Nga kêu gọi Mỹ “cùng tồn tại hòa bình giống thời Chiến tranh Lạnh”
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ và nước này nên quay trở lại nguyên tắc “cùng tồn tại hòa bình như thời Chiến tranh Lạnh”, trong lúc căng thẳng leo thang vì chiến dịch của Moscow ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters),
Hãng tin Interfax đưa tin, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nga Alexander Darchiyev ngày 8/3 đã kêu gọi Moscow và Washington nên quay trở lại nguyên tắc về “cùng tồn tại hòa bình” giống thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Darchiyev nói rằng, Nga sẵn sàng có những cuộc đối thoại chân thành và tôn trọng lẫn nhau với Mỹ và hy vọng rằng quan hệ giữa 2 nước sẽ khôi phục về bình thường.
Video đang HOT
“Có lẽ, sẽ rất hữu ích khi nhớ lại nguyên tắc đã từng bị lãng quên trong Chiến tranh Lạnh, đó là cùng tồn tại một cách hòa bình, bất chấp những giá trị và lý tưởng (khác biệt) ngăn cách chúng ta”, ông Darchiyev cho biết.
Nhà ngoại giao Nga nhắc lại trách nhiệm đặc biệt của Mỹ và Nga với vận mệnh của thế giới là những siêu cường hạt nhân và kỳ vọng quan hệ giữa 2 bên sẽ được cải thiện. Nhưng ông nhấn mạnh rằng, để đạt được điều này, hai bên cần cùng phải hành động có qua có lại và Nga sẵn sàng để thực hiện việc đó.
Phát biểu của ông Darchiyev diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Mỹ đang căng thẳng liên quan tới chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine từ ngày 24/2. Mỹ đã chỉ trích động thái của Nga và có hàng loạt động thái trả đũa với các cá nhân và thực thể của Moscow nhằm gây áp lực cho Nga.
Cùng với Mỹ, phương Tây và một số đồng minh của Washington đã áp các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ với Nga nhằm gây sức ép lên kinh tế nước này. Hiện thời, chính quyền Tổng thống Joe Biden và lưỡng viện Mỹ đang cân nhắc việc áp lệnh trừng phạt lên ngành năng lượng Nga, bao gồm các mặt hàng dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, dù Mỹ không nhập khẩu nhiều dầu từ Nga nhưng động thái trừng phạt vào mặt hàng này có thể gây tác động lớn với thế giới do Moscow là một trong những nhà cung cấp dầu và khí lớn nhất thế giới.
Tổng thống Biden ngày hôm nay dự kiến sẽ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, theo lịch trình mà Nhà Trắng công bố. Theo đó, người đứng đầu nước Mỹ sẽ thông báo về các động thái nhằm tiếp tục “buộc Nga phải chịu trách nhiệm” cho tình hình chiến sự ở Ukraine.
Biden cam kết không gây 'Chiến tranh Lạnh mới'
Biden tuyên bố Mỹ không tìm kiếm cuộc Chiến tranh Lạnh mới trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc, giữa lúc quan hệ với Trung Quốc căng thẳng.
"Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, hay một thế giới bị chia thành những phe cố định. Mỹ sẵn sàng làm việc với bất kỳ quốc gia nào ủng hộ và theo đuổi giải pháp hòa bình để cùng giải quyết các thách thức, ngay cả khi chúng tôi bất đồng gay gắt trong những lĩnh vực khác", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm nay. Ảnh: AFP .
Mặc dù không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc, phát biểu của Biden được đưa ra giữa những lo ngại xung quanh quan hệ căng thẳng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong cuộc phỏng vấn hôm 20/9, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo nguy cơ thế giới chia rẽ do căng thẳng Mỹ - Trung và kêu gọi hai bên cải thiện quan hệ.
"Chúng ta bằng mọi giá phải tránh một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, viễn cảnh có thể nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn so với quá khứ. Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi và thậm chí kinh nghiệm quá khứ để xử lý khủng hoảng cũng không còn nữa", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết.
Covid-19 cũng là một vấn đề nổi bật và được Biden dùng để mở đầu bài phát biểu. "Chúng ta đã mất mát quá nhiều vì đại dịch tàn khốc này. Nó đang tiếp tục cướp đi những sinh mạng trên khắp thế giới và tác động quá lớn đến sự tồn tại của chúng ta", Tổng thống Mỹ cho hay, nói thêm rằng đây là "thập kỷ quyết định với thế giới" và sẽ đóng vai trò định hình tương lai.
"Nhằm chống lại đại dịch, chúng ta cần tập hợp hành động khoa học và ý chí chính trị. Chúng ta cần tiêm chủng nhanh nhất có thể và mở rộng khả năng tiếp cận oxy, xét nghiệm, các phương pháp điều trị, để cứu lấy những sinh mạng khắp thế giới", Biden nói, đồng thời ca ngợi nỗ lực chia sẻ vaccine của Mỹ với hơn 160 triệu liều cho các nước khác.
Đề cập tới việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, Biden cho biết đây là bước cần thiết để xoay trục chính sách của Washington sang những thách thức toàn cầu, bao gồm Covid-19 và biến đổi khí hậu.
"Chúng tôi đã chấm dứt 20 năm xung đột tại Afghanistan. Khi khép lại kỷ nguyên chiến tranh không ngừng này, chúng tôi đang mở ra một thời kỳ mới ngoại giao không ngừng", ông chủ Nhà Trắng cho hay.
Khép lại bài phát biểu dài hơn 30 phút, Biden kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau xây dựng "một tương lai tốt đẹp hơn", bằng cách giải quyết loạt thách thức mà ông đã nêu.
"Hôm nay, tôi đứng đây khi lần đầu tiên trong vòng 20 năm nước Mỹ không có mặt trong cuộc chiến nào. Chúng tôi đã bước sang trang mới. Với tất cả sức mạnh, năng lượng, cam kết, ý chí và nguồn lực vô song, đất nước của chúng tôi giờ đây hoàn toàn tập trung vào tương lai, không phải những gì đã ở phía sau", ông nói.
Chiến sự Nga - Ukraine: Nga đang chuẩn bị nguồn lực bao vây thành phố Dnipro, Ukraine doạ "sắp có bất ngờ" Thư ký Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine Oleksiy Danilov cho biết, kế hoạch của Nga là bao vây các thành phố lớn, tiêu diệt lực lượng vũ trang Ukraine Thư ký Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine Oleksiy Danilov cho biết, Nga dang chuấn bị nguồn lực bao vây Dnipro, thành phố miền trung Ukraine. CNN đẫn một bài đăng...