Nga nghi Trung Quốc có động cơ lạ khi tặng không trực thăng Z-10 cho Pakistan
So sánh về năng lực tác chiến, máy bay trực thăng Z-10 do Trung Quốc sản xuất vẫn còn khoảng cách rất lớn với chiến đấu cơ Apache.
Z-10
Đa Chiều – một tờ báo của cộng đồng người Hoa tạị Mỹ đưa tin cho biết, quyết định tặng không cho quân đội Pakistan các máy bay trực thăng chiến đấu Z-10 đã dấy lên trong dư luận ở Nga nghi ngờ cho rằng Trung Quốc có động cơ lạ trong việc làm bất bình thường này.
Một số nguồn tin từ báo chí Nga được tờ Đa Chiều dẫn nguồn cho biết, mặc dù Pakistan cũng đã bày tỏ thái độ quan tâm đến việc mua các máy bay trực thăng tấn công Z-10 do Trung Quốc hợp tác sản xuất với sự trợ giúp của Cục thiết kế Kamov của Liên bang Nga nhưng việc Bắc Kinh lại tuyên bố tặng không cho Pakistan các chiến đấu cơ này thực sự ra làm cho phía Nga nghi ngờ về động cơ thực sự của TQ.
Hiện nay, theo đánh giá của giới chuyên gia chính trị quốc tế, Pakistan thể hiện là một trong những đồng minh quan trọng và thân cận nhất của Trung Quốc. Pakistan không có mâu thuẫn, tranh chấp lãnh thổ, lợi ích với Trung Quốc, hơn nữa cả hai nước có những mối quan tâm chung về an ninh chiến lược, đặc biệt là vấn đề quan hệ với Ấn Độ.
Trực thăng vũ trang Z-10 được thiết kế để tiến hành các sứ mệnh diệt tăng, một trong những vũ khí quan trọng của cả lục quân lẫn không quân.
Phía Pakistan cho biết các máy bay Z-10 mang về từ Trung Quốc sẽ được biên chế và phục vụ trong phi đội hàng không lục quân và sẽ sử dụng chúng như các phương tiện quân sự để tiến hành các chiến dịch chống khủng bố.
Video đang HOT
Z-10 được truyền thông TQ cho là có khả năng định vị, tiêu diệt các mục tiêu trên không cũng như dưới đất trong tầm hoạt động từ 3 đến 4 km mà không bị ra đa đối phương phát hiện.
Tuy nhiên, không hoàn toàn giống như những gì truyền thông TQ tuyên truyền và quảng bá, nhiều chuyên gia quân sự cũng đã bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng tác chiến, tính hiệu quả của trực thăng Z-10 trong các chiến dịch chống khủng bố.
Những chuyên gia này cho rằng, động cơ của Z-9 là loại động cơ WZ-9 vốn bị chê là có khả năng tạo động lực không lớn. Thêm vào đó là khả năng chở nặng không như mong muốn, khả năng phòng vệ cũng không thể sánh bằng các loại trực thăng tấn công của các nước khác.
Báo Đa Chiều bình luận rằng nếu thông tin Trung Quốc tặng không cho Pakistan các máy bay chiến đấu lên thẳng Z-10 là thật thì năng lực chiến đấu của quân đội Pakistan cũng không cải thiện được nhiều nhưng một điều có thể chắc chắn hiểu được đó là lập trường chống Ấn Độ của Pakistan cũng tương đồng với Trung Quốc.
Ấn Độ hiện nay sử dụng các máy bay trực thăng chiến đấu hiện đại Apache nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời cũng đang thực hiện tham vọng tự chế và sử dụng các chiến đấu cơ lên thẳng hạng nhẹ nội địa.
So sánh về năng lực tác chiến, máy bay trực thăng Z-10 do Trung Quốc sản xuất vẫn còn khoảng cách rất lớn với chiến đấu cơ Apache do hãng Boeing của Mỹ sản xuất.
Nhiều người cho rằng bằng việc tặng Pakistan các chiến đấu cơ Z-10, Trung Quốc và Pakistan sẽ củng cố được mối quan hệ đồng minh, củng cố hơn nữa các mối quan tâm trung đó là Ấn Độ.
