Nga giằng co khốc liệt ở mặt trận Kursk, dồn binh lực hạ quân Ukraine
Lực lượng Nga và Ukraine tiếp tục nỗ lực giao tranh để giành quyền kiểm soát các khu vực trên mặt trận Kursk.
Lực lượng Nga và Ukraine vẫn giao tranh khốc liệt trên các mặt trận, bao gồm tỉnh Kursk (Ảnh: Tass).
Nhà quan sát quân sự Denys Popovych mô tả tình hình giao tranh ở tỉnh Kursk rất căng thẳng, khi cả Nga và Ukraine đều tiến công và rút lui ở những khu vực khác nhau. Ông lưu ý rằng hiện không có chiến tuyến rõ ràng ở mặt trận Kursk.
Ông Popovych cho biết Nga đang cố gắng tiến công từ vùng ngoại vi sau khi không đạt được tiến triển đáng kể từ vùng trung tâm.
Theo ông Popovych, khả năng phòng thủ của Ukraine trong khu vực phụ thuộc vào các cấu trúc phòng thủ do Nga để lại, cũng như các vị trí mới được xây dựng.
Mục tiêu chính của lực lượng Ukraine là kiểm soát các khu vực ở Kursk để khẳng định sự hiện diện của Kiev trên lãnh thổ Nga.
Lực lượng đặc nhiệm của lực lượng vũ trang Ukraine hôm 5/12 tuyên bố các binh sĩ của lực lượng này đã tiến vào các vị trí của quân đội Nga ở Kursk và bắt giữ một số lính Nga. Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng về thông tin này.
Trong báo cáo về tình hình giao tranh ở Kursk hôm 5/12, Bộ Quốc phòng Nga cho biết chiến dịch xóa sổ các đơn vị Ukraine tại mặt trận này vẫn tiếp diễn.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tấn công các đơn vị quân sự của Ukraine ở các khu vực Viktorovka, Kazachya Loknya, Lebedevka, Leonidovo, Malaya Loknya, Nizhny Klin, Nikolayevo-Daryino, Nikolsky, Novaya Sorochina, Novoivanovka, Plekhovo và Sverdlikovo.
Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu cùng hỏa lực pháo binh của Nga đã tấn công vào lực lượng và thiết bị của đối phương ở các vùng Kursk và Sumy. Nga cho rằng Ukraine đã triển khai quân từ vùng Sumy ở biên giới nước này để thực hiện chiến dịch đột kích vào vùng Kursk của Nga.
Vị trí tỉnh Kursk của Nga (Ảnh: Bloomberg).
Tính riêng trong ngày 5/12, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận Ukraine mất hơn 300 quân, 3 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 3 xe bọc thép, 5 xe cơ giới, một trạm tác chiến điện tử và 5 khẩu súng cối ở khu vực Kursk.
Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Nga, kể từ khi bắt đầu giao tranh ở Kursk, Ukraine đã mất hơn 38.235 quân, 232 xe tăng, 168 xe chiến đấu bộ binh, 123 xe bọc thép chở quân, 1.228 xe chiến đấu bọc thép, 1.087 xe cơ giới, 308 đơn vị pháo binh, 40 hệ thống pháo phóng loạt, bao gồm 11 hệ thống HIMARS và 6 hệ thống MLRS do Mỹ sản xuất, cùng 13 bệ phóng hệ thống phòng không và nhiều thiết bị quân sự khác.
Ukraine mở chiến dịch tấn công Kursk từ đầu tháng 8 với mục tiêu buộc Nga chuyển hướng nguồn lực khỏi chiến tuyến miền Đông Ukraine, cải thiện vị thế trong bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai với Nga.
Tuy nhiên, sau 4 tháng, Ukraine dường như vẫn không đạt được mục tiêu này. Việc Ukraine dồn một phần không nhỏ lực lượng và vũ khí đến Kursk không buộc Nga chuyển hướng nguồn lực, thậm chí còn thúc đẩy Moscow tiến nhanh hơn ở mặt trận Donbass phía đông Ukraine.
Moscow đang tiến công ở miền Đông Ukraine nhanh nhất kể từ khi xung đột nổ ra. Nga cũng giành lại 40% số lãnh thổ mà Ukraine kiểm soát ở Kursk.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đã triển khai hàng nghìn binh lính Triều Tiên đến Kursk để hỗ trợ đẩy lùi lực lượng Kiev. Bình Nhưỡng từ chối bình luận, nhưng khẳng định đang thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp ước đối tác chiến lược với Moscow.
