Nga giải quyết vấn đề dầu bẩn bán cho châu Âu

Theo dõi VGT trên

Việc vận chuyển dầu của Nga sang châu Âu bằng đường ống bị ảnh hưởng bởi sự cố dầu bẩn kể từ cuối tháng 4/2019 vẫn đang gặp khó khăn, ngay cả khi Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nga ngày 8/6 lên tiếng bảo đảm rằng vấn đề “gần như được giải quyết”.

Nga giải quyết vấn đề dầu bẩn bán cho châu Âu - Hình 1

Đường ống Droujba đoạn gần biên giới Séc-Slovakia

Việc cung cấp dầu chất lượng kém của Nga, bị nhiễm clorua, dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung cấp ngày 25/4/2019 bằng đường ống Droujba (“Hữu nghị” trong tiếng Nga), một trong những đường ống dài nhất thế giới, cho một số khách hàng bao gồm Đức, Slovakia và Ba Lan.

“Hiện nay, vấn đề gần như đã được giải quyết, dầu đã được chuyển qua đường ống Druzhba 2 tới Slovakia và trong những ngày tới (dầu sẽ được vận chuyển) đến Ba Lan”, Bộ trưởng Maxime Orechkine nói tại diễn đàn kinh tế của Petersburg, nơi các quan chức Nga đang làm việc để trấn an về điều này.

“Vấn đề chất lượng đã được giải quyết. Đó là một bài học tốt không chỉ cho chúng tôi, mà còn cho các quốc gia khác sử dụng đường ống dẫn”, ông Orechkine nói thêm. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak trước đây từng tuyên bố việc vận chuyển dầu bằng đường ống Droujba sẽ trở lại bình thường trong nửa tháng đầu tiên của tháng 5/2019, nhưng đường ống vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn.

Hôm thứ Năm tuần trước, Tổng Giám đốc Gazprom Neft Alexander Diukov cho biết vấn đề “không ảnh hưởng đến khối lượng sản xuất dầu của Nga vì chúng tôi gửi dầu được chiết xuất bằng các tuyến đường khác”. Tuy nhiên truyền thông Nga dẫn dữ liệu từ tổ chức liên bang Nga CDU TEK, cho biết xuất khẩu dầu của Nga đã giảm 3,22% trong tháng 5/2019, trong khi sản lượng dầu giảm 1,1%.

Vào tháng 5, Nga lần đầu tiên hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC với các đồng minh để kiểm soát giá dầu, theo Bloomberg.

Bốn người đã bị bắt vào tháng 5/2019 để phục vụ cuộc điều tra về sự cố gây nhiễm bẩn đường ống dẫn dầu gây ra bởi “hoạt động bất hợp pháp” của một nhóm các công ty và do việc đưa vào đường ống không tuân thủ qui định về mức độ của các hợp chất clo hữu cơ, theo các nhà chức trách Nga. Các hợp chất như vậy, đôi khi được sử dụng để làm sạch thiết bị, có khả năng ở liều cao làm hỏng hoạt động của các nhà máy lọc dầu.

Video đang HOT

Nh.Thạch (Theo AFP)

Theo Petro times

Mỹ, Nga và ‘miếng mồi’ ngon châu Âu

Mỹ không ngừng chỉ trích; Đức, Nga vẫn kiên định. Liệu luật pháp châu Âu có giúp xóa tan nỗi bất an?

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (gọi tắt là NS2) nối từ Nga sang Đức tiếp tục hâm nóng bầu không khí hội nghị an ninh đang diễn ra tại Munich. Thủ tướng Đức Angela Merkel gạt bỏ những lo ngại của Mỹ về nguy cơ làm suy yếu vị trí chiến lược của châu Âu và đảm bảo Ukraine rằng vai trò trung chuyển sẽ luôn thuộc về họ.

Mỹ gay gắt, Nga quyết liệt

Từ khi NS2 được ký kết, Tổng thống mỹ Donald Trump không ngừng chỉ trích nước Đức lệ thuộc Nga, rằng Đức - "tù nhân" của Nga sẽ nhanh chóng nhập khẩu 50%, rồi 70% năng lượng từ nước Bắc Á này. Sau đó Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết lưỡng đảng bày tỏ sự phản đối Dòng chảy phương Bắc. Nghị quyết kêu gọi các chính phủ châu Âu bác bỏ dự án và bắt tay với Mỹ trong các lệnh trừng phạt đối với thành viên tham gia.

