Lý do cả Đức và Mỹ đều ngại gửi xe tăng chiến đấu cho Ukraine
Cả Mỹ và Đức vẫn bế tắc trong vấn đề gửi xe tăng chiến đấu tới Ukraine.
Theo Bloomberg, các đồng minh của Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán ở nhiều cấp độ khác nhau trong những tuần gần đây để bàn về việc có nên gửi các xe tăng chiến đấu chủ lực như Abram và Leopard đến Ukraine hay không. Nhưng ngay cả khi Ukraine liên tục cấp bách kêu gọi các nước gửi những loại vũ khí này, vẫn chưa nước nào đưa ra quyết định.
Lo ngại của Đức và Mỹ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu hiện đại sẽ đòi hỏi quá trình đào tạo, bảo dưỡng và hỗ trợ lâu dài. Hiện nay quốc tế nỗ lực cung cấp cho Ukraine những loại vũ khí mà nước này có thể sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trước đó, một quan chức Nhà Trắng đã phản đối quan điểm của Ukraine rằng Mỹ ngại gửi xe tăng do Mỹ sản xuất vì lo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể leo thang xung đột.
Từ phía châu Âu, các đồng minh của Ukraine có một số lượng hạn chế xe tăng hiện đại và không muốn gửi ra khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do căng thẳng với Nga.
Các quan chức Đức cũng có những lo ngại tương tự về vấn đề huấn luyện và bảo dưỡng xe tăng Leopard, mặc dù những vấn đề này ít nghiêm trọng hơn và có thể được giải quyết vào một thời điểm nào đó.
Hiện nay, Ukraine chủ yếu yêu cầu gửi các xe tăng hiện đại nhưng là phiên bản cũ hơn để giảm thiểu rủi ro bị lộ công nghệ nếu bị lực lượng Nga thu được. Các loại xe tăng này cũng không đòi hỏi quá nhiều huấn luyện sử dụng và sửa chữa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz có thể không đơn phương bật đèn xanh để cấp xe tăng Leopard cho Ukraine nếu không có động thái tương tự của Mỹ và các đồng minh NATO khác.
Ông Scholz đã nhiều lần nhắc tới mối quan ngại về nguy cơ Nga mở rộng xung đột ở Ukraine, đặc biệt là khi Nga chuyển sang điều động quân dự bị và cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân. Khi được hỏi tại sao không gửi xe tăng chiến đấu cho Ukraine, Thủ tướng Scholz nói với tờ New York Times rằng đó là một cuộc chiến rất nguy hiểm.
Trong khi đó, Mỹ đang dựa vào Đức để làm nhiều hơn. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 9 với đài truyền hình Đức ZDF, Đại sứ Mỹ tại Đức Amy Gutmann cho biết bà hoan nghênh và ngưỡng mộ những hỗ trợ mà Đức đã dành cho Ukraine nhưng nói thêm: “Kỳ vọng của tôi thậm chí còn cao hơn”.
Nhu cầu của Ukraine
Xe tăng M1A2 Abram của Mỹ tại khu vực huấn luyện Pomorskie, Ba Lan. Ảnh: Getty Images
Từ trước tới nay, Ukraine liên tục kêu gọi các đồng minh viện trợ những loại vũ khí không phải là loại thời Liên Xô. Ukraine muốn có xe tăng, máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa tầm xa hơn theo tiêu chuẩn mạnh hơn của NATO. Cho đến nay, Ukraine cũng đã mất nhiều xe tăng và máy bay, đồng thời xe tăng thời Liên Xô ngày càng hiếm nguồn cung trên khắp thế giới.