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia do quân đội Ukraine điều hành hôm 4/12 cho biết, binh sĩ Triều Tiên chỉ làm nhiệm vụ tại các trạm quan sát và trạm kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga với tư cách là lực lượng thứ cấp, không tham gia trực tiếp vào chiến đấu chống lại quân đội Ukraine.
Theo cơ quan này, trực thuộc Lữ đoàn tấn công dù số 11 của Nga, lực lượng Triều Tiên bảo vệ các khu vực tập kết của quân đội Nga. Việc triển khai của họ được cho là đã tạo điều kiện để Nga chuyển nguồn lực của mình đến các vị trí tiền tuyến.
Thông tin bất ngờ về vai trò của lính Triều Tiên ở Kursk
Giới chức Ukraine bất ngờ cho rằng, lính Triều Tiên triển khai ở tỉnh Kursk của Nga không tham gia vào hoạt động tác chiến trực tiếp như cáo buộc trước kia.
Binh sĩ Triều Tiên (Ảnh minh họa: AFP).
Trung tâm Kháng chiến Quốc gia do quân đội Ukraine điều hành hôm 4/12 cho biết, binh sĩ Triều Tiên chỉ làm nhiệm vụ tại các trạm quan sát và trạm kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga với tư cách là lực lượng thứ cấp, không tham gia trực tiếp vào chiến đấu chống lại quân đội Ukraine.
Theo cơ quan này, trực thuộc Lữ đoàn tấn công dù số 11 của Nga, lực lượng Triều Tiên bảo vệ các khu vực tập kết của quân đội Nga. Việc triển khai của họ được cho là đã tạo điều kiện để Nga chuyển nguồn lực của mình đến các vị trí tiền tuyến.
Trước đó, theo đánh giá của Ukraine và phương Tây, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 đến 12.000 quân nhân đến Nga để tham gia khóa huấn luyện. Một phần trong số đó có thể đã được triển khai đến tỉnh Kursk để cùng quân đội Nga đẩy lùi lực lượng quân sự Ukraine đang kiểm soát hàng trăm km2 lãnh thổ ở đây.
Một phát ngôn viên tình báo quân đội Ukraine nói với giới truyền thông rằng 2.000 binh sĩ Triều Tiên đã được điều động đến các đơn vị Thủy quân lục chiến và Không quân Nga triển khai ở tiền tuyến.
"Nếu họ (quân đội Triều Tiên) đã tham gia các đơn vị tham gia chiến sự tích cực, thì chúng tôi có thể khẳng định họ đã tham gia cuộc chiến", người phát ngôn này nhấn mạnh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nói rằng lính Triều Tiên đã giao tranh với lính Ukraine ở Kursk và có thương vong. Kiev cũng không loại trừ khả năng lính Triều Tiên sẽ triển khai ở chiến trường Ukraine để hỗ trợ Nga.
Moscow và Bình Nhưỡng đã bác bỏ cáo buộc, song mặt khác khẳng định ngay cả khi lính Triều Tiên được triển khai đến Nga theo hiệp ước chung giữa hai nước, điều đó cũng không vi phạm luật pháp quốc tế. Moscow khẳng định, hợp tác giữa Nga và Triều Tiên không nhằm vào bên thứ ba nào.
Theo hãng thông tấn KCNA, Hiệp ước Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Triều Tiên và Nga, được lãnh đạo hai nước ký kết hồi tháng 6, chính thức có hiệu lực từ ngày 4/12.
Hiệp ước nêu rõ, hai nước nên "ngay lập tức hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện sẵn có" nếu một trong hai bên rơi vào tình trạng chiến tranh.
Theo KCNA, hiệp ước cũng sẽ "đóng vai trò là động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc thiết lập một trật tự thế giới độc lập, công bằng, đa cực mà không có sự thống trị, khuất phục và bá quyền".
Mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Triều Tiên khiến Ukraine và phương Tây lo ngại. Theo các nguồn tin, đây là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden quyết định cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Nga đang tiến mạnh, dự báo ảm đạm cho Ukraine Ukraine trải qua 3 tháng đầy khó khăn, còn Nga đạt được nhiều thắng lợi trên các mặt trận và sẵn sàng tung thêm 300.000 quân để tiếp tục bước tiến "Ukraine đã trải qua 3 tháng khó khăn khi lực lượng Nga có khả năng tiếp tục bước tiến trong mùa đông tới" - nhà phân tích Emil Kastehelmi, từ nhóm nghiên...