Nga “chơi chiêu” khiến Mỹ-Thổ “huynh đệ tương tàn”: S-400 thực tế chỉ là “cái bẫy” của ông Putin?
Đối với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, ông giờ đang cảm thấy rằng Tổng thống Putin là người bạn duy nhất của mình, và do đó cảm thấy phụ thuộc hơn vào các hệ thống vũ khí của Nga.
Phá chương trình F-35?
Trong bài viết có tiêu đề “S-400 phải chăng là cái bẫy của ông Putin?” trên tờ Al-Ahram Weekly, cây bút bình luận Hany Ghoraba cho rằng, thương vụ mua bán hệ thống phòng không với Thổ Nhĩ Kỳ có thể là cách để Nga làm suy yếu chương trình tiêm kích tàng hình F-35.
Theo tác giả này, liên minh quân sự NATO vừa chứng kiến một sự rạn nứt chưa từng có trong tuần qua khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ không còn là một phần của nhóm phát triển máy bay chiến đấu F-35 tiên tiến.
Quyết định này dựa trên lo ngại của Bộ Quốc phòng và Quốc hội Mỹ, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ chiến lược S-400 mới do Nga sản xuất có thể làm tổn hại đến sự an toàn của chương trình F-35.
Thổ Nhĩ Kỳ được giao nhiệm vụ sản xuất 844 bộ phận trong số gần 185.000 bộ phận cấu thành của máy bay. Quyết định này sẽ buộc NATO phải tìm một nhà sản xuất thay thế cho các bộ phận này và có thể làm trì hoãn chương trình.
F-35 là dự án quân sự đắt đỏ và tham vọng nhất trong lịch sử phương Tây, với chi phí vượt quá 400 tỷ USD và có thể đạt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD khi hoàn thành.
Ý nghĩa chính trị của lệnh cấm đối với Thổ Nhĩ Kỳ là rất lớn và là tiền lệ đầu tiên trong liên minh NATO. Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 do Nga sản xuất đã vi phạm các quy tắc của NATO từ năm 1949, trong đó bắt buộc các thành viên của liên minh phải sử dụng vũ khí do các thành viên NATO sản xuất.
Video đang HOT
Do vấp phải hạn chế trong thời điểm hiện tại, F-35 đã không đạt được mục tiêu 80% sẵn sàng chiến đấu được hướng đến trong năm nay. Điều này cũng bao gồm cả các thất bại trong các bài thử nghiệm và ngay cả trong quá trình huấn luyện F-35.
Máy bay chiến đấu mới của NATO không phải là bất khả chiến bại như lời quảng cáo và nó cũng chưa chắc có thể phát triển xong sớm như các tuyên bố trước đây.
Mở ra lỗ hổng
Việc triển khai tên lửa của Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể đẩy nhanh quá trình làm lộ ra các lỗ hổng của F-35 mới và các dữ liệu sẽ phục vụ hữu ích trong quá trình phát triển hệ thống S-500 mới của Nga, cây bút Ghoraba nêu quan điểm.
Những mục tiêu như vậy của Nga sẽ không thể bị Mỹ và các đồng minh bỏ qua. Không những vậy, nếu người Nga phát hiện ra bí mật để khắc chế F-35 mới, điều này có nghĩa là chương trình quân sự đắt đỏ nhất thế giới đã được thực hiện một cách vô ích. Kết quả là những người đứng đầu chương trình sẽ phải chịu trách nhiệm.
Do đó, Tổng thống Putin đã gây ra đau đầu cho các đối thủ NATO bằng cách giáng cho họ một “đòn kép”, cây bút Ghoraba nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Nga được coi là người chiến thắng khi bán hệ thống phòng thủ trị giá 2 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong lúc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đang tìm cách hàn gắn lại những rạn nứt với người Nga sau cuộc khủng hoảng máy bay năm 2015 và vụ đại sứ Nga tại Istanbul bị ám sát.
Với mục tiêu nối lại quan hệ với Tổng thống Putin, ông Erdogan đã chấp nhận mua S-400 ngay cả khi biết rằng nó có thể phát sinh vấn đề sau này với NATO.
Đối với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, ông giờ đang cảm thấy rằng Tổng thống Putin là người bạn duy nhất của mình, và do đó cảm thấy phụ thuộc hơn vào các hệ thống vũ khí của Nga.
Truyền thông Nga gần đây nói nhiều đến việc nước này sẵn sàng quan tâm đến việc cung cấp máy bay chiến đấu SU-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và có thể cả máy bay chiến đấu tàng hình SU-57 đang được phát triển.
Nếu người Thổ Nhĩ Kỳ hướng tới đề xuất này một cách nghiêm túc, tư cách thành viên của họ trong NATO sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ sẽ không vui khi thấy một thành viên sáng lập của liên minh ra đi, đặc biệt khi họ lại lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đồng minh của Nga.
Nếu kịch bản ác mộng đó xảy ra, Mỹ sẽ mất quân đội lớn thứ hai trong liên minh NATO và căn cứ không quân chiến lược của họ ở Incirlik.
Tổng thống Putin dường như hiểu rõ viễn cảnh này khi ông cung cấp cho người Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống phòng thủ S-400 mới. Và hơn cả, nhà lãnh đạo Nga hiểu rằng, dù rơi vào kịch bản nào, ông cũng là người chiến thắng.
Nếu tư cách thành viên của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO bị đóng băng hoặc bị thu hồi, ông sẽ có một kẻ thù ít tiềm năng hơn để lo lắng, đặc biệt khi nói về tầm quan trọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đối với NATO.
Đồng thời, ông sẽ kích thích thêm Thổ Nhĩ Kỳ mua thiết bị quân sự của Nga trong tương lai.
Thông qua việc bán hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Putin đã nhận lại mọi sự bù đắp từ Thổ Nhĩ Kỳ sau những lần gây ra căng thẳng năm xưa.
Đây là một tình huống có lợi cho Putin, vì ông đã thuyết phục được một thành viên NATO phá vỡ các quy tắc mà liên minh đã tuân thủ từ khi thành lập cho đến nay.
Tuy nhiên, để nói về việc Thổ Nhĩ Kỳ bị đuổi khỏi NATO là quá sớm và có thể không thực tế trong thời điểm này. NATO không có khả năng để Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tay Nga.
Theo nguoiduatin
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ điện đàm bàn về S-400 và F-35
Việc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thực hiện hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã khiến quan hệ giữa nước này với Mỹ trở nên căng thẳng.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. (Nguồn: nationalinterest)
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và chương trình máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Ngày 20/7, hãng tin Anh Reuters dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo như vậy. Tuy nhiên, nguồn tin không nêu rõ thời điểm hai ngoại trưởng tiến hành điện đàm. Ngoài ra, quan chức ngoại giao hai nước cũng trao đổi về tình hình thực địa tại Syria.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết thực hiện hợp đồng mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã khiến quan hệ giữa nước này với Mỹ, một đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở nên căng thẳng.
Washington đã chính thức loại Ankara ra khỏi chương trình chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình F-35 của NATO với lý do máy bay F-35 do Mỹ chế tạo "không thể cùng tồn tại với một nền tảng thu thập thông tin tình báo, sẽ được sử dụng để tìm hiểu về những năng lực tiên tiến loại máy bay này."
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận cho vay để cung cấp các hệ thống tên lửa S-400 hồi tháng 12/2017.
Hợp tác giữa hai bên trong vấn đề tên lửa đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ NATO và Mỹ, viện dẫn những quan ngại an ninh và sự không tương thích của S-400 với các hệ thống phòng không của NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và xa của Nga, dùng để tiêu diệt các phương tiện tấn công và do thám từ trên không cũng như mọi mục tiêu trên không khác trong điều kiện đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh./.
Theo Phương Hồ (TTXVN/Vietnam )
Nóng: Hệ thống S-400 đầu tiên của Nga có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm nay hoặc mai Các máy bay vận tải của Nga đã cất cánh từ một căn cứ không quân mang theo tổ hợp phòng thủ tên lửa S-400 đầu tiên và dự kiến tới Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 8/7 hoặc 9/7. Đây là thông tin được nhật báo Habertrk đăng tải. Theo Habertrk, tổ hợp S-400 đầu tiên được Nga chuyên chở tới Thổ Nhĩ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thái Lan: Vinh danh Giáo sư Mỹ tiên phong trong điều trị ung thư bằng liệu pháp sinh học

Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil

Nắng nóng gay gắt ảnh hưởng tới đời sống tại Italy

BRICS - đối tác thương mại hàng đầu của các nền kinh tế

Tổng thống Brazil đề cao vai trò chiến lược của Ngân hàng Phát triển Mới

Tranh cãi về công nghệ 'bẫy CO dưới đáy đại dương'

Biến đổi khí hậu đẩy châu Phi vào khủng hoảng nước nghiêm trọng

Ấn Độ đưa vấn đề thuế ô tô của Mỹ lên WTO

Đặc phái viên Nga lý giải việc công nhận chính quyền Taliban

Thủ tướng Italy bình luận về hoạt động viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine

Mỹ: Lũ quét lớn tại Texas khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, nhiều trẻ em mất tích

Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Có thể bạn quan tâm

Hoãn festival tại Mỹ có bộ đôi nghệ sĩ Việt là headliner
Nhạc việt
16:39:04 05/07/2025
'Thần đồng âm nhạc' sở hữu loạt ca khúc trăm triệu view từ 3 tuổi giờ ra sao?
Sao việt
16:36:22 05/07/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon lại dễ ăn cho cuối tuần nắng nóng
Ẩm thực
16:34:15 05/07/2025
Ninh Dương Lan Ngọc rút khỏi Running Man Vietnam?
Tv show
15:54:53 05/07/2025
Minh tinh kiếm tiền giỏi nhất Vbiz tái xuất sau 10 năm mất tích, visual huyền thoại không đùa được đâu
Hậu trường phim
15:51:17 05/07/2025
Mức lương mới của Nico Williams
Sao thể thao
15:45:41 05/07/2025
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ

Angelina Jolie năm 35 tuổi từng đóng một vai mà cốt cách quý cô thanh lịch tràn ngập từng khung hình, khiến nam chính say mê không rời
Phim âu mỹ
14:43:37 05/07/2025
Tuyệt đối hài kịch: Khi ông già 70 tuổi "siêu quậy" gặp Gen Z "báo thủ" trong Đợi Gì, Mơ Đi
Phim việt
14:40:17 05/07/2025
Nam diễn viên từng bị bắt tại phim trường đúng ngày sinh nhật do liên quan đường đây lừa đảo 500 tỷ đồng chấn động cả showbiz
Sao châu á
14:18:21 05/07/2025