Nga muốn tạo liên minh AI
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11.12 tuyên bố Nga sẽ phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) với các nền kinh tế mới nổi ( BRICS) và những quốc gia khác, nhằm thách thức sự thống trị của Mỹ về một trong những công nghệ quan trọng của thế kỷ 21, theo Reuters.
Ông Putin nói rằng mạng lưới liên minh AI mới sẽ bao gồm các hiệp hội quốc gia và tổ chức phát triển trong lĩnh vực AI từ các quốc gia BRICS và những quốc gia khác quan tâm.
Tổng thống Nga Putin phát biểu tại hội nghị AI ở Moscow ngày 11.12. ẢNH: REUTERS
“Nga phải tham gia cuộc đua toàn cầu tạo ra AI mạnh mẽ. Đó chính xác là những giải pháp tiên tiến mà các nhà khoa học Nga đang nghiên cứu. Chúng tôi mời các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tham gia hợp tác”, ông Putin phát biểu tại một hội nghị AI ở Moscow.
Trong diễn biến khác, Công ty OpenAI hôm qua thông báo ứng dụng ChatGPT đã hoạt động trở lại sau nhiều giờ “sập” trên toàn cầu khiến nhiều người dùng không thể truy cập, theo Đài CNBC.
Nga thêm AI cho UAV tự sát Geran-2 để hiệp đồng tập kích bầy đàn?
Cơ hội mới của Liên bang Nga ở châu Á
Sự phát triển về kinh tế và nhu cầu công nghệ, nguồn lực của các quốc gia châu Á đã khiến Liên bang Nga xem châu Á như một đối tác chiến lược quan trọng.
Chính sách "hướng Đông" của Moskva không chỉ nhằm củng cố an ninh mà còn để tham gia vào nền kinh tế toàn cầu đang phát triển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc hội đàm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Tiến sĩ Khoa học Timofey Bordachev, Giám đốc Chương trình của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai và là thành viên Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga (RIAC), trong hàng trăm năm qua, phương Tây luôn chiếm vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.
Điều này không phải ngẫu nhiên mà bởi các trung tâm hành chính và công nghiệp chính của Liên bang Nga đều nằm gần châu Âu. Mỗi quốc gia đều ưu tiên các khu vực địa lý mà tại đó các mối đe dọa chính đối với lợi ích cơ bản của mình phát sinh và Moskva cũng không ngoại lệ.
Đối với Liên bang Nga, châu Á trước đây không phải là một khu vực quan trọng về mặt địa chính trị. Kể từ giữa thế kỷ 13, không có cuộc xâm lược quân sự nào vào lãnh thổ Liên bang Nga đến từ châu Á. Không một cường quốc nào ở khu vực này coi việc chống lại Nga là động lực chính trong chính sách đối ngoại. Hơn nữa, không có liên minh quân sự-chính trị nào ở châu Á có sự gắn kết nội bộ nhằm chuẩn bị đối đầu với Liên bang Nga.
Trong lịch sử, sự phát triển vùng phía Đông của Liên bang Nga luôn được coi là thứ yếu so với các ưu tiên an ninh quốc gia. Chỉ đến đầu thế kỷ 20, khi Đế quốc Nhật Bản trở thành mối đe dọa, Liên bang Nga mới bắt đầu chú ý nhiều hơn đến khu vực này.
Sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Liên bang Nga và châu Á diễn ra từ từ nhưng rõ rệt. Liên bang Nga bắt đầu tăng cường hệ thống giao thông và hậu cần kết nối với các khu vực châu Âu và châu Á. Về chính sách đối ngoại, việc hợp tác với các đối trọng khu vực của Trung Quốc được tăng cường. Sự hiện diện quân sự trực tiếp ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á cũng được mở rộng.
Trong 15 năm trở lại đây, quan điểm của Liên bang Nga về châu Á đã thay đổi đáng kể. Động lực chính là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các quốc gia châu Á và khả năng cung cấp công nghệ, nguồn lực mà Liên bang Nga cần. Châu Á dần được coi như một đối tác thay thế cho châu Âu trong quá trình hiện đại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Các sự kiện gần đây đã chứng minh tiềm năng của châu Á, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng - nơi Liên bang Nga sở hữu lợi thế cạnh tranh với trữ lượng tài nguyên hóa thạch lớn nhất thế giới. Chính sách "hướng Đông" của Liên bang Nga không còn được định hình bởi các mối lo ngại quân sự và chính trị, mà là sự chủ động tham gia vào một khu vực đang phát triển năng động.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc, theo nhận định của cố Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, còn quan trọng hơn cả sự kết thúc Chiến tranh Lạnh. Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Trung Quốc đã là "thỏi nam châm" kéo các quốc gia châu Á khác cùng phát triển. Liên bang Nga, với tư cách là một cường quốc toàn cầu, đang gia tăng hiện diện tại châu Á không chỉ đơn thuần là mở rộng thị trường, mà còn nhằm đặt mình vào trung tâm của nền chính trị và kinh tế thế giới.
Việc Liên bang Nga tham gia các nền tảng và diễn đàn khu vực, không ngừng nâng cao mức độ và chất lượng các mối quan hệ chính thức với các quốc gia châu Á, cho thấy một chiến lược dài hạn. Các quốc gia châu Á ngày càng trở nên tích cực trong các cuộc thảo luận toàn cầu. Họ coi Liên bang Nga là một cường quốc có tiếng nói quan trọng. Ví dụ như Malaysia, quốc gia hiểu rằng để thoát khỏi di sản thuộc địa cần phải tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Nhóm BRICS , nơi Liên bang Nga đóng vai trò quan trọng, được coi như một "động cơ" tiềm năng cho sự hội nhập của các quốc gia này vào liên minh chính trị thế giới. Bài học từ sự trỗi dậy và suy tàn của Nhật Bản trong các thập niên 1970-1980 đã cho thấy: những thành tựu kinh tế đơn thuần không đủ để trở thành một cường quốc. Không một quốc gia châu Á lớn nào muốn lặp lại vết xe đó.
Như vậy, Tiến sĩ Bordachev cho rằng sự hiện diện của Liên bang Nga tại châu Á không chỉ là một lựa chọn chiến lược, mà còn là một tất yếu trong bối cảnh địa chính trị mới. Liên bang Nga đang chuyển mình từ một cường quốc châu Âu sang một cường quốc đa chiều, với tâm điểm ngày càng nghiêng về phía Đông, nơi các động lực phát triển toàn cầu đang dần hình thành.
Sức mạnh liên kết của 'những viên gạch' Có thể khẳng định 2024 là năm thành công của "những viên gạch", khi kết nạp thêm 4 thành viên, giúp BRICS không chỉ gia tăng về quy mô mà còn nâng cao sức mạnh kinh tế và chính trị. Quốc kỳ các nước thành viên BRICS. Ảnh: IRNA/TTXVN Việc mở rộng thêm thành viên đã đưa khối trở thành "thỏi nam châm"...