Nga đã đạt mục tiêu đầu tiên của chiến dịch quân sự ở Ukraine?
Hai ngày phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2, lực lượng Nga đã cho nổ tung một con đập mà Ukraine đã xây lên để chặn nguồn nước chính của bán đảo Crimea.
Ukraine đã ngăn chặn dòng chảy từ kênh bắc Crimea để đáp trả việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Hình ảnh chụp vào ngày 27.4.2014 ở khu Kirovsky thuộc bán đảo Crimea cho thấy Kênh bắc Crimea khô cạn. Ảnh AFP
Đài Phát thanh NPR ngày 13.6 dẫn lời bà Anna Olenenko, nhà sử học về nông nghiệp từ Học viện Quốc gia Khortytsia ở thành phố Zaporizhzhia thuộc miền nam Ukraine, chỉ ra việc cho nổ con đập nói trên và khôi phục dòng nước tới Crimea là một trong những hành động đầu tiên của Nga trong cuộc xung đột hiện nay với Ukraine.’
“Tôi nghĩ điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của vấn đề đó đối với Nga”, bà Olenenko cho hay. Theo bà, có nhiều lý do Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2 và việc khôi phục dòng chảy đến Crimea là một trong những lý do đó. “[ Tổng thống Nga Vladimir] Putin và chính phủ [Nga] đã hứa với người dân Crimea rằng họ sẽ giải vấn đề nước ở Crimea”, bà Olenenko nói.
Video đang HOT
Con kênh cung cấp nước từ lục địa Ukraine đến bán đảo Crimea mà đã bị Ukraine ngăn chặn sau khi Nga sáp nhập bán đảo này vào năm 2014, giờ đây đã được mở lại và dòng chảy đã được khôi phục. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH NPR
Trước khi Nga sáp nhập Crimea, bà Olenenko cho hay 85% lượng nước của bán đảo này đến từ lục địa Ukraine. Kênh bắc Crimea được đào trong thời kỳ Ukraine còn thuộc Liên Xô trong thập niên 1960. Nước từ sông Dnipro được chuyển đến thông qua kênh này đã biến Crimea thành vùng đất nông nghiệp và đất trồng lúa, theo bà Olenenko.
Tuy nhiên, ngay sau khi Ukraine ngăn chặn kênh bắc Crimea, kinh tế nông nghiệp đang bùng nổ của Crimea suy giảm, và nước chỉ còn đủ để uống.
Moscow đã chi hàng tỉ rúp để giải quyết cuộc khủng hoảng nước của Crimea và đã đề ra nhiều giải pháp, nhưng không có hiệu quả.
Moscow giờ đây đang kiểm soát kênh bắc Crimea và Bộ Quốc phòng Nga hồi tuần trước thông báo nguồn nước đến Crimea từ lục địa Ukraine đã được khôi phục hoàn toàn, theo NPR.
Đối đầu giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
Iran đã tìm cách ngăn chặn Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành can thiệp mới vào Syria, đồng thời chuẩn bị quân sự trên thực địa để bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh rạn nứt ngày càng gia tăng giữa hai nước láng giềng.
Phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở thị trấn biên giới Azaz, phía Bắc tỉnh Aleppo do phiến quân kiểm soát đang tiến về thị trấn Tel Rifaat do người Kurd kiểm soát vào ngày 9/6/2022. Ảnh: AFP
Bị thúc đẩy bởi xung đột lợi ích trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran dường như đang hướng tới một cuộc đối đầu ở Syria, khi Tehran phản đối kế hoạch của Ankara về một chiến dịch quân sự mới nhằm vào các khu vực do người Kurd nắm giữ, cảnh giác với những rủi ro đối với vị thế của chính họ trong khu vực.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được Mỹ "bật đèn xanh" để thúc đẩy kế hoạch quân sự mới ở Syria, trong khi Nga dường như đang lưỡng lự. Trước tình hình đó, Iran đã gửi quân tiếp viện đến hai khu định cư của người Shiite ở phía Tây Bắc Aleppo, trong khi tìm cách ngăn cản Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện hành động.
Ngoại trưởng Iran đã lên kế hoạch hội đàm với các quan chức nước chủ nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 6/6, hai ngày trước chuyến thăm quan trọng của Ngoại trưởng Nga, nhưng chuyến đi đã bị hủy do những gì báo chí Iran mô tả là các vấn đề về lịch trình. Một nhà báo Iran theo dõi mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran nói với tờ Al-Monitor rằng Tehran đã cử một quan chức tình báo quân sự tới Ankara để nêu ý kiến phản đối của họ.
