Nga chỉ rõ vì sao EU lừng khừng chống Mỹ

Theo dõi VGT trên

Châu Âu thiếu khả năng đối phó với những hành động của Mỹ xuất phát từ thực tế họ đã phụ thuộc vào Washington quá lâu.

Nga nói sự thật EU

Trang RT của Nga nhận định Pháp và Đức đang tăng cường thể hiện quan điểm chống lại Mỹ và chủ nghĩa biệt lập của Tổng thống Donald Trump. Trong khi các cường quốc trong Liên minh châu Âu (EU) nói về việc tự bảo vệ mà không có Mỹ, hiện chưa rõ liệu họ có khả năng làm được như vậy hay không.

Hôm 27/8, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích gay gắt điều mà ông gọi là “chủ nghĩa biệt lập hung hăng” của Tổng thống Trump, đồng thời hối thúc EU phải nỗ lực trở thành “một cường quốc thương mại và kinh tế” có khả năng duy trì sự độc lập về kinh tế và tài chính, chống lại các biện pháp trừng phạt của Washington.

Nga chỉ rõ vì sao EU lừng khừng chống Mỹ - Hình 1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Theo RT, trong EU, hiện tượng bất mãn với các chính sách của Mỹ gần đây tăng mạnh, sau khi Tổng thống Trump tăng thuế đối với mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu của khối này trong khuôn khổ một cuộc chiến thương mại.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng Berlin cần thiết lập mối quan hệ đối tác mới và cân bằng với Mỹ trong bối cảnh chế độ bảo hộ của Washington gia tăng. Cũng theo nhà ngoại giao Đức, EU phải trở nên năng động hơn trong các lĩnh vực mà Washington rút lui.

RT dẫn lời Tổng biên tập tạp chí “Russia in Global Affairs”, ông Fyodor Lukyanov nhận định, mặc dù nhiều chính khách EU bày tỏ mong muốn thực hiện chính sách ngoại giao và quốc phòng độc lập, nhưng họ lại thực sự không có khả năng làm được điều đó.

Chuyên gia này phân tích: “Ví dụ điển hình là số phận thỏa thuận hạt nhân Iran. Về mặt chính trị, châu Âu bị tổn hại nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ và kiên quyết bày tỏ cam kết duy trì thỏa thuận này.

Trên thực tế, cam kết này hầu như không thực hiện được khi các doanh nghiệp châu Âu đang rút khỏi Iran… Do đó, tất cả các cuộc thảo luận khác chẳng tạo ra mấy khác biệt”.

Nga chỉ rõ vì sao EU lừng khừng chống Mỹ - Hình 2

Bản thân Nga cũng đang bị kẹt giữa các lệnh trừng phạt của cả EU và Mỹ

Giới chức EU đang bàn về việc đạt được “mối quan hệ đối tác công bằng” với Mỹ, song chuyên gia Lukyanov hoài nghi mối quan hệ này thực sự công bằng.

Ông nói: “Người châu Âu sẽ phải có những nhượng bộ đáng kể, song sẽ tuyên bố rằng họ đã đạt được mối quan hệ mới. Tôi cho rằng Mỹ sẽ sẵn lòng giả vờ chấp nhận”.

Chuyên gia về lịch sử và quốc tế John Laughland phân tích, việc châu Âu thiếu khả năng đối phó với những hành động của Mỹ xuất phát từ thực tế rằng họ đã phụ thuộc vào Washington quá lâu và không thể có khái niệm trở thành đối thủ của Mỹ.

Theo chuyên gia này, Tây Âu là “thuộc địa” Mỹ sau Thế chiến II và thậm chí hiện nay, nhiều năm sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, họ vẫn như vậy.

Ông nêu rõ, EU phụ thuộc vào Mỹ cả về quân sự và chính trị đối với quá nhiều điều. Về mặt tâm lý, châu Âu rất khó có thể xem Mỹ là kẻ thù.

Đến đồng minh cũng coi thường!

Các nước EU hiện đang nỗ lực thể hiện sự độc lập của mình đối với Mỹ. Điều này được thể hiện rõ trong việc cố gắng cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran.