Ông Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết xe tăng hiện đại hiệu quả hơn trên chiến trường so với xe tăng của Liên Xô, xét cả mặt hiệu năng, tầm bắn và độ chính xác cũng như khả năng bảo vệ binh sĩ.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông Sak nói thêm rằng xe tăng hiện đại sẽ dễ sửa chữa hơn và lượng đạn sẵn có hơn so với xe tăng của Liên Xô. Ông Sak cho biết Ukraine cần khoảng 200 xe tăng để hoạt động hiệu quả trên thực địa vào giai đoạn này và có thể dần thay thế các xe tăng Liên Xô bằng những chiếc hiện đại.
Vào tháng 4, các nước NATO đã đồng ý bắt đầu gửi cho Ukraine các thiết bị hiện đại hơn, đạt tiêu chuẩn NATO để thay thế các vũ khí từ thời Liên Xô và kể từ đó, các nước bắt đầu đào tạo lực lượng Ukraine về các loại vũ khí đó.
Bà Jana Puglierin, Giám đốc văn phòng Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại tại Berlin, cho biết: “Xung đột càng kéo dài thì kho dự trữ xe tăng Liên Xô sẽ càng cạn kiệt và sẽ có lúc chúng ta cần giao cho Ukraine xe tăng do phương Tây thiết kế. Do mất khoảng 4 tháng để huấn luyện binh sĩ sử dụng xe tăng, tốt hơn hết là nên bắt đầu ngay từ bây giờ trước khi hết sạch xe tăng Liên Xô”.
Một chiếc xe tăng của Quân đội Ukraine ở miền Đông Ukraine tháng 9 năm 2022. Ảnh: Getty Images
Một quan chức châu Âu cho biết một phương án có thể là Mỹ sẽ gửi cho Đức xe tăng Abram nếu Đức cấp xe tăng Leopard cho Ukraine, nhưng không rõ phương án này được cân nhắc ở mức độ nào. Một người quen thuộc với vấn đề này nói rằng đưa xe tăng chiến đấu Abram vào quân đội Đức sẽ là cơn ác mộng hậu cần do nhu cầu về công nghệ, huấn luyện và nhiên liệu khác nhau.
Khoảng một chục quốc gia châu Âu sử dụng xe tăng Leopard nhưng sẽ cần Đức đồng ý để đưa đến khu vực xung đột. Rất khó có khả năng Ukraine sẽ có được những chiếc xe tăng hiện đại.
Một đề xuất được công bố vào đầu tháng 9 đã kêu gọi Đức thành lập liên minh với các đồng minh châu Âu khác để gửi cho Ukraine khoảng 90 xe tăng Leopard 2. Đề xuất dường như không thu hút được chú ý ở Đức.
Dù vậy, có thể sẽ có thay đổi trong tính toán của các bên, nhất là sau sự cố nổ đường ống Nord Stream vừa rồi. Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell ngày 28/9 cho biết sự cố rò rỉ và nổ đường ống khí đốt ở Biển Baltic là do cố ý. Ông Borrell cảnh báo sẽ có phản ứng mạnh mẽ và thống nhất với hành vi phá hoại này.
Sau khi các quan chức châu Âu cho rằng có hành vi phá hoại trong vụ nổ đường ống dẫn khí, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho biết trên Twitter rằng phương án đầu tư an ninh và phản ứng tốt nhất là gửi xe tăng cho Ukraine, đặc biệt là xe tăng của Đức.
Đức 'mất uy tín' do không giao xe tăng
Các nước ở Trung và Đông Âu thất vọng vì Berlin đã trì hoãn thực hiện cam kết của mình liên quan đến việc hoán đổi xe tăng cho Ba Lan.
Một chiếc xe tăng chiến đấu Marder của lực lượng vũ trang Đức. Ảnh: AFP
Theo bình luận của báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, vấn đề này đang cho thấy "sự bất lực" của chính phủ Đức, và đặc biệt là của Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo, trong việc giải quyết vấn đề mang tính nhạy cảm đối với lợi ích của các quốc gia Trung và Đông Âu.
