Nga: Kế hoạch hòa bình của Trung Quốc về Ukraine là hợp lý nhất từ trước đến nay
Nga cho biết sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán về Ukraine nhưng những điều này phải phản ánh cái mà họ gọi là “ thực tế mới” trên thực địa.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung Quốc đã đề xuất kế hoạch hòa bình hợp lý nhất cho đến nay để giải quyết xung đột Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov được hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời cho biết.
“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là kế hoạch hòa bình của Trung Quốc dựa trên phân tích lý do của những gì đang xảy ra và sự cần thiết phải loại bỏ những nguyên nhân gốc rễ này. Nó được cấu trúc logic từ tổng thể đến cụ thể”, hãng thông tấn nhà nước RIA dẫn lời ông Lavrov nói với các phóng viên.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga lưu ý thêm: “Kế hoạch này bị chỉ trích là mơ hồ. Nhưng đây là một kế hoạch hợp lý mà Trung Quốc đề xuất để thảo luận”.
Cách đây hơn một năm, Bắc Kinh đã đưa ra một bản báo cáo 12 điểm đưa ra những nguyên tắc chung để chấm dứt xung đột Nga – Ukraine nhưng không đi vào chi tiết cụ thể. Vào thời điểm đó, đề xuất đã nhận được sự hoan nghênh ở cả Nga và Ukraine, trong khi Mỹ cho biết Trung Quốc đang thể hiện mình là một nhà kiến tạo hòa bình nhưng phản ánh “lời tường thuật sai lầm” của Nga và không chỉ trích chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Lavrov sẽ sớm gặp người đồng cấp Trung Quốc và Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng trước cho biết ông sẽ cân nhắc việc tới Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ 6 năm mới của mình.
Nga cho biết sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán về Ukraine nhưng những điều này phải phản ánh cái mà họ gọi là “thực tế mới” trên thực địa. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình của riêng mình, kêu gọi chấm dứt chiến sự và Nga rút quân hoàn toàn.
Trong khi đó, Thụy Sĩ cho biết họ sẽ tổ chức một hội nghị dựa trên kế hoạch của Tổng thống Zelensky, nhưng Nga gọi sáng kiến này là vô nghĩa và nói rằng điều đó sẽ thất bại nếu không có sự tham gia của Moskva.
Hãng thông tấn Nga TASS ngày 6/4 dẫn lời Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho rằng Moskva và Kiev nên tham gia đối thoại vì không thể có hòa bình nếu không có Nga.
Người đứng đầu chính phủ Áo nêu rõ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro: “Sẽ không có hòa bình nếu không có Nga. Tình hình khó giải quyết, nhưng việc khôi phục đối thoại, vào thời điểm thích hợp, sẽ là cần thiết. Chúng ta nên nghĩ cách chấm dứt xung đột”.
Quan chức EC: Từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga là nhiệm vụ bất khả thi
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic dự báo trong năm nay, EU có thể nhập khẩu 40 tỷ m3 khí đốt của Nga nhưng từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Nhà máy xử lý khí đốt của Tập đoàn Gazprom, Nga ở Khanty-Mansiysk. (Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn báo Handelsblatt của Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic cho rằng từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga là "nhiệm vụ gần như bất khả thi."
Theo ông Sefcovic, năm 2022, châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt của Nga từ 150 tỷ m3 xuống dưới 80 tỷ m3.
Phó Chủ tịch EC dự báo trong năm nay, con số này có thể chỉ là 40 tỷ m3, kể cả khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Ông khẳng định: "Vì vậy, tôi có thể nói rằng từ bỏ hoàn toàn khí đốt Nga vẫn là nhiệm vụ gần như bất khả thi."
Ông Sefcovic cũng nhấn mạnh nếu Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết lập các mối quan hệ đối tác mới, biện pháp này có thể làm giảm thêm lượng nhập khẩu LNG từ Nga trong những tháng tới.
Theo ông, EC đang dần đảm bảo khí đốt được nhập khẩu thông qua nền tảng mua sắm chung của EU thay vì đến từ Nga.
Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh mỗi nguồn lực quan trọng mang tính chiến lược phải đến từ ít nhất 3 nhà cung cấp.
Từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, nhiều nước châu Âu đã tìm kiếm giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, một số nước châu Âu vẫn phải phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Phát biểu trên kênh truyền hình ORF ngày 4/9, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết việc mua khí đốt của Nga là điều không dễ chịu nhưng nước này cần khí đốt của Nga để đảm bảo an ninh năng lượng.
Trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình truyền hình về việc liệu Áo có từ bỏ khí đốt của Nga hay không, ông Nehammer đã lưu ý đến tầm quan trọng của nguồn khí đốt từ Nga đối với an ninh năng lượng của Áo.
Ông Nehammer nói: "Ưu tiên hàng đầu của chúng ta là đảm bảo an ninh năng lượng. Nếu vi phạm điều này, hệ thống sản xuất, cung cấp năng lượng cho người dân sẽ bị gián đoạn. Trước hết, chúng ta nghĩ đến việc đảm bảo an ninh năng lượng. Và với tư cách Thủ tướng, nghĩa vụ của tôi là phải làm điều đó."
Trong khi đó, số liệu do công ty năng lượng Tây Ban Nha Enagas công bố cho thấy Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Tây Ban Nha trong tháng 6/2023. Khí đốt từ Nga chiếm 26,8% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Tây Ban Nha, nhiều hơn vị trí thứ hai và ba là Algeria với 21% và Mỹ với 18,5%.
Tổng cộng, trong 6 tháng đầu năm 2023, Tây Ban Nha đã mua 41.145 GWh khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Nga, tăng gần gấp đôi so với con số 22.948 GWh trong cùng kỳ năm 2022./.
Áo và một số thành viên EU khác chặn đảm bảo an ninh cho Ukraine Thủ tướng Áo Karl Nehammer tuyên bố rằng các nước thành viên EU vốn đang duy trì tính trung lập không thể đảm bảo an ninh cho Ukraine. Các lãnh đạo quốc gia thành viên EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels ngày 30/6. Ảnh: Euronews Tại hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, các nước thành viên chỉ nhất trí về...