Nga cử phái đoàn nhân đạo tới đông Ukraine
Nga ngày 11/8 cho biết sẽ cử một phái đoàn nhân đạo tới vùng miền đông Ukraine, trong sứ mệnh nhân đạo do Hội chữ thập Đỏ đứng đầu và đã được phía Ukraine nhất trí.
Người dân ở Donetsk và Lugansk đang sống trong cảnh không điện, nước, thiếu thực phẩm thuốc men.
Nga cũng khẳng định quân đội nước này sẽ không tham gia vào phái đoàn và Kiev cũng cho biết Mátxcơva chỉ là một phần trong sứ mệnh nhân đạocủa Hội chữ thập Đỏ.
Theo hãng tin Pháp AFP, Tổng thống Nga Putin đã nói với người đứng đầu Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso rằng Mátxcơva “sẽ cử một phái đoàn nhân đạo tới Ukraine nhằm phối hợp với đại diện của Ủy ban quốc tế của Hội chữ thập Đỏ”.
Theo tuyên bố của điện Kremlin, cuộc điện đàm với ông Barroso, ông Putin cũng chỉ trích “hậu quả kinh khủng của hoạt động quân sự do giới chức Kiev tiến hành” ở miền đông Ukraine và nhấn mạnh sự cần thiết phải có một sứ mệnh nhân đạo ngay lập tức.
Ông Barroso sau đó ra tuyên bố cảnh báo “bất kỳ hành động quân sự đơn phương nào ở Ukraine, dưới bất kỳ bối cảnh nào, bao gồm cả nhân đạo”.
Trong khi đó NATO cho rằng Kremlin đã triển khai 20.000 binh sỹ ở dọc biên giới giáp Ukraine và phương Tây đang lo ngại Nga sẽ can thiệp với lý do nhằm bảo vệ người Nga.
Video đang HOT
Song người phát ngôn của ông Putin, Dmitry Peskov, khẳng định quân đội sẽ không tham gia vào đoàn nhân đạo. “Sẽ không có hộ tống quân sự”, ông cho hay. Và sứ mệnh đã được “nhất trí với Kiev”. Tuy nhiên ông không cho biết rõ về thời gian làm việc của đoàn.
Văn phòng của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko xác nhận thỏa thuận với Chữ thập Đỏ cùng EU, Nga, Đức và các đối tác khác, trong đó có Mỹ – nước đóng vai trò tích cực trong sứ mệnh nhân đạo này.
Ít nhất 1.500 người đã thiệt mạng kể từ khi chính phủ Ukraine đưa quân vào vùng do quân nổi dậy ủng hộ thân Nga ở Donetsk và Luhansk hồi giữa tháng 4.
Các cuộc giao tranh đã khiến hàng trăm ngàn người mất nhà cửa và nhiều người trong số đó đã chạy sang Nga.
Lực lượng Ukraine hiện đang bao vây Donetsk, thành phố với một triệu người trước khi xảy ra xung đột.
Giới chức thành phố cho hay Lugansk, cứ địa lớn thứ hai của quân nổi dậy, đang “bên rìa của sự sống còn”, không có điện, nước hơn một tuần qua và nhiên liệu, thực phẩm, thuốc men bị thiếu trầm trọng.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Chìm phà Hàn Quốc: Triều Tiên "miễn cưỡng" gửi lời chia buồn
Hơn một tuần sau khi bi kịch xảy ra, lời chia buồn từ Triều Tiên cũng đã đến được với Hàn Quốc thông qua tổ chức Chữ thập đỏ hai miền.
Sau nhiều ngày kể từ khi chiếc phà Hàn Quốc chở 476 người bị lật úp và chìm xuống, Triều Tiên cuối cùng cũng đã lên tiếng gửi lời chia buồn vào hôm thứ Tư (23/4) tới các nạn nhân của thảm họa. Vụ đắm phà đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều học sinh Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát một đợt huấn luyện bay của không quân nước này. Bức ảnh do Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA công bố hôm thứ Hai (21/4)
Thông điệp chia buồn được gửi thông qua tổ chức Chữ thập đỏ hai miền Triều Tiên. Đây là cơ quan thường xuyên xử lý thông tin liên lạc chính thức xuyên biên giới, Bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết.
"Phía Triều Tiên cho biết trong thông điệp rằng họ gửi lời chia buồn sâu sắc tới các hành khách, bao gồm cả các học sinh, đã chết hoặc đang mất tích do vụ chìm phà Sewol", Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo.
Cho đến nay, Triều Tiên là quốc gia chậm nhất trong việc gửi lời chia buồn tới Hàn Quốc. Rất nhiều quốc gia khác đã ngay lập tức tỏ ra cảm thông và đề nghị hỗ trợ khi bi kịch vừa xảy ra. Phà Sewol đã gặp tổn thất nặng nề về mạng sống con người từ hôm 16/4.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên hầu như không nhận xét gì về thảm kịch đã thống trị truyền thông toàn cầu trong bảy ngày qua.
Số người chết được xác nhận hiện nay là 150 trường hợp, theo công bố ngày thứ Tư. Hiện vẫn còn 152 người vẫn mất tích và được tin là mắc kẹt trong các khoang tàu bị lật úp và ngập nước.
Các nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã gửi tin nhắn cá nhân chia buồn tới Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Vào ngày thảm họa phà Sewol xảy ra, hãng thông tấn nhà nước KCNA của Triều Tiên đưa tin cho biết, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un của họ đã tham gia một chương trình hòa nhạc Moranbong.
Triều Tiên và Hàn Quốc hiện vẫn đang nằm trong tình trạng chiến tranh do cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53 đã kết thúc chỉ với một lệnh ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức. Biên giới quân sự của hai bên luôn nằm trong không gian nhạy cảm và tình cảnh chiến tranh lạnh khắc nghiệt.
Tuy nhiên, những thông cáo về lời chia buồn đối với các thảm kịch quốc gia không phải là chưa từng có. Khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong- Il - cha của Kim Jong Un - qua đời trong tháng 12/2011, chính phủ Hàn Quốc đã gửi lời chia buồn tới người dân Triều Tiên.
Theo Infonet
Tàu trật bánh lao vào khu ổ chuột Sau khi trật bánh, một tàu chở hàng đã lao vào khu ổ chuột rộng lớn của thủ đô Nairobi của Kenya vào ngày hôm nay 22/12, làm ít nhất 6 người bị thương và nhiều người có thể bị mắc kẹt. Hiện trường vụ tai nạn. Bộ trưởng Giao thông Kenya Michael Kamau đã tới hiện trường vụ tai nạn ở khu...