Putin và Obama ‘nói chuyện riêng’ trong hội nghị G20
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama hội đàm về việc triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu, các giải pháp hòa bình ở Syria… bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) diễn ra vào 2 ngày 18-19/6.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) chuẩn bị hội đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.
Theo ông Aide Yury Ushakov, phụ tá của Tổng thống Nga, trong khuôn khổ cuộc họp, 2 lãnh đạo sẽ đưa ra một số tuyên bố chung về việc giải quyết các vẫn đề liên quan tới an ninh, hòa bình châu Âu, Syria và thúc đẩy quan hệ ngoại giao, thương mại song phương.
Video đang HOT
“Vấn đề tên lửa phòng thủ sẽ được ưu tiên thảo luận vì đây là vướng mắc quan trọng và nhạy cảm nhất. Vì nước Mỹ đang mở chiến dịch vận động tranh cử tổng thống nên các quyết định quan trọng khó lòng được đưa ra lúc này nhưng tôi tin rằng, một cuộc thảo luận riêng sẽ tốt cho cả 2 bên”, ông Ushako chia sẻ.
Việc giải quyết các xung đột ở Syria cũng đang là vấn đề nóng cần được đàm phán. Ông Ushako nhấn mạnh: “Không có bất đồng sâu sắc nào giữa Nga – Mỹ về vấn đề này. Chúng tôi đều muốn hòa bình được thiết lập lại ở Syria và người dân ở đây có thể được tự do lựa chọn tương lai” .
Ông Ushakov cũng cho biết, cuộc hội đàm dự kiến kéo dài 1 tiếng rưỡi và đang có một nhiều lực lượng nước ngoài cố gắng phá vỡ nền tảng chính trị của cuộc họp.
Trước đó, Nga bác bỏ cáo buộc của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng, Moscow đưa trực thăng tấn công cho Syria; đồng thời, cáo buộc lại Mỹ vũ trang cho quân nổi dậy chống lại Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Luật chế tài Magnitsky, đạo luật áp đặt trừng phạt đối với các giới chức Nga có liên quan đến cái chết trong tù của luật sư Sergei Magnitsky vào năm 2009 vào ngày mai. Theo đó, các quan chức Nga có liên quan đến cái chết của luật sư 37 tuổi chống tham nhũng và vi phạm nhân quyền người Nga, Sergei Magnitsky sẽ bị cấm cấp thị thực và đóng băng tài sản.
Ông Ushakov khẳng định, nếu như Mỹ thông qua dự luật này, Nga sẽ tìm các biện pháp trả đũa. Ông nói: “Nhiều quốc gia từ chối nhập cảnh đối với những người không được chào đón nhưng điều này được thực hiện không công khai, được xem như một thông lệ ngoại giao. Nhưng giờ, Mỹ biến việc này thành một động thái chống lại Nga. Cơ quan lập pháp của Mỹ đang cố gắng để dự luật được thông qua, trước hết để sử dụng khi Mỹ có điều gì phật ý với Nga” .
Ông nói thêm: “Ai cũng hiểu dự thảo luật Magnitsky sẽ là một yếu tố tiêu cực trong quan hệ song phương. Khó tránh khỏi việc Nga có biện pháp để đáp trả. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong điều tồi tệ nhất không xảy ra”.
Theo Infonet
Mỹ, Ấn Độ đồng ý hội đàm tay ba với Afghanistan
Chiều 14/6, Ấn Độ và Mỹ đã nhất trí tiến hành cuộc hội đàm tay ba chính thức với Afghanistan để thăm dò các cơ hội thúc đẩy phát triển tại đất nước bị chiến tranh tàn phá này, trong đó có các lĩnh vực như nông nghiệp, khai khoáng, năng lượng, cơ sở hạ tầng...
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. (Nguồn: Internet)
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Crisna (SM Krishna) khi kết thúc cuộc đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ ba ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói: " Chúng tôi nhất trí sẽ tiến hành cuộc hội đàm tay ba chính thức giữa ba nước (Ấn Độ, Mỹ và Afghanistan) để thăm dò các cơ hội làm việc cùng nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển tại Afghanistan."Ngoài ra, bà Clinton bày tỏ Mỹ đánh giá cao cam kết của Ấn Độ về việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân Afghanistan.
Ấn Độ đã cam kết trợ giúp Afghanistan hơn 2 tỷ USD; ủng hộ sáng kiến con đường Tơ Lụa mới; giúp đào tạo nhân viên an ninh cho Afghanistan; đăng cai hội nghị thu hút đầu tư cho Afghanistan...
Về phần mình, Ấn Độ cũng nêu vấn đề loại bỏ các "thiên đường an toàn" cho bọn khủng bố trên lãnh thổ Pakistan.
Trong tuyên bố chung được đưa ra khi kết thúc cuộc đối thoại, Ấn Độ nhấn mạnh thành công tại Afghanistan cũng như an ninh khu vực và toàn cầu đòi hỏi phải loại bỏ các sào huyệt và các cơ sở hạ tầng cho bọn khủng bố và các phần tử theo chủ nghĩa cực đoạn tại Afghanistan và Pakistan.
Trong một diễn biến khác liên quan tới tình hình Afghanistan, ngày 14/6, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết việc rút các binh sỹ nước này khỏi Afghanistan sẽ bắt đầu trong vòng những tuần tới.
Phát biểu để tỏ lòng tiếc thương bốn binh sỹ Pháp vừa thiệt mạng tại Afghanistan, ông Hollande nói: "Các binh sỹ chiến đấu của chúng tôi sẽ bắt đầu rời khỏi mảnh đất Afghanistan trong vài tuần tới" và việc này sẽ diễn ra "theo trật tự và an ninh."
Trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp hồi tháng Năm, ông Hollande đã cam kết thúc đẩy việc rút quân Pháp khỏi Afghanistan để có thể kết thúc trước cuối năm 2012, sớm hơn một năm so với kế hoạch ban đầu của Paris và hai năm so với thời hạn chót của NATO.
Bốn binh sỹ trên đã thiệt mạng hôm 9/6 trong một vụ tấn công của một kẻ đánh bom liều chết Taliban ở tỉnh Kapisa, miền Đông Afghanistan và là những binh sỹ Pháp tử nạn đầu tiên kể từ khi ông Hollande lên nắm quyền./.
Theo TTXVN
Tổng thống Bashar al-Assad: "Các thế lực nước ngoài đang âm mưu hủy diệt Syria" Ngày 3.6, Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên phát biểu trước quốc hội kể từ cuộc bầu cử 7.5, cho rằng chính phủ Syria đang đối mặt với những âm mưu từ các thế lực bên ngoài nhằm hủy diệt đất nước này. Tổng thống Bashar al-Assad đồng thời cũng bày tỏ lòng tôn kính đối với những thường dân và những...