Việc EU viện trợ hàng triệu USD cho Iran là một động thái mang tính biểu tượng, nhằm làm suy yếu chiến lược của Mỹ muốn gây áp lực để buộc Iran phải tái đàm phán thỏa thuận hạt nhân.

Tuần trước, EU thông báo sẽ cung cấp cho nước Cộng hòa Hồi giáo Iran 18 triệu euro (21 triệu USD). Đây là một phần trong gói viện trợ lớn hơn trị giá 50 triệu euro mà EU dành riêng cho chế độ Iran trong những tháng tới.

Động thái này của EU diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết giữa Iran và các cường quốc thế giới (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), trong đó EU đóng vai trò trung gian hết sức quan trọng.

Video đang HOT

Giới phân tích nhận định, thông qua việc viện trợ kinh tế cho Tehran, EU muốn gửi tới Washington một thông điệp chính trị.

Theo đó, Mỹ tiến hành chiến dịch gây sức ép bằng cách tái áp đặt các biện pháp trừng phạt để buộc Iran phải trở lại bàn đàm phán, hòng tìm kiếm một thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ cho là tốt hơn, còn EU đang nỗ lực để làm suy yếu chiến dịch gây sức ép này.

Tuy nhiên, số tiề.n nói trên sẽ không giúp ích được nhiều cho nền kinh tế Iran, vốn bị đán.h giá đang tiến sát đến bờ vực sụp đổ thậm chí cả trước khi các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có hiệu lực hồi đầu tháng này. Gói viện trợ của châu Âu chỉ mang ý nghĩa biểu tượng.

Nga chỉ rõ vì sao EU lừng khừng chống Mỹ - Hình 3

Mỹ không hài lòng với các động thái của EU khi hỗ trợ Iran

Theo giới phân tích, EU tin vào quyền lực mềm, nghĩa là muốn giải quyết các cuộc xung đột bằng con đường ngoại giao chứ không phải bằng các biện pháp quân sự.

Tuy vậy, bản thân EU đang rơi vào một tình cảnh rất khó khăn, đặc biệt là từ khi khối này phải vật lộn với những vấn đề cấp bách khác như chủ nghĩa khủn.g b.ố ở trong nước, cuộc khủng hoảng người tị nạn…

Ngay cả tờ Le Monde (Pháp) cũng đán.h giá EU hành xử không khéo léo với cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn Tổng thống Nga Vladimir Putin và đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Tờ báo Pháp cho rằng chưa bao giờ kể từ khi thành lập, EU lại trở thành mục tiêu tấ.n côn.g tổng thể và thô bạo đến như vậy. Thậm chí, sự tồn tại của EU cũng đang bị đặt dấu hỏi.

Theo Le Monde, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra 4 mặt trận khó khăn cho châu Âu: Iran, thương mại, quốc phòng và chính sách nhập cư của các quốc gia thành viên EU.

Nga chỉ rõ vì sao EU lừng khừng chống Mỹ - Hình 4

Binh sĩ và vũ khí Mỹ vẫn hàng ngày hiện diện rộng khắp ở châu Âu

Ngoài vấn đề Iran như đã được nêu ở trên, Mỹ đã tấ.n côn.g thương mại vào cả EU, được chính thức được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào ngày 8-9/6 vừa qua.

Về quốc phòng, Mỹ cũng đang từ chối tài trợ tài chính để đảm bảo an ninh cho châu Âu và yêu cầu lục địa già phải chi tiêu nhiều hơn để mua vũ khí của Mỹ. Nước Mỹ muốn chấm dứt hoàn toàn những ưu ái của cho châu Âu.

Theo Le Monde, chính quyền của Tổng thống Trump lợi dụng sự bất hòa tại châu Âu về vấn đề người nhập cư để tìm cách làm tan rã các đảng truyền thống và làm nảy sinh nhiều xu hướng hỗn tạp.

Các đại sứ của Mỹ mới được bổ nhiệm đã công khai ủng hộ việc thành lập các đảng dân túy cực hữu tại Italy, Đức, Anh và tại Trung cũng như Đông Âu.

