Nga để ngỏ khả năng cắt đứt quan hệ với Anh
Đại sứ Nga tại Anh không loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ song phương giữa lúc căng thẳng với phương Tây leo thang.
Đại sứ quán Nga tại Anh (Ảnh: EPA).
Hãng tin Sputnik dẫn lời Đại sứ Nga tại Anh Andrey Kelin ngày 3/2 cho biết, Moscow không loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao với London, sau khi Anh quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Theo Đại sứ Kelin, nếu không có giải pháp nào được đưa ra để giải quyết vấn đề kinh phí hoạt động của đại sứ quán, do bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt, Điện Kremlin có thể thực hiện các bước nhằm vào đại sứ quán Anh ở Moscow. Hiện tại, các cơ sở ngoại giao của Nga vẫn tiếp tục hoạt động tại Anh.
“Chúng tôi đang làm việc như bình thường, chúng tôi không hủy bất cứ thứ gì, các dịch vụ lãnh sự vẫn đang được cung cấp”, Kelin nói.
Video đang HOT
Ukraine hồi tháng 2 đã cắt quan hệ ngoại giao với Nga. Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine đã gia tăng các chính sách phân biệt đối xử đối với người gốc Nga sống ở Ukraine và hạ cấp mối quan hệ với Nga kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Động thái của Ukraine được thực hiện sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 24/2 phê chuẩn chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm bảo vệ 2 vùng ly khai ở Đông Ukraine – khu vực mà Nga trước đó đã công nhận độc lập.
Anh và nhiều nước phương Tây đã công bố hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, trong đó có lệnh trừng phạt nhằm vào các ngân hàng Nga và lệnh trừng phạt nhằm trực tiếp vào Tổng thống Nga và các nhân vật khác trong giới tinh hoa của Nga.
Cuộc chiến trừng phạt “ăn miếng, trả miếng” diễn ra trong bối cảnh Mỹ và đồng minh lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Moscow hôm 24/2 thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt, tấn công vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine.
Phương Tây cảnh báo, các lệnh trừng phạt sẽ chưa dừng lại ở đó nếu Moscow tiếp tục có các hành động leo thang ở Ukraine. Mỹ hôm qua đã trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Nga tại Liên Hợp Quốc bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động gián điệp trong nhiều tháng qua và gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ. Các nhân viên ngoại giao này buộc phải rời khỏi Mỹ trước ngày 7/3. Nga tuyên bố sẽ đáp trả quyết định trục xuất của Mỹ.
Nga thông báo đóng cửa không phận với các hãng hàng không của 36 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có toàn bộ 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Ngoài 27 nước EU, các quốc gia vùng lãnh thổ trong diện trừng phạt còn có Albania, Canada, Na Uy, Iceland, Anh, các vùng lãnh thổ hải ngoại là Anguilla, Gibraltar, Jersey, quần đảo Virgin thuộc Anh.
Quyết định trên của Nga nhằm đáp trả việc EU cấm không phận với các máy bay Nga. Giới chức EU hôm 27/2 cho biết, khối này sẽ cấm mọi máy bay do một cá nhân hoặc pháp nhân của Nga sở hữu hoặc điều khiển, cũng như máy bay đăng ký tại Nga, sử dụng không phận. Anh cũng có lệnh cấm tương tự.
EU loại 7 ngân hàng lớn của Nga khỏi SWIFT
Quyết định loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT được cho là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nga.
Việc ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Nga (Ảnh minh họa: DW).
Liên minh châu Âu (EU) hôm nay thông báo loại 7 ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Các ngân hàng này gồm VTB, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Bank Rossiya, Sovcombank và VEB. Các ngân hàng trong danh sách trừng phạt có thời hạn 10 ngày để chấm dứt các hoạt động trong SWIFT.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết, các ngân hàng bị đưa vào danh sách dựa vào mối liên hệ với chính phủ Nga.
Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, và ngân hàng Gazprombank hiện chưa có tên trong danh sách trừng phạt của EU. Hai ngân hàng này được coi là các kênh thanh toán chính cho lĩnh vực dầu và khí đốt của Nga. Tuy nhiên, Sberbank và Gazprombank vẫn phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khác của EU.
Phản ứng về quyết định của EU, một người phát ngôn của VTB cho biết, hiện tại ngân hàng này chưa thay đổi khuyến nghị liên quan đến các giao dịch quốc tế đối với các khách hàng doanh nghiệp. Người phát ngôn này cũng cho biết, việc này cũng không ảnh hưởng đến các hoạt động của VTB trên lãnh thổ Nga.
SWIFT được thành lập năm 1973 nhằm thay thế cho điện tín và hiện đã hơn 11.000 định chế tài chính trên thế giới sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật. Hiện nay, không có giải pháp thanh toán nào khác thay thế SWIFT trên phạm vi toàn cầu, nên SWIFT được coi là huyết mạch của nền tài chính thế giới. Dù tuyên bố là một cơ chế trung lập, nhưng SWIFT vẫn phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Khoảng 300 ngân hàng và tổ chức hàng đầu Nga đang sử dụng SWIFT. Theo số liệu của Financial Times, Nga chiếm khoảng 1,5% giao dịch của SWIFT trong năm 2020.
Khi bị loại khỏi SWIFT, các định chế tài chính của Nga gần như không thể chuyển tiền ra hoặc vào quốc gia này, kéo theo cú sốc đối với các doanh nghiệp Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là các khách hàng nhập khẩu dầu và khí đốt Nga bằng đồng USD.
Edward Fishman, chuyên gia nghiên cứu về các lệnh trừng phạt kinh tế tại Trung tâm Á- Âu thuộc Hội đồng Atlantic, nhận định nếu danh sách trừng phạt bao gồm các ngân hàng lớn của Nga, đó sẽ gây ra vấn đề lớn với Moscow. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị của đồng Rúp và dẫn đến sự biến mất của nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Nga.
Ở chiều ngược lại, việc loại các ngân hàng Nga khỏi SWIFT cũng gây thiệt hại không nhỏ đối với EU do phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ, khí đốt của Nga. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Khoảng 70% xuất khẩu khí đốt của Nga và một nửa xuất khẩu dầu của nước này là sang châu Âu. Đó là lý do EU rất cân nhắc khi dùng đến "lựa chọn cuối cùng" này và thận trọng khi chọn ngân hàng đưa vào danh sách trừng phạt.
Anh tuyên bố không gửi quân đến Ukraine tham chiến Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết hỗ trợ Ukraine nhưng khẳng định nước này sẽ không triển khai quân tham chiến để đối đầu với lực lượng Nga. Theo trang tin Euronews.com ngày 2/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ủng hộ người dân Ukraine nhưng nước này sẽ "không chiến đấu với các lực lượng Nga ở Ukraine". Người tị...