Nga dừng thu thuế xuất khẩu than trong 4 tháng
Chính phủ Nga quyết định bãi bỏ thuế xuất khẩu than đá từ ngày 1/5/2024 đến ngày 31/8/2024 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ngành than.
Mỏ than Pereyaslovskiy trên lãnh thổ Krasnoyarsk của Nga. Ảnh: mining.com
Từ 1/3 Nga áp thuế xuất khẩu linh hoạt đối với than đá ở mức từ 4 – 7% tùy theo tỷ giá hối đoái của đồng ruble. Khi tỷ giá thấp hơn 80 ruble/USD mức thuế xuất này bằng không; khi tỷ giá ở mức từ 85 – 90 ruble/USD, thuế xuất khẩu bằng 4,5%; tỷ giá từ 90 – 95 ruble/USD – thuế xuất khẩu bằng 5,5%; khi tỷ giá cao hơn 95 ruble/USD thuế sẽ tăng lên 7%.
Thuế xuất khẩu than từng được bãi bỏ từ ngày 1/1/2024 để hỗ trợ nền kinh tế, chính phủ muốn tăng tăng thuế khai thác khoáng sản đối với than để bù vào nhưng không đạt được thỏa thuận với các công ty than.
Video đang HOT
Trong giai đoạn từ tháng 1 – 2/2024 có tới 45,9% các công ty ngành than của Nga làm ăn thua lỗ. Con số này gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 7,3 điểm phần trăm so với năm 2023, theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Nga.
Trước đó, Bộ Năng lượng cảnh báo có “những tiền đề dẫn tới một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành than” trong bối cảnh giá giảm. Các chuyên gia lưu ý rằng việc bãi bỏ thuế sẽ giảm nhẹ khó khăn, song không thay đổi toàn bộ cục diện trong ngành.
Vào giữa tháng Tư, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Sergei Mochalnikov báo cáo, quý IV/2023 thiệt hại của ngành lên tới 13 tỷ ruble (trên 140 triệu USD), và trong quý I/2024, con số này có thể lên tới 40-50 tỷ ruble.
Ông Alexander Kotov, người đứng đầu bộ phận tư vấn của công ty tư vấn Neft Research, cho biết sản xuất trong ngành than bị ảnh hưởng do giá than giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm, chi phí logistics tăng và Trung Quốc áp thuế nhập khẩu. Ông đồng thời cho biết thêm rằng các công ty than phải đối mặt với viễn cảnh cắt giảm sản lượng vào năm 2024.
Hội nghị COP28 kéo dài hơn dự kiến
Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã phải kéo dài hơn lịch trình dự kiến kết thúc vào lúc 11h ngày 12/12, tức 14h cùng ngày theo giờ Việt Nam.
Nguyên nhân là do các bên tham gia hội nghị không thống nhất được nội dung bản dự thảo thỏa thuận sau cùng.
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) ở Dubai, UAE, ngày 30/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, Tổng Giám đốc COP28, Majid Al Suwaidi cho biết tất cả các đại biểu tham dự đều muốn hoàn tất hội nghị theo đúng lịch trình, song lại mong muốn đạt được kết quả tham vọng nhất. Ông nêu rõ cả Chủ tịch COP28 và các đại biểu tham dự đang nỗ lực tạo ra dấu ấn lịch sử, đề cập đến nội dung liên quan đến nhiên liệu hóa thạch. Ông thừa nhận vấn đề hiện nay là nhiều bên cảm thấy văn bản dự thảo hiện chưa giải quyết đầy đủ mối quan ngại.
Đề xuất "loại bỏ" việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu. Trong bản dự thảo mới mà Chủ tịch COP28 Al Jaber đưa ra, cụm từ nói trên đã không được đề cập, thay vào đó là cụm từ "giảm thiểu" sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu khí và than đá, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Phản ứng về dự thảo thỏa thuận này, Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), ông Wopke Hoekstra cũng cho rằng dự thảo đề xuất chưa đủ "sức nặng" để giải quyết những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Đồng quan điểm, Bộ trưởng phụ trách chuyển đổi năng lượng của Pháp, bà Agnes Pannier-Runacher bày tỏ thất vọng khi dự thảo thỏa thuận mới không đề cập đến loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Có ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu một thỏa thuận về việc chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một số quốc gia khác phản đối đưa cam kết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch vào thỏa thuận tại COP28.
Ông Majid Al Suwaidi cho biết COP28 sẽ xây dựng một văn bản dự thảo mới bao gồm tất các yếu tố cần cho một kế hoạch toàn diện đến năm 2030, liên quan đến giảm thiểu phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu, công cụ triển khai hành động, giảm thiểu thiệt hại và những tổn thất do biến đổi khí hậu. Hiện chưa rõ thời điểm dự thảo mới sẽ được công bố.
Tây Ban Nha ngày càng phụ thuộc vào khí đốt của Nga Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt từ Nga tăng 70%, chiếm 21% tổng lượng nhập khẩu khi Tây Ban Nha trở thành khách hàng lớn thứ hai của Nga. Tây Ban Nha không phải là khách hàng duy nhất mua khí đốt của Nga ở EU bất chấp mục tiêu độc lập với nhiên liệu hóa thạch từ Moskva trong...