Ấn Độ dựng lá chắn tên lửa giữa thủ đô
Thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai – hai thành phố đông dân nhất của Ấn Độ, sẽ được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ tên lửa. Đây là thông tin vừa được tiết lộ trên tờ Times of India số ra ngày hôm qua (24/6).
Theo báo chí địa phương, hai thành phố trên đã được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ lựa chọn để triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo đầu tiên của nước này. Dự án chi tiết sẽ sớm được trình lên Ủy ban Chính phủ về An ninh để được phê duyệt lần cuối cùng.
Hệ thống lá chắn tên lửa do các chuyên gia của Ấn Độ phát triển có khả năng đánh chặn những tên lửa đạn đạo trong phạm vi trên 2.000km. Trong tương lai, hệ thống này sẽ được nâng cấp để hạ gục những tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 5.000km.
Video đang HOT
Sau khi được triển khai ở hai thành phố lớn là Mumbai và Delhi, các hệ thống lá chắn tên lửa sẽ được nhân rộng ở các thành phố lớn khác của Ấn Độ.
Sống bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ và đầy tham vọng, Ấn Độ đã luôn cố gắng tìm cách củng cố sức mạnh quốc phòng của mình. Mục tiêu mà Ấn Độ hướng tới là xây dựng một lực lượng quân đội hùng mạnh.
Hồi tháng 2 vừa rồi, Ấn Độ đã thử thành công một tên lửa đánh chặn có khả năng phá hủy các tên lửa đạn đạo của kẻ thù. Nền công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ rõ ràng đang có những bước tiến vượt bậc khiến thế giới phải kinh ngạc, đặc biệt là Trung Quốc. Giờ đây, Ấn Độ đã có thể tự chế tạo được nhiều các trang thiết bị vũ khí mới mà không cần phải mua của nước ngoài. Không chỉ tự sản xuất vũ khí, Ấn Độ còn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới hiện nay.
Theo VNMedia
Tổng thống Putin "bi quan" về lá chắn tên lửa Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (20/6) đã lên tiếng bày tỏ sự bi quan và quan ngại về những bất đồng giữa Nga và Mỹ xung quanh kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu.
Nói với báo giới sau hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức ở Los Cabos, Mexico, Tổng thống Putin cho biết: "Mỹ đang theo đuổi tham vọng triển khai hệ thống phòng thủ riêng suốt hơn 1 năm qua, và tôi không thấy bất cứ dấu hiệu thay đổi nào trong chính sách đó."
Ông Putin cho rằng tình huống chỉ có thể thay đổi nếu Mỹ đồng ý phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa chung với Nga và Liên minh châu Âu. "Điều này có nghĩa là các bên tham gia sẽ cùng phát triển hệ thống lá chắn này, và cũng sẽ có thể cùng đánh giá nguy cơ, điều hành hệ thống và đưa ra quyết định triển khai," ông nói thêm
Trước đó, Nga và NATO đã nhất trí hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu tại hội nghị Lisbon diễn ra hồi tháng 11/2010. Tuy nhiên, hai bên đã vấp phải bất đồng khi NATO muốn phát triển hai hệ thống riêng biệt và chia sẻ thông tin, trong khi đó Nga lại muốn có một hệ thống vận hành chung.
Nga lo ngại rằng hệ thống lá chắn tên lửa này khi được triển khai gần đường biên giới của Nga sẽ là mối đe dọa an ninh đối với nước này. Tuy nhiên, NATO và Mỹ khẳng định lá chắn tên lửa này được triển khai chỉ nhằm đối phó với hiểm họa tên lửa đến từ các nước như Iran, CHDCND Triều Tiên, chứ không nhằm vào Nga.
Tuy vậy, Nga vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng cam kết của Mỹ, yêu cầu Washington phải có cam kết pháp lý bằng văn bản khẳng định rằng lá chắn tên lửa của họ không nhằm vào lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.
Nga nhiều lần lên tiếng cảnh báo rằng, nếu các cuộc đàm phán giữa hai bên không đi đến được thỏa thuận cuối cùng, Nga sẽ triển khai hàng loạt biện pháp đối phó với lá chắn tên lửa của Mỹ, trong đó có việc triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm ngắn ở Kaliningrad.
Theo VNMedia
Putin và Obama 'nói chuyện riêng' trong hội nghị G20 Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama hội đàm về việc triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu, các giải pháp hòa bình ở Syria... bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 (20 nền kinh tế lớn nhất thế giới) diễn ra vào 2 ngày 18-19/6. Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) chuẩn bị hội đàm...