Nga “dọa” Mỹ về nguy cơ Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21
Hôm 20/8, Matxcơva cảnh báo việc triển khai dự án lá chắn tên lửa chung Châu Âu do Mỹ khởi xướng có thể khiến quan hệ Nga – Mỹ và các nước đồng minh trở về thời kỳ Chiến tranh Lạnh, theo RIA Novosti.
Trong khi đó, Washington một mực khẳng định hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ nhằm đối phó “các nước ngông cuồng và manh động” như Iran và Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Lavrov cảnh báo: “Bất cứ nỗ lực đơn phương hay đa phương nhằm xây dựng các cơ sở lá chăn tên lửa Châu Âu do một hay một nhóm nước tiến hành đều có thể châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trên thế giới.
Điều này đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định chiến lược trong khu vực cũng như vi phạm các giao ước của thành viên nhóm OSCE (Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu) về việc không để sự củng cố an ninh trong nước ảnh hưởng tới các nước còn lại.”
Các cuộc thảo luận về hệ thống lá chắn tên lửa chung Châu Âu giữa Nga và Mỹ từ lâu đã bị đóng băng do Washington chưa thể chứng minh dự án này không nhằm vào an ninh quốc gia Nga
Riêng với chính quyền Matxcơva, yêu cầu tiên quyết là cái mà Mỹ và Châu Âu gọi là “sự liên kết phòng thủ hợp pháp” tuyệt đối không được nhằm vào Nga.
Video đang HOT
Những cuộc thảo luận giữa Nga và các nước thành viên NATO về dự án lá chắn tên lửa do Mỹ khởi xướng đã rơi vào bế tắc khi Mỹ và các nước Châu Âu không thể chứng tỏ sự đảm bảo mà Nga yêu cầu, theo nguồn tin của Ria Novosti.
Tháng 9/2010, Mỹ tuyên bố kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo lấy cơ sở ở Cộng hòa Czech và Ba Lan.
Ban đầu, Matxcơva tỏ ra ủng hộ kế hoạch này, tuy nhiên, sau đó Tổng thống Dmitry Medvedev cho biết Nga phản đối việc triển khai hàng loạt tên lửa chiến lược ở Vùng Kaliningrad, gần biên giới các nước NATO, Ba Lan và Lithuania.
Ông Medvedev cho rằng, việc tên lửa NATO xuất hiện gần ở các nước trên – có biên giới giáp Nga, sẽ là mối nguy hiểm thường trực.
Đến năm 2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại tuyên bố Mỹ sẽ xây dựng một trạm đánh chặn tên lửa ở Ba Lan cho tới năm 2018.
Sau một thời gian dài, thái độ kiên quyết của Washington trong việc triển khai lá chắn phòng thủ tên lửa vẫn không khiến Nga “lay động”.
Thậm chí nó chỉ khiến quan hệ giữa hai nước cùng một số quốc gia ủng hộ Mỹ ở Châu Âu trở nên căng thẳng như Matxcơva đã khẳng định “điều đó có thể sẽ dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh” như trong lịch sử thế giới những năm 1945-1991.
Theo VTC
Mỹ - Ấn hợp tác phát triển lá chắn tên lửa
Không chỉ tại châu Âu, Washington còn muốn tăng cường hợp tác với New Delhi để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ngày 17.8, trang tin tức trực tuyến Business Insider đưa tin hải quân Mỹ đang triển khai 4 tàu khu trục thuộc lớp Arleigh Burke là USS Ross, USS Porter, USS Carney và USS Cook đến cảng Rota ở Tây Ban Nha. Đây là một phần trong kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ hỏa tiễn ở khu vực châu Âu do Mỹ phát động.
Tàu chiến Mỹ phóng tên lửa đánh chặn SM-3 - Ảnh: Navy.mil
Thông tin trên được truyền đi giữa lúc Washington liên tục có nhiều động thái tìm kiếm các đối tác châu Á để phát triển lá chắn tên lửa tại khu vực này. Tạp chí Aviation Week vừa dẫn lời giới chức Lầu Năm Góc cho hay Mỹ dự định hợp tác cùng Ấn Độ trong việc thiết lập cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD).
Washington đang xúc tiến thỏa thuận với New Delhi để phát triển lá chắn sử dụng tên lửa SM-3 mà Mỹ đang thực hiện cùng Nhật Bản.
Theo đó, Washington và New Delhi đã thảo luận rất nhiều về vấn đề này khi Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến thăm Ấn Độ hồi cuối tháng trước. Tờ The Economic Times dẫn lời ông Carter nói: "Đó là mảng quan trọng trong sự hợp tác tương lai của chúng tôi". Theo giới quan sát, việc phát triển BMD cùng Ấn Độ là một phần trong chính sách chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương mà Washington đang theo đuổi. Phát triển BMD cũng là một phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng mà New Delhi đề ra.
Hiện tại, Ấn Độ đang xúc tiến hệ thống phòng thủ có khả năng cảnh báo và can thiệp các tên lửa đạn đạo từ khoảng cách lên đến 2.000 km. Mới đây, New Delhi đã thử nghiệm thành công việc đánh chặn tên lửa ở độ cao 15 km tại vùng biển phía đông Ấn Độ.
F-16 cho Jakarta
Tờ Jakarta Post ngày 17.8 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho hay Mỹ vừa đề nghị cung cấp thêm chiến đấu cơ F-16 cho nước này.
Hồi năm ngoái, Washington thỏa thuận sẽ chuyển giao cho Jakarta 24 chiếc máy bay cũ loại này bằng cách viện trợ. Cũng trong ngày 17.8, báo The Chosun Ilbo đưa tin Indonesia đang đàm phán với Trung Quốc về thỏa thuận hợp tác sản xuất tên lửa chống tàu chiến C-705. Loại tên lửa này có trần bay thấp với tầm bắn khoảng 35 km, có thể được trang bị trên các tàu chiến tấn công nhanh.
Theo báo trên, thỏa thuận này vốn được bắt đầu khơi nguồn vào tháng 7 và hai bên tiếp tục đàm phán khi Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đến thăm Indonesia hồi tuần trước. Dự kiến, Jakarta và Bắc Kinh sẽ ký kết thỏa thuận trên vào tháng 3.2013. Hiện tại, Indonesia đang tiến hành kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 15,8 tỉ USD từ năm 2010 - 2014.
Theo Thanh Niên
Mỹ sắp trang bị lá chắn tên lửa cho tàu chiến Nhật Mỹ đang xem xét nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân cho hai tàu chiến của Nhật Bản, một quan chức cấp cao của một công ty quốc phòng Mỹ tiết lộ hôm 15.8. Tàu chiến Kongo của Nhật - Ảnh: defenseindustrydaily Hai chiến hạm trang bị tên lửa dẫn đường lớp Atago của Nhật sẽ được phía Mỹ lắp...