Nga nối lại xuất khẩu dầu cho Ai Cập, UAE và Cuba
Trong bối cảnh thị trường châu Âu suy giảm mạnh vào năm 2022, các công ty dầu mỏ của Nga đã quay trở lại một số thị trường mà họ từ bỏ vài năm trước.
Các công ty Nga bắt đầu chuyển hướng cung cấp dầu từ Liên minh châu Âu (EU) sang phía Đông. Ảnh: Reuters
Theo báo cáo ngày 10/11 của công ty Argus, từ tháng 1 đến tháng 9/2022, nhiều lô dầu Urals nhỏ đã được vận chuyển từ Nga đến Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE), Cuba và Sri Lanka.
Giám đốc Trung tâm Năng lượng B1 Moskva, bà Olga Beloglazova cho biết nhu cầu nhập khẩu dầu Nga của Sri Lanka năm 2022 đã tăng lên trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tài chính và khan hiếm nhiên liệu tại đây. Theo bà, đối với Cuba và Sri Lanka, giá nguyên liệu thô của Nga cũng hấp dẫn hơn so với các phương án thay thế khác.
Video đang HOT
Theo nhà phân tích Andrey Maslov tại công ty dịch vụ tài chính Finam, Ai Cập, Cuba và một số quốc gia khác có tiềm năng nhập khẩu dầu của Nga, song đây vẫn không phải là những thị trường trọng điểm của quốc gia này.
Ông nói với tờ báo Vedomosti rằng khu vực châu Phi và Nam Mỹ có tiềm lực sản xuất dầu của riêng họ. Các quốc gia này có thể mua dầu của Nga để sau đó bán lại cho những nước khác. Nhà phân tích này nói thêm rằng giá Urals thấp hơn cũng đã giúp thu hút những vị khách hàng mới.
Mỹ và Israel hợp tác ngăn chặn Iran trang bị vũ khí hạt nhân
Tại cuộc họp báo chung sáng 27/3 tại Jerusalem, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Israel Yair Lapid cam kết sẽ hợp tác ngăn chặn Iran phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngoại trưởng Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, cuộc họp báo diễn ra sau cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng nhân chuyến thăm Trung Đông của ông Blinken và trước thềm hội nghị cấp cao cùng ngày giữa ngoại trưởng 6 nước gồm Mỹ, Israel, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Maroc và Ai Cập.
Phát biểu tại họp báo, Ngoại trưởng Lapid nêu rõ: "Chúng tôi có những bất đồng về thỏa thuận hạt nhân (Iran) và những tác động của nó, nhưng đối thoại cởi mở và chân thành là một phần trong sức mạnh của tình bạn giữa chúng tôi". Ông cũng tuyên bố hai nước sẽ hợp tác để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân dù vẫn còn những bất đồng nói trên.
Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken cho rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước trong khu vực "đang trở thành giai đoạn bình thường mới" và Mỹ "sẽ tiếp tục theo đuổi giải pháp hai nhà nước" đối với vấn đề Palestine.
Israel là một trong những chặng dừng chân của ông Blinken trong chuyến công du Trung Đông lần này. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ sẽ hội kiến với Thủ tướng Naftali Bennett và Tổng thống Isaac Herzog, trước khi rời đi thăm Bờ Tây của Palestine.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Iran Robert Malley cho hay ông không tin vào khả năng sắp đạt được một thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc phương Tây.
Phát biểu tại Diễn đàn Doha ở Qatar, ông Malley nêu rõ: "Chúng ta càng sớm quay trở lại thỏa thuận thì việc thực thi thỏa thuận càng triệt để và chúng ta càng có thể dựa vào đó để giải quyết các vấn đề khác trong quan hệ với Iran cũng như giữa Iran và khu vực. Việc sớm đạt được thỏa thuận nằm trong lợi ích của chúng ta và có lẽ của cả Iran".
Ngoài ra, đặc phái viên Malley khẳng định Mỹ sẽ duy trì lệnh trừng phạt nhằm vào Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) kể cả khi các bên đạt được thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của nước này.
Về phần mình, phát biểu tại Diễn đàn Doha, ông Kamal Kharrazi, Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại chiến lược, cố vấn cho lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei, nhận định Tehran và các cường quốc thế giới sắp đạt được một thỏa thuận hạt nhân, song nhấn mạnh điều này chỉ có thể xảy ra nếu phía Mỹ thể hiện ý chí chính trị. Theo ông Kharrazi, điều quan trọng là Washington phải loại bỏ IRGC khỏi danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài.
OPEC+ khẳng định đảm bảo cân bằng thị trường dầu mỏ thế giới Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Suhail al-Mazrouei khẳng định nước này và các nước thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) luôn đảm bảo thị trường dầu mỏ thế giới ở tình trạng cân bằng. Hình ảnh 3D về biểu tượng Tổ chức Các nước xuất khẩu...