Nga giải thể ngân hàng Mỹ, đáp trả một động thái liên quan của EU
Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/5 đã ký sắc lệnh cho phép tự nguyện giải thể Ngân hàng American Express ở Nga.
Động thái đáp trả việc Liên minh châu Âu đồng thuận sử dụng số tiền thu được từ tài sản đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ cho Ukraine.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/5 đã ký sắc lệnh cho phép tự nguyện giải thể Ngân hàng American Express ở Nga. (Nguồn: Yahoo Finance)
Sắc lệnh của Tổng thống Putin đã được công bố trên trang thông tin pháp luật chính thức. Văn bản có đoạn: “Cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn ‘American Express Bank’ thực hiện các hoạt động giải thể tự nguyện theo quy trình được luật pháp của Liên bang Nga quy định”.
US American Express là nhà sáng lập tổ chức tín dụng ở Liên bang Nga. Ngân hàng này đã hoạt động ở Nga từ năm 2008. Theo nghị định ngày 5/8/2022, Tổng thống Putin đã cấm một số giao dịch liên quan đến sự tham gia của người nước ngoài từ các quốc gia không thân thiện vào các công ty Nga.
Video đang HOT
Hạn chế này áp dụng đối với các giao dịch chứng khoán của những doanh nghiệp Nga do người nước ngoài ở các quốc gia này sở hữu, bao gồm lĩnh vực nhiên liệu, năng lượng và các thỏa thuận chia sẻ sản xuất. Giao dịch chỉ có thể thực hiện khi nhận được sự cho phép đặc biệt.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Leonid Slutsky ngày 21/5 khẳng định Moscow sẽ đáp trả việc Liên minh châu Âu (EU) sử dụng số tiền thu được từ tài sản đóng băng của Ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ cho Ukraine.
Đợt rút lợi nhuận đầu tiên từ tài sản của Nga bị đóng băng ở EU sẽ diễn ra vào tháng 7 và trong tương lai sẽ được tiến hành 2 lần mỗi năm.
EU phải trải qua quá trình tranh luận kéo dài trước khi đạt được thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên về cho phép sử dụng các khoản lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine. Một số quốc gia tỏ ra lo ngại trước việc sử dụng tiền thu được cho mục đích quân sự. Slovakia và Hungary bày tỏ dè dặt trước khả năng cung cấp viện trợ quân sự cho Kiev, trong khi CH Czech ủng hộ việc sử dụng số tiền thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở châu Âu để hỗ trợ và tái thiết Ukraine.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ Vương quốc Bỉ giữ cương vị Chủ tịch luân phiên, EU đã thông qua được đề xuất mang tính thỏa hiệp trong vấn đề này.
Theo kế hoạch của EU, lợi nhuận hàng năm của các tài sản này dự kiến từ 2,5 – 3 tỷ euro và 90% số tiền thu về sẽ được sử dụng để mua vũ khí cho Kiev thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu (EPF), 10% còn lại sẽ được chuyển vào ngân sách EU và được sử dụng cho mục đích tái thiết Ukraine.
Mỹ và các đồng minh đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga như một phần của các lệnh trừng phạt việc Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Hầu hết số tài sản đó đang được nắm giữ ở EU.
Moscow đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về những hậu quả nghiêm trọng nếu các nước này sử dụng tài sản của Nga
Nga tịch thu tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng châu Âu
Một tòa án Nga đã ra phán quyết cho phép thu giữ tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng quốc tế là UniCredit, Deutsche Bank (DB) và Commerzbank.
Nga đã phản ứng với việc EU sử dụng tài sản tịch thu từ ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ Ukraine. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn Interfax-Ukraine ngày 22/5, Tòa án thành phố St. Petersburg và vùng Leningrad đã cho phép thực hiện động thái này. Việc tịch thu tài sản có liên quan đến kế hoạch xây dựng nhà máy xử lý khí đốt ở vùng Leningrad không thành công.
Các tập đoàn RusChemAlliance, Linde và Renaissance Heavy Industries đã ký hợp đồng EPC (kỹ thuật, mua sắm và xây dựng) liên quan đến dự án vào năm 2021. RusChemAlliance đã đình chỉ hoạt động vào tháng 5/2022 do lệnh trừng phạt của EU. Linde cũng đã ngừng hoạt động ở Nga do các lệnh trừng phạt.
RusChemAlliance, do Gazprom và RusGasDobycha thành lập, vận hành các nhà máy xử lý khí chứa ethane và sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) gần Ust-Luga ở Nga. Các ngân hàng bảo lãnh dự án đã từ chối thực hiện nghĩa vụ vì việc thanh toán cho RusChemAlliance sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt của EU.
Vì vậy, RusChemAlliance đã đệ đơn kiện DB (Đức), Commerzbank AG (Đức), UniCredit Bank AG (Italy), Bayerische Landesbank và Landesbank Baden-Wurttemberg (LBBW) tại Tòa án St. Petersburg và Leningrad.
Sau đó, tòa án trên đã quyết định tịch thu tài sản, chứng khoán và phong tỏa tài khoản đối với ba ngân hàng sở hữu một số tài sản nhất định ở Nga: UniCredit, DB, Commerzbank - có tổng trị giá 870 triệu USD.
Phản ứng về vụ việc trên, đại diện của Deutsche Bank (DB) cho biết họ được bảo vệ hoàn toàn bởi thỏa thuận bồi thường. DB nêu rõ trong báo cáo thường niên rằng họ đã lập một khoản dự trữ trị giá 282 triệu USD để chi trả cho vụ kiện từ Nga.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Italy sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về tình hình tài sản của UniCredit.
Sự việc trên diễn ra trong bối cảnh các nước EU đã chính thức thông qua kế hoạch sử dụng lợi nhuận thu được từ tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng ở châu Âu để hỗ trợ Ukraine. Theo kế hoạch, 90% số tiền thu được sẽ được chuyển vào quỹ do EU điều hành để viện trợ quân sự cho Ukraine, 10% còn lại sẽ hỗ trợ quốc gia Đông Âu này theo những cách khác.
Trước đó, Moskva cảnh báo sẵn sàng trả đũa nếu gần 300 tỷ USD tài sản bị phong tỏa của Nga bị phương Tây tịch thu và sử dụng để hỗ trợ Ukraine. Valentina Matviyenko, Chủ tịch Thượng viện Nga, nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti: "EU biết rằng sẽ có phản ứng rất cứng rắn từ phía chúng tôi và đó là một phản ứng thích đáng".
Vấn đề người di cư: Panama triệt phá đường dây buôn người di cư trái phép từ châu Á Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 15/5, Văn phòng Công tố Panama thông báo đã bắt giữ 5 người và tịch thu tài sản, tiền mặt với tổng giá trị trên 2 triệu USD trong khuôn khổ cuộc điều tra mạng lưới rửa tiền và buôn người di cư trái phép từ châu Á. Phát biểu họp báo, công tố viên...