Nga đề xuất đàm phán với Ukraine bên lề Hội nghị cấp cao nghị viện G20
Chủ tịch Hội đồng Liên bang ( Thượng viện) Nga, bà Valentina Matviyenko ngày 6/10 đã đề xuất đàm phán với phái đoàn Quốc hội Ukraine bên lề Hội nghị cấp cao nghị viện Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Indonesia.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matviyenko. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, bà Matviyenko nhấn mạnh Nga đã nhiều lần đề xuất đàm phán về giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine và các thỏa thuận trên thực tế đã đạt được, nhưng Ukraine khi đó đã từ chối những thỏa thuận này. Bà nhắc lại Nga ủng hộ đàm phán, ủng hộ đối thoại cũng như 1 giải pháp chính trị hòa bình. Tuy nhiên, bà Matviyenko cho biết hiện phía Ukraine chưa phản hồi về đề xuất trên của Nga.
Phản ứng trước việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt gói biện pháp trừng phạt thứ 8 đối với Nga, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Moskva sẽ đánh giá về mặt pháp lý và xây dựng kế hoạch hành động sau khi có văn bản chính thức, đặc biệt là biện pháp áp mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát biểu trực tuyến tại cuộc họp về các vấn đề kinh tế diễn ra ngày 6/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng sức ép của các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ chỉ ngày càng tăng lên do đó nền kinh tế nước này cần có kế hoạch ứng phó linh hoạt và hiệu quả với tình hình cả trong ngắn hạn và trung hạn, đồng thời phải được thực hiện nhất quán. Tổng thống Putin cũng chỉ thị chính phủ và Ngân hàng trung ương bảo đảm sự phục hồi bền vững của động lực thúc đẩy kinh tế vĩ mô của Nga.
Trước đó, ngày 6/10, EU đã áp đặt gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, trong đó mở rộng các lệnh cấm đối với thương mại và các cá nhân của nước này. Trong gói biện pháp này, EU sẽ áp đặt giá trần với dầu mỏ của Nga, tuy nhiên giới chức EU cho biết cần thảo luận nhiều chi tiết trong khuôn khổ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và EU trước khi việc áp giá trần đối với việc vận chuyển bằng đường biển dầu mỏ của Nga đến các nước thứ 3 có hiệu lực. Hiện nhiều chi tiết vẫn chưa được thống nhất, trong đó có cơ chế định giá thực tế. Điều này có nghĩa quyết định của EU mới chỉ là bước đi đầu tiên hướng đến áp giá trần, chứ không phải đã áp đặt trên thực tế..
Nga tuyên bố sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình với Ukraine
Bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Nga), cho biết Nga sẵn sàng đàm phán và ký các thỏa thuận hòa bình với với Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS, tuyên bố trên được đưa ra trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko với Tổng thống Mozambique Filipe Nyusi. Một phái đoàn của Hội đồng Liên bang Nga do bà Matviyenko dẫn đầu đang có chuyến thăm chính thức Mozambique từ ngày 30/5 đến 1/6.
"Chúng tôi để ngỏ khả năng đàm phán. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng các giải pháp ngoại giao, hòa bình là cần thiết. Nhưng cả hai bên cần có ý chí để thực hiện điều đó. Chúng tôi nhắc lại rằng chúng tôi đã sẵn sàng xúc tiến các cuộc đàm phán và ký các thỏa thuận dân sự hướng đến hòa bình ở Ukraine, nhưng chúng tôi không thấy phản ứng nào từ Kiev", bà Matviyenko nói.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga cũng nhắc lại rằng trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đã đàm phán với các đối tác phương Tây và Mỹ yêu cầu đảm bảo an ninh chung, không thể chia cắt trên lục địa châu Âu, theo các cam kết trong tất cả các văn kiện quốc tế.
"Rất tiếc, chúng tôi không nhận được phản hồi thích đáng nào. Sau khi Ukraine nói rằng họ muốn trở thành một cường quốc hạt nhân và khi chúng tôi thấy quốc gia này tràn ngập vũ khí, bao gồm cả vũ khí tấn công, biết rằng họ đang lên kế hoạch cho cuộc tấn công vũ trang thứ ba vào Donetsk và các vùng Lugansk. Theo lẽ tự nhiên, chúng tôi không còn lối thoát nào khác, không còn lựa chọn nào khác để đảm bảo an ninh của mình", bà nhấn mạnh.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan rằng ông muốn gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các cuộc trao đổi giữa Nga và Ukraine đã được tiến hành từ 28/2. Một số cuộc gặp đã được tổ chức ở Belarus và các bên sau đó tiếp tục đàm phán trực tuyến. Cuộc gặp trực tiếp tiếp theo đã diễn ra ở Istanbul ngày 29/3. Tuy nhiên, ngày 12/4, Tổng thống Putin tuyên bố với truyền thông rằng Kiev đã xa rời những thỏa thuận trước đó và khiến quá trình đàm phán đi vào ngõ cụt. Ngày 20/4, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moskva đã chuyển cho Kiev một dự thảo thỏa thuận rõ ràng và đang chờ phản hồi.
Nga phản đối áp giá trần dầu mỏ và xem xét giảm sản lượng Ngày 5/10, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tuyên bố nước này có thể cắt giảm sản lượng dầu để bù đắp những tác động tiêu cực từ việc áp giá trần của phương Tây. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak phát biểu tại Riyadh, Saudi Arabia ngày 19/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin TASS của Nga, trong tuyên bố, Phó Thủ tướng...