Nga giải mật video vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử
Đoạn video ghi lại khoảng khắc bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961.
Mới đây, Nga giải mật và công bố đoạn video về vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử mà nước này tiến hành vào ngày 30/10/1961. Theo Business Insider, đoạn video được công bố nhằm kỷ niệm 75 năm Nga xây dựng ngành công nghiệp hạt nhân.
Vào ngày hôm ấy, Liên Xô cho kích nổ bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương.
Bom Sa hoàng của Liên Xô có sức công phá mạnh hơn 1.500 lần hai quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) cộng lại vào năm 1945.
Trong đoạn video dài 40 phút, bom Sa hoàng được vận chuyển bằng đường sắt đến nơi phát nổ và các bộ phận trong quả bom.
Người dân có thể nhìn thấy ánh sáng từ vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới từ khoảng cách hơn 960 km.
Sau khi bom Sa hoàng được kích nổ, một quả cầu lửa màu cam và đám mây hình nấm khổng lồ được hình thành.
Theo Popular Mechanics, Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev đích thân giao nhiệm vụ chế tạo bom Sa hoàng vào tháng 7/1961. Lúc đầu, Thủ tướng Khrushchev muốn tạo ra quả bom hạt nhân có sức công phá 100 megaton.
Thế nhưng, về sau, các chuyên gia hạt nhân lo ngại về sức hủy diệt của quả bom có thể vượt tầm kiểm soát nên thuyết phục Thủ tướng Khrushchev chế tạo quả bom RDS-220 có sức công phá 50 megaton (tương đương 50 triệu tấn TNT).
Trước khi Liên Xô chế tạo và cho phát nổ bom Sa hoàng, Mỹ là quốc gia chế tạo bom hạt nhân mạnh nhất thế giới là Castle Bravo. Nó có sức công phá 15 megaton và được kích nổ vào năm 1954.
Kể từ năm 1961 đến nay, vụ nổ bom Sa hoàng vẫn là vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Nga công bố hình ảnh hiếm hoi về vụ thử Bom Sa hoàng
Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga vừa công bố những hình ảnh tư liệu hiếm hoi từ năm 1961 về vụ thử loại bom nguyên tử mang biệt danh Tsar Bomba (Bom Sa hoàng), vũ khí có sức công phá mạnh nhất mà con người từng chế tạo.
Đám mây hình nấm khổng lồ của Bom Sa hoàng. Ảnh: Pinterest
Hồi tháng 10-1961, Liên Xô cũ đã thử nghiệm một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT. Vụ nổ tạo ra một đám mây khổng lồ cao gần 10.000m và có thể nhìn thấy từ khoảng cách gần 1.000km. Do bom nổ ở trên cao nên không tạo ra nhiều phóng xạ trên mặt đất. Không lâu sau khi vụ nổ xảy ra, các nhà khoa học Liên Xô đã đến bãi thử, trong đó nhiều người đã đi bộ thoải mái mà không cần trang thiết bị bảo hộ.
Theo các chuyên gia, quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima của Nhật Bản hồi năm 1945 có sức mạnh tương đương khoảng 16.000 tấn TNT, trong khi quả bom thả xuống Nagasaki tương đương 21.000 tấn TNT. Như vậy, Bom Sa hoàng có sức mạnh gấp khoảng 1.350 lần sức công phá của hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản. Rất may loại bom này chưa từng được sử dụng trong bất cứ cuộc xung đột nào.
Những vụ rò rỉ phóng xạ ít được biết đến trên thế giới Vào ngày 26/4/1986, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã phát nổ, gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất từ trước tới nay trên thế giới, hậu quả của vụ việc vẫn còn kéo dài đến nay. Có nhiều tai nạn như Three Mile Island, Fukushima và một số vụ việc khác cũng nổi...