢI QUÂN ĐỨC Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của...