Nga kêu gọi phương Tây ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine nếu muốn đàm phán
Hôm 15/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố nếu phương Tây muốn đàm phán về xung đột Ukraine thì nên ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, bà Zakharova đưa ra lời kêu gọi trên khi bình luận về tuyên bố của Ủy viên phụ trách ngoại giao của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ, ông Ignazio Cassis rằng Nga nên được đưa vào các cuộc đàm phán hòa bình.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Davos trước đó cùng ngày, ông Cassis nói rằng các nhà ngoại giao hàng đầu đang nỗ lực đưa Nga vào các cuộc thảo luận hòa bình về Ukraine do các nước khác làm trung gian. Ông nhấn mạnh rằng một hội nghị hòa bình không thể được tổ chức nếu không có sự tham gia của Nga.
Bà Zakharova nói với tờ Izvestia: “Nếu nói về mong muốn của một số quốc gia muốn tìm lối thoát khỏi ngõ cụt mà họ đã bị Washington lôi kéo thì đây là một vấn đề. Trong trường hợp này, họ nên ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, ngừng áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga và ngừng đưa ra các tuyên bố chống Nga”.
Video đang HOT
Bà nhấn mạnh nếu những nỗ lực này hướng đến việc lôi kéo Nga vào một quá trình nào đó theo cách của phương Tây nhằm tác động đến các cách tiếp cận có nguyên tắc của Nga, thì Moskva sẽ không rơi vào cái bẫy này.
Trong khi đó, Ukraine đang tiếp tục thúc đẩy công thức hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 2 năm tại hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ) ngày 14/1.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người dự kiến sẽ phát biểu tại WEF ở Davos, không có mặt trong phiên khai mạc cuộc gặp có sự tham dự của đại diện 81 quốc gia và tổ chức quốc tế, trong đó có đại diện đặc biệt của Mỹ về phục hồi kinh tế Ukraine Penny Pritzker cùng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á – Âu James O’Brien.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak đại diện cho Tổng thống Zelensky tại các cuộc thảo luận ngày 14/1.
Trong bối cảnh gia tăng những lo ngại về sự hỗ trợ hiện nay của Mỹ đối với Ukraine trong năm bầu cử, dự kiến cả Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đều sẽ phát biểu tại WEF, dự kiến chính thức khai mạc tối 15/1 (theo giờ địa phương).
Thụy Sĩ cho biết các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine nhằm hoàn thiện các nguyên tắc “vì một nền hòa bình lâu dài và công bằng tại Ukraine”. Các nguyên tắc đó – được Thụy Sĩ nêu ra trong một tuyên bố tuần trước – sẽ hình thành cơ sở cho các bước tiếp theo của tiến trình hòa bình.
Vai trò của các nước Nam Bán cầu trong các cuộc đàm phán về công thức hòa bình Ukraine đã trở thành tâm điểm tại Davos.
Tổng thống Ukraine bất ngờ tới Na Uy
Chính phủ Na Uy cho biết ngày 13/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới Na Uy trong chuyến thăm không báo trước để thảo luận về việc hỗ trợ quân sự cho Kiev trong cuộc xung đột với Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), ông Zelensky và Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere sẽ tổ chức các cuộc thảo luận về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine, cùng nhiều vấn đề khác.
"Na Uy sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến của Ukraine. Chúng tôi sẽ hỗ trợ lâu dài, có mục tiêu để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến vì tự do và dân chủ", ông Stoere tuyên bố. Ông nói thêm rằng những nỗ lực của Ukraine cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ tự do và an ninh ở Na Uy
Các nhà lãnh đạo Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Iceland dự kiến sẽ gặp nhau tại Oslo vào ngày 13/12 để dự hội nghị thượng đỉnh Bắc Âu.
Kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2/2022, Na Uy đã cung cấp cho Ukraine nhiều thiết bị hỗ trợ quân sự quan trọng, trong đó phải kể đến hệ thống phòng không tối tân NASAM. Được biết, Na Uy cũng là một trong những nước đầu tiên quyết định gửi máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Mới đây, cùng với Anh, Na Uy sẽ dẫn đầu một liên minh mới để giúp đỡ Ukraine. Hai quốc gia này sẽ thành lập một liên minh hàng hải nhằm cung cấp tàu và các phương tiện vận tải khác để tăng cường khả năng hoạt động trên biển của Ukraine. Sáng kiến nói trên nhận được kỳ vọng cũng sẽ giúp Ukraine phát triển lực lượng thủy quân lục chiến và mua tàu tuần tra trên sông để hướng tới mục đích bảo vệ các tuyến đường thủy nội địa và ven biển.
Sáng kiến của Anh và Na Uy là một phần trong "chuỗi liên minh mới" được hình thành giữa các thành viên liên minh quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với mục đích hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.
Thủ tướng Slovakia dự báo thời gian kéo dài xung đột Nga - Ukraine Thủ tướng mới của Slovakia cho biết ông coi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga là một cuộc xung đột đóng băng và không thể giải quyết bằng cách gửi vũ khí cho Kiev. Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Ảnh: AP Hãng tin AP/AFP ngày 25/11 dẫn lời Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine có nguy...