Nga mở đợt tấn công mới vào các thành phố Ukraine
Các lực lượng Nga đã tiến hành những cuộc tấn công mới vào các thành phố Ukraine ngày 24/9 trong lúc cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tiếp tục diễn ra ở các khu vực của Ukraine do Nga kiểm soát.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa tại thành phố Kupiansk, vùng Kharkiv, ngày 23/9/2022. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, ngày 24/9 các lực lượng Nga đã tiến hành những cuộc tấn công mới vào các thành phố Ukraine trong lúc các cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tiếp tục diễn ra ở các khu vực do Nga kiểm soát của Ukraine.
Thống đốc vùng Zaporizhzhia của Ukraine, Oleksandr Starukh cho biết người Nga đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạ tầng ở thành phố Dnieper River, và một trong số các tên lửa đã bắn trúng một tòa nhà chung cư, khiến một người thiệt mạng và 7 người khác bị thương.
Lực lượng Nga cũng tấn công các khu vực khác ở Ukraine, làm hư hại các tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự.
Phía Nga hiện chưa có phản hồi về thông tin nói trên.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Nga đang nhắm vào đập Pechenihy trên sông Siverskyy Donets ở đông bắc Ukraine sau các cuộc tấn công trước đó vào một đập trên hồ chứa trên song Inhulets, gần Kryvyi Rih, thành phố quê nhà của Tổng thống Zelensky, gây ra ngập lụt.
“Các lực lượng Ukraine đang tiến xa hơn về phía hạ lưu dọc theo cả hai con sông”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết. “Khi các chỉ huy Nga ngày càng lo ngại về những thất bại trong chiến dịch của mình, họ có thể đang cố gắng tấn công cửa cống của các con đập, để làm ngập các điểm giao thông quân sự của Ukraine.”
Video đang HOT
Trong bối cảnh giao tranh diễn ra, cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về sáp nhập vào Nga vẫn tiếp diễn ở các khu vực do Moskva kiểm soát, bất chấp động thái này bị Ukraine và các đồng minh phương Tây bác bỏ vì cho là “trưng cầu dân ý giả tạo”, không có giá trị pháp lý.
Trong cuộc bỏ phiếu kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 23/9, ở các vùng Luhansk và Donetsk, thuộc Donbas ở miền Đông, cũng như Kherson và Zaporizhzhia ở miền Nam, các quan chức bầu cử đi cùng với cảnh sát đang mang hòm phiếu đến từng nhà và thiết lập các điểm bỏ phiếu di động, viện lý do an toàn. Các cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ kết thúc vào 27/9.
Nhà cửa bị phá hủy ở ngôi làng Bohorodychne, miền đông Ukraine, vào ngày 23/9, nơi lực lượng Ukraine mới giành lại quyền kiểm soát. Ảnh: AP
Cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý nói trên cũng được tổ chức ở Nga, nơi người tị nạn và những cư dân khác của 4 khu vực thuộc Ukraine được bỏ phiếu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng Moskva sẽ quan tâm đến ý chí của người dân, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Điện Kremlin đã sẵn sàng nhanh chóng sáp nhập các khu vực của Ukraine sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Ukraine và các đồng minh phương Tây cáo buộc cuộc trưng cầu dân ý là một nỗ lực bất hợp pháp của Moskva nhằm chia cắt một phần lớn đất nước Ukraine. Một cuộc trưng cầu dân ý tương tự đã diễn ra ở Crimea vào năm 2014 trước khi Moskva sáp nhập bán đảo này.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi người dân Ukraine ở các khu vực bị Nga nắm giữ phá hoại các cuộc trưng cầu dân ý và chia sẻ thông tin về những người thực hiện hoạt động này. Ông cũng kêu gọi người dân cố gắng tránh lệnh động viên quân của Moskva.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 21/9 cho biết, cuộc động viên quân một phần do Tổng thống Putin ra lệnh nhằm bổ sung khoảng 300.000 quân, nhưng sắc lệnh của tổng thống vẫn để ngỏ cho một cuộc huy động quân rộng rãi hơn.
Theo đài RT, Bộ Nội vụ Liên bang Nga xác nhận các vụ bắt giữ tại các cuộc biểu tình trái phép nổ ra vào tối 21/9 nhằm phản đối lệnh động viên.
“Tại một số vùng lãnh thổ, một số người đã cố tổ chức các cuộc biểu tình trái phép nhằm phản đối lệnh động viên nhưng chỉ thu hút được một số lượng rất nhỏ người tham gia. Tất cả các cuộc biểu tình này đã bị ngăn chặn. Những người có hành vi vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ và đưa đến đồn cảnh sát để thẩm vấn và làm rõ trách nhiệm”, bà Irina Volk, quan chức của Bộ Nội vụ Liên bang Nga, chia sẻ với giới truyền thông.