Sự cạnh tranh đã trở thành xu hướng trong mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran và rạn nứt giữa hai nước láng giềng ngày càng sâu sắc về một loạt các vấn đề liên quan đến Syria, Iraq, Liban và Yemen, cùng với những bất đồng về việc chia sẻ các nguồn nước xuyên biên giới và dòng người tị nạn Afghanistan không được kiểm soát từ Iran đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ví dụ ở Iraq, hai bên đã ủng hội các phe đối lập nhau liên quan đến việc hình thành chính phủ ở Baghdad và tranh giành ảnh hưởng ở Mosul, Kirkuk và Sinjar. Tehran đã chỉ trích việc Thổ Nhĩ Kỳ truy quét các chiến binh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Iraq trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc rằng Iran đang ngấm ngầm hậu thuẫn cho PKK. Hơn nữa, Ankara đã xích lại gần hơn trục Arab-Israel đang nổi lên chống lại Iran và ra tín hiệu ủng hộ Saudi Arabia ở Yemen như một phần của nỗ lực bình thường hóa với Riyadh.
Chính trong bầu không khí đó, Iran muốn ngăn chặn kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo rằng sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đau khổ nhân đạo ở Syria. Rõ ràng, sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria do kết quả của ba lần can thiệp kể từ tháng 8/2016 là mối quan ngại lớn đối với Iran so với Nga. Các phương tiện truyền thông Iran đã mô tả sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ là một "cuộc xâm lược" và gọi Quân đội Quốc gia Syria (SNA), đồng minh nổi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ, là "những kẻ khủng bố được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn".
Họ cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh các chiến dịch thay đổi nhân khẩu học để gây bất lợi cho người Kurd, mở rộng không gian của "những kẻ khủng bố" dưới vỏ bọc là các khu vực an toàn, tìm kiếm lợi thế để sử dụng chống lại Damascus trong các cuộc đàm phán trong tương lai hoặc tạo cơ sở cho việc sáp nhập lãnh thổ Syria.
Tổng thống Syria Syria Bashar Assad thăm và hội đàm với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hồi đầu tháng 5/2022. Ảnh: AFP
Ngược lại, các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi các lực lượng dân quân người Shiite do Iran hậu thuẫn ở Syria và Iraq là "khủng bố". Bình luận về kế hoạch can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, người phát ngôn SNA Youssef Hammoud cho rằng Iran "sẽ chống lại bằng cả chính trị và quân sự, bằng chứng là họ đã hỗ trợ quân sự bằng cách triển khai một số đơn vị trong khu vực". Tất cả các lực lượng chính phủ Syria và dân quân đồng minh trong khu vực đều được hỗ trợ bởi các cố vấn từ Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Liệu lần này Iran có thể tiến xa hơn nữa trước nguy cơ đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ? Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra ba lập luận để thúc đẩy chiến dịch quân sự mới ở Syria, cụ thể là ở thị trấn Tel Rifaat do người Kurd kiểm soát. Đầu tiên, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc PKK sử dụng khu vực này để tiến hành các cuộc tấn công vào khu vực Afrin do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Ankara cũng tuyên bố rằng 250.000 người đã rời khỏi Tel Rifaat vào năm 2016 muốn quay trở lại, mặc dù dân số địa phương là khoảng 80.000 trước năm 2016. Thứ ba, Tel Rifaat cung cấp 60% lượng nước uống trong khu vực.
Việc Nga tiếp tục duy trì liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ đang là một động thái nhằm giảm nguy cơ đối đầu giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng Iran-Syria, nhưng cũng có thể khiến Tehran cảm thấy bị "gạt sang một bên" với tư cách là người bảo đảm cho tiến trình hòa bình Astana ba bên (Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran) về Syria. Do đó, bầu không khí đối đầu hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể làm suy yếu toàn bộ quá trình khi ba bên chuẩn bị tổ chức vòng đàm phán thứ 18 vào cuối tháng này. Câu hỏi đặt ra là liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể đột ngột hành động và phá vỡ mọi dự báo trước cuộc họp này hay không?
Tiết lộ doanh thu "khủng" của Nga từ năng lượng sau 100 ngày chiến sự Nga thu về xấp xỉ 1 tỷ USD/ngày từ năng lượng hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự ở Ukraine. Dù bị áp lệnh cấm vận nhưng dầu khí vẫn giúp Nga thu về doanh thu rất "khủng" trong thời gian qua (Ảnh minh họa: Bloomberg). Nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí...