Ngã gãy chân, nữ sinh nén đau thi xong mới đến bệnh viện
Bị tai nạn ngã gãy chân trước cổng trường khi đến điểm thi, một thí sinh ở Nghệ An vẫn chịu đau làm bài thi xong rồi mới đi bệnh viện để bó bột.
Đó là thí sinh Ngô Thị Quỳnh Huyền, học sinh lớp 12A2, trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc Nghệ An. Nữ sinh này tham gia thi tại điểm thi Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An cơ sở 2 thuộc cụm thi Vinh.
Sáng 1/7, Quỳnh Huyền cùng mẹ đi xe máy từ nhà ở thị xã Cửa Lò đến điểm thi Trường Cao đăng Sư phạm Nghệ An (xã Hưng Lộc, TP Vinh). Khi vừa đến cổng trường, bất ngờ hai mẹ con bị ngã xe khiến Huyền bị gãy bàn chân, chân tay, mặt xây xát.
Nén đau, nữ sinh này được các sinh viên tình nguyện cõng vào phòng thi để làm bài. Xong buổi thi môn Toán, Quỳnh Huyền mới nói với mẹ và đến bệnh viện bó bột.
Mẹ của nữ sinh này cho biết khi bị tai nạn, bà không hề biết con mình bị gãy bàn chân. Sau khi đến bệnh viện khám bà mới biết con mình bị. Cũng may Huyền đã nén đau, làm bài tốt.
Thí sinh Huyền bị ngã gãy bàn chân được tình nguyện viên cõng vào phòng thi. Ảnh: N.A.
“Sáng nay tôi không dám dùng xe máy đưa con đi thi nữa mà bắt taxi rồi hai mẹ con cùng đi. Buổi trưa mẹ con thuê khách sạn nghỉ ngơi để chiều nay thi tiếp. Tôi thấy thương con bao nhiêu thì phục nghị lực của cháu nó bấy nhiêu”, mẹ của Huyền tự hào nói và cho biết trong suốt 12 năm học, Huyền luôn là học sinh chăm ngoan, học khá, đặc biệt là các môn tự nhiên.
Video đang HOT
Mấy buổi thi vừa rồi, các bạn sinh viên tình nguyện trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An thay phiên nhau cõng Quỳnh Huyền vào phòng thi, hết giờ lại cõng ra.
Tình nguyện viên tên Hiền chia sẻ: “Em thấy nữ sinh này một thí sinh rất có nghị lực và quyết tâm, nên đội tình nguyện ai cũng muốn giúp đỡ, đặc biệt là trong kỳ thi quan trọng này”.
Không kêu đau và làm bài thi khá tốt, nhưng khi được cõng ra Huyền không kìm nổi cảm xúc, gương mặt như muốn khóc.
Trước đó Huyền bị ngã gãy bàn chân. Ảnh: N.A.
“Em thực sự rất xúc động trước sự giúp đỡ của các anh chị tình nguyện viên cũng như tình cảm, sự quan tâm của mọi người”, Ngô Thị Quỳnh Huyền tâm sự.
Nữ sinh này cũng cho biết, mình học khối A nên các môn tự nhiên rất quan trọng, vì thế Huyền lại càng phải cố gắng không để bỏ lỡ.
“Lúc bị ngã, em chưa thấy đau, có lẽ bất ngờ quá, lúc đó em chỉ nghĩ phải vào phòng thi ngay kẻo không kịp giờ. Vào phòng thi rồi mới thấy đau, và vẫn bị chảy máu ở vết thương, nhưng em cố chịu và quên đi để làm cho xong bài”.
Hoàn thành 3 buổi thi đầu tiên, Huyền làm bài khá tốt. Được biết, mong muốn của Ngô Thị Quỳnh Huyền là thi vào trường Học viện Tài chính hoặc Ngân hàng.
Theo mẹ của Huyền, các bác sĩ cho biết ngoài bị gãy bàn chân, Huyền chỉ bị xây xước phần mềm. Sau khi sát trùng, nẹp cố định xương chân, bác sĩ cho nữ sinh này đi thi tiếp các môn thi còn lại, sau đó sẽ tiếp tục điều trị.
Theo Zing
Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016
Quy chế chính thức về kỳ thi THPT quốc gia vẫn chưa được Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT) công bố, nhưng nhiều địa phương đã có kế hoạch cũng như triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi này.