Binh sĩ Ukraine cúi đầu sau khi khai hỏa súng tại thành phố Kupiansk, vùng Kharkiv ngày 23/9/2022. Ảnh: AP
Ngày 23/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ thực hiện miễn trừ một số nhân viên ngân hàng, nhân viên công nghệ thông tin (IT) và nhà báo không phải nhập ngũ để phục vụ ở Ukraine theo lệnh động viên một phần.
Nga phân loại các nhân sự quan trọng và những công ty cốt lõi trong các ngành công nghiệp là “quan trọng về mặt hệ thống” nếu họ đáp ứng các ngưỡng nhất định về số lượng nhân viên, doanh thu hoặc các khoản thanh toán thuế hàng năm.
Việc phân loại này cho phép các công ty nhận được những lợi ích đặc biệt từ Điện Kremlin như các khoản vay do chính phủ hậu thuẫn, các gói cứu trợ và đầu tư của nhà nước – thể hiện gần đây nhất trong đại dịch COVID-19.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết người đứng đầu các công ty nên lập danh sách nhân viên của họ đáp ứng các tiêu chí và có thể được miễn trừ lệnh nhập ngũ.
Lệnh động viên quân của Tổng thống Putin được đưa ra ngày 21/9 sau nhiều tuần đồn đoán về cách Nga sẽ phản ứng với cuộc xung đột ở Ukraine hiện đã bước sang tháng thứ tám.
Một ngày trước thông báo của Điện Kremlin, Quốc hội Nga đã thông qua dự luật trừng phạt cứng rắn đối với những người từ chối lệnh triệu tập quân sự hoặc đào ngũ. Dự luật, vẫn chưa được ký thành luật, sẽ áp dụng các bản án tù từ 5 đến 15 năm.
Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để bảo vệ vùng lãnh thổ sáp nhập
Hôm 22/9, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva có thể sử dụng bất kỳ vũ khí nào, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược, để bảo vệ các vùng lãnh thổ Ukraine sáp nhập vào Nga.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Điện Kremlin hôm 20/9. Ảnh: Sputnik
Theo hãng tin Reuters (Anh), ông Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói rằng các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập khu vực rộng lớn trên lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát sẽ diễn ra theo kế hoạch và "không thể đảo ngược".
"Các nước cộng hoà tự xưng ở vùng Donbass (Donetsk và Luhansk) và các vùng lãnh thổ khác sẽ sáp nhập vào Nga", ông Medvedev nói đồng thời cho biết các lực lượng vũ trang Nga sẽ tăng cường đáng kể bảo vệ các vùng lãnh thổ mới này. "Nga đã tuyên bố không chỉ huy động binh sĩ, mà bất kỳ vũ khí nào của Nga, bao gồm vũ khí hạt nhân chiến lược và vũ khí dựa trên các nguyên tắc mới, đều có thể được sử dụng để bảo vệ các vùng lãnh thổ này", ông nhấn mạnh.
Các cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra tại các khu vực do Nga kiểm soát ở các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine, cũng như một phần của tỉnh Mykolaiv, từ ngày 23/9. Theo dự đoán, các cuộc trưng cầu dân ý này sẽ có kết quả chấp thuận sáp nhập Nga áp đảo.
Nếu chính thức sáp nhập Nga, các vùng lãnh thổ trên sẽ được bảo vệ bằng vũ khí hạt nhân theo học thuyết hạt nhân của Moskva. Trên thực tế, quân đội Nga không kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ các khu vực dự kiến sẽ tổ chức trưng cầu dân ý. Ở Donetsk, Nga chỉ kiểm soát 60% lãnh thổ, còn ở Zaporozhye, con số này là 66%.
Về phần mình, Ukraine và phương Tây đã liên tục chỉ trích các cuộc trưng cầu dân ý trên là các cuộc bỏ phiếu giả vì tổ chức khi xung đột leo thang. Phương Tây khẳng định sẽ không công nhận các cuộc trưng cầu dân ý này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định các cuộc trưng cầu dân ý sắp tới sẽ không ảnh hưởng đến lập trường và mục tiêu của Kiev.
Các nước phương Tây phản ứng về cuộc trưng cầu dân ý của bốn khu vực thuộc Ukraine Theo TASS, Mỹ sẽ không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga của bốn khu vực thuộc Ukraine gồm Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: TASS Ngày 20/9, lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk cũng như các vùng Kherson và Zaporozhye của Ukraine đã...