Là một phần của cơ chế trao đổi vòng tròn, Ba Lan được cho là sẽ nhận từ đối tác NATO là Đức để thay thế 200 xe tăng do Liên Xô thiết kế mà nước này đã gửi đến Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hậu trường dường như đã đổ vỡ. Chính Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Szymon Szynkowski vel Sek đã công khai điều này với tạp chí hàng tuần Der Spiegel của Đức gần đây.
Ông vel Sek cho rằng Đức đang rất chậm trong việc thay thế các xe tăng Ba Lan giao cho Ukraine, vì vậy Ba Lan cảm thấy "bị lừa dối" và trông chờ vào sự giúp đỡ của các đối tác NATO khác. Ông vel Sek nói: "Những lời hứa của Đức về việc hoán đổi xe tăng hóa ra chỉ là những lời lừa bịp. Hiện Ba Lan muốn nói chuyện với các đối tác NATO khác, những nước thực sự sẵn sàng giúp đỡ về vấn đề này".
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cũng cho rằng Đức đã "lừa dối" Ba Lan khi đề nghị thay thế một số xe tăng T-72 từ thời Liên Xô mà Ba Lan chuyển giao cho Ukraine. Theo ông Blaszczak, Ba Lan đã tính đến ít nhất 44 xe tăng Leopard phiên bản 2A4 tương thích với các phương tiện mà quân đội Ba Lan đã sử dụng.
Bộ trưởng Blaszczak giải thích: "Sau khi chúng tôi chuyển xe tăng của mình tới Ukraine, tôi đã nói chuyện với người đồng cấp Đức Christine Lambrech, đề nghị giúp lấp đầy khoảng trống trên với Leopards 2A4, đó là xe tăng mà Ba Lan đã có, không phải phiên bản mới nhất. Một số phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở Đức, đã viết sau đó rằng chúng tôi muốn có những chiếc xe tăng mới nhất. Điều đó không đúng".
Ông Blaszczak nói: "Chúng tôi bắt đầu bị lừa và được thông báo rằng đó không phải là vấn đề cấp bách, mà cần phải phân tích", đồng thời phàn nàn rằng đề xuất mới nhất của Đức là chỉ chuyển giao 20 xe tăng Leopard 2A4 khiến chúng không đủ để đưa vào biên chế".
"Tôi đã trả lời rằng chúng tôi xác định ít nhất một tiểu đoàn xe tăng, theo tiêu chuẩn của phương Tây là 44 xe tăng và theo tiêu chuẩn của Ba Lan là 58. 20 chiếc xe tăng trong tình trạng như vậy không có ích lợi gì cho chúng tôi", ông Blaszczak nêu rõ.
Trước đó không lâu, Bộ Quốc phòng Đức đã thừa nhận với nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức rằng vẫn chưa có thỏa thuận chuyển giao xe tăng thay thế cho các quốc gia khác theo những cuộc trao đổi vòng tròn tương tự, chẳng hạn như với Séc và Slovakia.
Như vậy, đã hơn ba tháng kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht và Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra cam kết của mình, việc hoán đổi xe tăng vẫn chưa thể diễn ra. Vì lý do giữ bí mật, chắc chắn sẽ phải mất một thời gian trước khi tất cả các chi tiết về thất bại này được công bố rộng rãi.
Tờ Deutsche Welle cho rằng Đức có một lịch sử "đánh mất uy tín" của chính mình ở Trung và Đông Âu. Và giờ đây nước này đang rơi vào tình trạng tương tự tại thời điểm hết sức nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước láng giềng ở phía Đông.
Ba Lan mua xe tăng cũ của Mỹ sau khi đổ bể thương vụ với Đức Kênh truyền hình RT đưa tin Ba Lan sẽ mua 116 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams cũ của Mỹ để thay thế số xe bọc thép mà nước này chuyển giao cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak ký hợp đồng mua xe tăng M1 Abrams của Mỹ tháng 4/2022. Ảnh: Getty Images Bộ trưởng Quốc phòng...