Cũng thông qua hình thức này, TQ dần dần sẽ tạo thời cơ để thu thập các thông tin có giá trị về các hệ thống vũ khí hiện đại mà Pakistan đang ở hữu, đồng thời kiểm nghiệm, quảng báo các loại vũ khí đã bán cho Pakistan bao gồm xe tăng MTB-3000, chiến đấu cơ JF-17, khinh hạm đa năng F-22P. Đối với Pakistan quà từ TQ là những nguồn đầu tư cho QP có giá trị trong lúc ngân sách quốc phòng của nước này còn bị giới hạn nhiều.
Theo Giáo Dục
Báo Hồng Kông: Phi công lái Su-35 Trung Quốc đã đến Nga huấn luyện
Phi công, chuyên gia hậu cần mặt đất Trung Quốc đã được cử đến Nga đào tạo, hợp đồng Su-35 sẽ được ký kết trước ngày 9 tháng 5 năm 2015.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc 2014
"Nhật báo Phương Đông" Hồng Kông ngày 12 tháng 1 đưa tin, các cuộc đàm phán về việc Nga bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc nghe nói đã gần kết thúc.
Theo bài báo, truyền thông Nga tiết lộ, sau tết âm lịch, hai bên sẽ ký kết hợp đồng, các nhân viên như phi công Trung Quốc đã đến Nga để tiếp nhận đào tạo. Một nguồn tin khác cho biết, Đại quân khu Nam Kinh Quân đội Trung Quốc đã thành lập đội đột kích "sói biển" của lực lượng tác chiến đặc biệt đổ bộ.
Báo chí nhà nước dẫn Đài truyền hình Nga cho biết, các cuộc đàm phán về giao dịch xuất khẩu máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa không đối không đồng bộ sẽ được tổ chức sau năm mới âm lịch của Trung Quốc. Phi công và chuyên gia hậu cần mặt đất của Su-35 vừa được Trung Quốc cử đến Trung tâm huấn luyện không quân Nga.
Nguồn tin tiết lộ, hai bên Trung-Nga có thể ký kết hợp đồng lô 24 máy bay đầu tiên trước ngày 9 tháng 5 năm 2015, phía Nga sẽ bắt đầu giao hàng vào năm 2016, trong khi đó việc cung ứng động cơ và hệ thống tên lửa đồng bộ là một chương trình khác, phía Trung Quốc yêu cầu cung ứng trước.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc 2014
Được biết, Su-35 là máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ 4 , có các đặc tính như tầm xa, đa năng, sẽ làm cho trình độ tác chiến của Không quân Trung Quốc ít nhất dẫn trước không quân các nước và khu vực xung quanh nửa thế hệ trở lên.
Mặc dù báo Hồng Kông đưa tin như vậy, nhưng vào đầu tháng 12 năm 2014, theo báo Nga, Moscow vẫn đầy hoài nghi đối với Bắc Kinh trong lĩnh vực giao dịch vũ khí, tiến hành đề phòng chặt chẽ, bởi vì Nga cũng như Mỹ không hài lòng với việc Trung Quốc ăn cắp và sao chép công nghệ quân sự. Nga sẽ chỉ bán trang bị tiêu chuẩn cho Trung Quốc, sẽ không bán công nghệ đặc biệt theo yêu cầu mà Trung Quốc đưa ra.
Ngoài ra, theo trang mạng quân sự Trung Quốc, lực lượng cơ giới hóa đổ bộ đầu tiên của Quân đội Trung Quốc, một sư đoàn của Đại quân khu Nam Kinh, vào tháng 5 năm 2014 đã thành lập đội đột kích "sói biển" với hơn 100 binh sĩ, đồng thời tiến hành hơn 10 cuộc diễn tập, trong đó, các phương pháp tác chiến mới như tác chiến đảo đã khắc phục lỗ hổng của tác chiến đặc biệt trong tập đoàn quân.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải Trung Quốc 2014
Theo Giáo Dục
Thiết kế "lạ" trên J-20 bóc mẽ khả năng sáng tạo hạn chế của TQ Hầu hết các mẫu máy bay sử dụng cánh mũi cũng đều đặt cánh mũi cao hơn so với cánh chính, kể cả mẫu J-10 của TQ. Tuy nhiên, với J-20, cánh mũi và cánh chính lại đặt ngang nhau. Thiết kế khó hiểu Trung Quốc vẫn thường tự hào về những chương trình chiến đấu cơ nội địa và xem chúng như...