NS2 gây tranh cãi trong cả nước Đức, giữa các thành viên Liên minh châu Âu (EU) và giữa Mỹ với châu Âu, trong thời điểm nhạy cảm khi phương Tây thực thi các biện pháp trừng phạt Nga vì can thiệp quân sự ở Ukraine, sáp nhập Crimea năm 2014, cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 và á.m s.át cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh tháng 3 năm ngoái. Những người ủng hộ dự án ở Đức lập luận rằng nó sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước sau khi chính phủ quyết định loại bỏ năng lượng hạt nhân.

Đáp lại thách thức từ Mỹ và lời kêu gọi của Nghị viện châu Âu hủy bỏ NS2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định đây là dự án năng lượng hòa bình và cho rằng các chính trị gia châu Âu phản đối chỉ vì họ đang làm việc cho một số nhóm lợi ích khác. Bà Zakharova cáo buộc những nỗ lực của Mỹ làm suy yếu "dự án thương mại thuần túy" của Nga, Đức là ví dụ cho cạnh tranh không công bằng.

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cũng tuyên bố sẽ hoàn thành NS2 dù bất kỳ lệnh trừng phạt nào được ban hành, điều mà Mỹ đang nỗ lực thông qua với điều lệ khắt khe hơn và tập trung vào năng lượng Nga.

Mỹ, Nga và 'miếng mồi' ngon châu Âu - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel trong hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Hamburg (Đức). Ảnh: REUTERS/PHILIPPE WOJAZER

Những ý kiến trái chiều

Theo The Economist, NS2 tiềm tàng mục đích chính trị dưới vỏ bọc kinh tế. Dự án đe dọa đến sự an toàn của Ukraine, Ba Lan và các quốc gia Baltic, làm suy yếu chiến lược năng lượng của EU, trở thành công cụ để Nga thị uy trước Tây Âu và gieo rắc bất hòa giữa các đồng minh NATO. Đối với Putin, ngay cả tạo nên sự hoảng loạn, nỗi sợ hãi giữa các châu lục với chục tỉ đôla là quá hời, chưa nhắc đến những điều trên có thể trở thành sự thật. Đối với châu Âu, đó là cái bẫy, The Economist viết.

Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, đã công bố báo cáo về các dự án khác nhau của Gazprom và kết luận chúng không mang ý nghĩa thương mại nào. Tờ Financial Time cho biết tác giả chính của báo cáo - Alexander Fak, trước đó được ca ngợi là nhà phân tích nghiên cứu hàng đầu của Nga, đã nhanh chóng bị sa thải và Gref, Giám đốc điều hành của Sberbank, tự chỉ trích ông là người thiếu chuyên nghiệp.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đầu năm 2019 cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ vào NS2 là sai lầm trong việc tranh chấp cung cấp năng lượng. Vấn đề về chính sách năng lượng của châu Âu phải được giải quyết ở châu Âu chứ không phải Mỹ, ông Heiko Maas nói.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn rằng Đức sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập khẩu LNG của Mỹ và các nhà chức trách đang làm rõ vấn đề địa điểm.

Vấn đề về chính sách năng lượng của châu Âu phải được giải quyết ở châu Âu, không phải ở Mỹ. Áp dụng trừng phạt vào dự án này không phải là một kế sách.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức HEIKO MAAS

Ai thắng, ai thua?

Hội đồng Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu tuần vừa qua đã phê chuẩn sơ bộ việc thắt chặt Chỉ thị Khí đốt của EU trên cơ sở dự thảo luật do Đức và Pháp phát triển. Đây không hẳn là điều Đức mong chờ nhưng nó cũng chẳng quá tệ. Ủy ban tiếp theo sẽ quyết định tương lai của dự án đa phương giữa châu Âu và đất nước xứ sở bạch dương.

Tin tốt cho Nga là NS2 sẽ kịp tiến độ công trình và Gazprom đơn giản chỉ tuân thủ các quy tắc của EU, không sở hữu cơ sở hạ tầng khi đóng vai trò là bên vận chuyển khí. Warsaw vẫn lo ngại Moscow sử dụng việc giao khí đốt như vũ khí địa chính trị nếu ngừng cung cấp khí cho Đông Âu nhưng tiếp tục giao thương với Đức. Theo Politico, Ba Lan cũng muốn trở thành một trung tâm khí đốt bằng cách nhập khí đốt tự nhiên và xây dựng một đường ống để kết nối với biển Bắc của Na Uy.

Về phần Ukraine, tin tốt cho họ là Đức đã cam kết vai trò trung chuyển của Ukraine trong tương lai, được nhấn mạnh trong thỏa thuận Pháp-Đức tuần trước. Tin xấu là Ukraine thân cô thế cô, phụ thuộc hoàn toàn vào lời hứa của những người cầm chuôi trong thương vụ này.