Phù hợp với thực tế hơn
Nhiều địa phương đề xuất tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 sớm hơn so với năm 2015, cụ thể là diễn ra trong ba ngày 13, 14, 15/6 (năm 2015 thi vào đầu tháng 7).
Theo Bộ GD- ĐT, việc tổ chức thi sớm hơn (ngay sau khi kết thúc năm học) sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh, đồng thời thời gian nhập học, khai trường cũng sớm hơn, không ảnh hưởng đến chương trình học và thời điểm ra trường của sinh viên.
Nhiều địa phương đã tổ chức kỳ khảo sát, đánh giá năng lực học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016. Ảnh: Quý Trung.
Kỳ thi năm 2016 sẽ tiếp tục tổ chức cụm thi tỉnh và cụm thi liên tỉnh như năm 2015, nhưng có một số điều chỉnh phù hợp với thực tiễn; tăng cường phối hợp, hỗ trợ của các trường ĐH; thí sinh ở các vùng giáp ranh giữa các cụm thi được linh hoạt lựa chọn cụm thi thuận tiện; các vùng đặc thù có nhiều khó khăn sẽ xem xét để đặt các điểm thi tạo thuận lợi cho thí sinh. Đề thi tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa tốt hơn để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi.
Để khắc phục những yếu điểm do phần mềm công nghệ thông tin, năm 2016 Bộ GD- ĐT sẽ bổ sung, nâng cấp để hoàn thiện hệ thống phần mềm trên nguyên tắc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của kỳ thi, nhất là ở các khâu đăng ký dự tuyển, đăng ký xét tuyển, sẵn sàng đáp ứng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo.
"Sau khi hoàn thành việc chấm thi và lên điểm, các cụm thi cập nhật dữ liệu điểm thi vào hệ thống quản lý thi của Bộ GD- ĐT. Thay vì chỉ có 6 cửa thông qua 1 cổng công bố kết quả duy nhất như năm 2015, thì năm 2016 Bộ sẽ tăng thêm các cổng công bố kết quả thi để tạo thuận lợi cho thí sinh, khắc phục tình trạng nghẽn mạng như vừa qua"- đại diện lãnh đạo Bộ cho biết.
Khảo sát chất lượng ôn tập
Thời điểm này, mặc dù quy chế của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia chưa chính thức ban hành nhưng nhiều địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đáp ứng với những yêu cầu đổi mơi thi cử.
Theo lãnh đạo Sở GD - ĐT Sơn La, tỉnh vẫn sẽ bám sát những nội dung định hướng đổi mới của Bộ GD- ĐT để đưa ra kế hoạch ôn tập. Bên cạnh đó, tổ chức lớp ôn tập phù hợp đối tượng, nguyện vọng và năng lực của HS (theo các khối thi ĐH, CĐ truyền thống và tổ hợp các môn thi theo đề án riêng của các trường ĐH, CĐ).
Theo ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc: "Chúng tôi đã có kế hoạch tổ chức hai đợt khảo sát chất lượng ôn tập thi THPT quốc gia, lần 1 vào ngày 15 - 17/1/2016 và lần 2 vào ngày19 - 21/3/2016".
Việc tổ chức khảo sát cho học sinh cũng diễn ra trước tết âm lịch. "Để việc học tập, kiểm tra được liền mạch, Sở cũng chỉ đạo các trường thực hiện việc kiểm tra, khảo sát đánh giá chất lượng của học sinh", bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD - ĐT Thanh Hóa cho biết. Được biết, đợt khảo sát này sẽ phải đảm bảo nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng học sinh, công khai kết quả đến học sinh, phụ huynh học sinh, Hội đồng giáo dục nhà trường. Sau mỗi lần khảo sát đều phải tổ chức phân tích, đánh giá kết quả đến từng học sinh (kết quả chung và kết quả tổ hợp các môn theo nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ), từng môn, từng lớp; đánh giá công tác quản lý, công tác giảng dạy của từng giáo viên, đánh giá về nội dung chương trình và kịp thời điều chỉnh các nội dung nếu cần.
Theo baotintuc.vn
Sỹ tử cố ném tiền vào rùa Văn Miếu để cầu may Không được sờ đầu rùa, nhiều sỹ tử khắc phục bằng cách thả tiền vào khu vực văn bia, hay trên các điện thờ "lấy may".Trong khi đó, một số phụ huynh thì cẩn thận chuẩn bị đồ lễ với hồ sơ thi, số báo danh để khấn cho rõ ràng. Năm nào cũng vậy đến hẹn lại lên, những ngày diễn ra...