Số liệu IEA cho thấy Nga cũng nhập khoảng 40% lượng dầu thô từ Đức và 30% nguồn cung than của nước ngoài trong năm 2016. Nhưng điều đó hầu như không là ngoại lệ ở châu Âu. Thực tế nguồn cung cấp khí của Nga là lựa chọn rẻ nhất cho phần lớn các nước châu lục này. Mỹ dù đã vận chuyển nguồn nhiên liệu đến một số quốc gia nhưng đơn giản họ không thể cạnh tranh về chi phí với Nga, một nước đã sử dụng thành thạo năng lượng như vũ khí của mình trong quá khứ.

Dòng chảy phương Bắc 2 là gì?

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của năm nước (Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức) và quá cảnh qua Ukraine, Belarus, Ba Lan, các quốc gia Đông Âu và Baltic khác. Đan Mạch là nước duy nhất kiên quyết bỏ phiếu chống.

Hai luồng của đường ống dự kiến sẽ được xây dựng vào cuối năm 2019. Tổng công suất của dự án là 55 tỉ m3 khí mỗi năm. Chi phí xây dựng ước tính là 9,5 tỉ euro. Nord Stream 2 AG là nhà điều hành xây dựng đường ống với cổ đông chính là Gazprom của Nga. Các đối tác khác như Uniper, Wintershall từ Đức, OMV của Áo, Engie từ Pháp, Royal Dutch Shell của Anh và Hà Lan sẽ góp 50% chi phí dự án.

HÀ MINH THU*

Theo PL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024
Thủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
07:02:07 24/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc Xoài Non thăng hạng thấy rõ hậu "đường ai nấy đi" với chồng cũ

Netizen

06:37:27 26/06/2024
Xoài Nonvà Xemesis, cặp đôi từng là hình mẫu lý tưởng của rất nhiều người hâm mộ nay đã chính thức đường ai nấy đi. Được biết, vợ cũ Xemesis đã dọn ra khỏi biệt thự ở khu nhà giàu - nơi cô từng sống với Xemesis.

Karik sẽ là rapper đầu tiên sẽ ra mắt album kép tại Việt Nam

Nhạc việt

06:37:03 26/06/2024
Sau màn khởi đầu đầy bùng nổ với bản rap Nhật ký vào đời kết hợp cùng Thai VG, Karik tiếp tục khiến người hâm mộ phấn khích hơn khi thông báo sẽ ra mắt album kép mang tên 421 vào ngày 11/7.

5 cách diện chân váy dài tôn dáng tối ưu cho người có chiều cao khiêm tốn

Thời trang

06:34:27 26/06/2024
Chân váy dài nhận được sự yêu thích của hầu hết các chị em. Điều này cũng không hề khó hiểu, chân váy dài toát lên nét dịu dàng, nữ tính.

Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 47: Nghĩa và An Nhiên chính thức "toang", khán giả hết lời khen ngợi diễn xuất của 1 người

Phim việt

06:15:30 26/06/2024
Diễn biến mới nhất của Trạm Cứu Hộ Trái Tim xoay quanh mối quan hệ của Nghĩa và An Nhiên sau khi phát hiện ra sự thật về bé Kitty.

Ăn 'thủng nồi trôi rế' với món thịt gà hầm khoai tây cà rốt ngọt thanh, cả nhà đều thích

Ẩm thực

06:02:15 26/06/2024
Bữa cơm gia đình thường không thể thiếu món mặn từ các loại thịt. Hôm nay, bạn hãy thử nấu món gà hầm khoai tây cà rốt thơm ngon, đậm đà để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

4 phim Hàn lãng mạn hay nhất nửa đầu năm 2024

Phim châu á

05:56:28 26/06/2024
Trong nửa đầu năm 2024, khán giả đã được thưởng thức những câu chuyện tình yêu cực ngọt ngào và dưới đây là những tựa phim đáng xem nhất.

Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"

Hậu trường phim

05:54:19 26/06/2024
Vào vai con gái của thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng, cô bé gặp nhiều áp lực, phải chịu những lời dè bỉu.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

Tin nổi bật

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Smilegate ấn định ngày phát hành của bom tấn mới, tiếp tục mang tin buồn tới cộng đồng game Việt

Mọt game

05:44:45 26/06/2024
Cách đây ít lâu, Smilegate - cha đẻ của Đột Kích đã khiến làng game quốc tế sững sờ khi thông báo ra mắt một tựa game nặng đô mới có tên Lord Nine.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.