Theo đán.h giá của tờ báo Pháp, EU đã thất bại trong việc chiếm giữ vị trí siêu cường hàng đầu với một sự độc lập tự chủ về chính trị và chiến lược trong các lĩnh vực chủ chốt.

Ngay cả đồng euro “đình đám” một thời chưa từng đạt vị trí thống trị và cũng không phải là đơn vị thanh toán hay dự trữ chính. Dự trữ ngoại hối toàn cầu vẫn 3/4 là bằng đồng USD.

Đông Triều

Theo baodatviet

Trừng phạt mọi quốc gia mua S-400, Mỹ bất lực?

Chính sách quốc phòng của Nga đang tỏ ra hiệu quả hơn Mỹ, khi giá thành vũ khí và thiết bị quân sự Nga luôn thấp hơn Mỹ rất nhiều...

Mỹ tuyên bố trừng phạt bất cứ quốc gia nào muốn sở hữu S-400 của Nga

Sputnik ngày 23/8 đưa tin, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho hay Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, nếu mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

"Chúng tôi chống lại tất các cả hành động của bất cứ đồng minh và đối tác nào của Mỹ nhằm có thể sở hữu hệ thống phòng thủ S-400 cua Nga. Chúng tôi nói rõ rằng Mỹ có thể kích hoạt các lệnh trừng phạt trên toàn thế giới."

Mỹ đ.e dọ.a trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ khi quyết mua bằng được tô hơp tên lưa phong không S-400 cua Nga. Và theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thì Washington bày tỏ lo ngại về khả năng tăng Nga sớm giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Trừng phạt mọi quốc gia mua S-400, Mỹ bất lực? - Hình 1

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert

"Nếu điêu nay xay ra thi nó sẽ làm phiền chúng tôi. Bởi đồng minh trong NATO, như Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng S-400, là mâu thuẫn với chính sách của chúng tôi", bà Heather Nauert nhấn mạnh.

Như vậy là Mỹ dường như không chấp nhận bỏ qua cho bất cứ đồng minh-đối tác nào mua S-400 của Nga và với những phản ứng trong thời gian qua thì dường như các đồng minh-đối tác có nhu cầu sở hữu S-400 cũng tỏ ra không "ngán" Mỹ.

Bởi ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, thì Ấn Độ - đối tác quan trọng của Mỹ tại Nam Á - cũng đã thoả thuận với Nga về việc mua bán S-400, nhân chuyến thăm của Tổng thống Putin đến New Delhi hồi tháng 10/2016 và quá trình đàm phán đã vào giai đoạn cuối.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman thì hợp đồng chuyển giao S-400 sẽ được New Delhi và Moscow ký kết vào tháng 10/2018, bất chấp lời đe doạ của Washington, The Economic Times tường thuật.

Trong khi đó, Qatar và Ả-Rập Saudi đang mâu thuẫn chỉ vì cả hai đều muốn sở hữu S-400, khiến cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa các đồng minh của Mỹ tại vùng Vịnh vốn đang bế tắc càng trở nên bế tắc hơn.

Hồi tháng 1/2018, Đại sứ Qatar tại Nga, Fahad Bin Mohamed Al-Attiyah, cho biết Qatar có kế hoạch mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, bởi theo Doha thì S-400 là hệ thống phòng thủ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, theo Le Monde.

Nhà ngoại giao Qatar cũng tiết lộ rằng đàm phán giữa Doha với Moscow đang trong "giai đoạn quyết định". Điều này khiến cho Riyadh sôi sục vì lo ngại việc Doha sở hữu S-400 sẽ gây nguy hiểm cho an ninh trong Vịnh Ba Tư.

Quốc vương Salman của Ả-Rập Saudi đã gửi thư cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đề nghị Paris tìm mọi cách giúp ngăn chặn Doha sở hữu S-400 để giữ gìn sự ổn định cho Vịnh Ba Tư và cả khu vực Trung Đông.

Trừng phạt mọi quốc gia mua S-400, Mỹ bất lực? - Hình 2

Hệ thống phòng thủ S-400 của Nga đắt như tôm tươi ngay cả khi chưa khai hoả trên chiến trường

Tuy nhiên, đáng nói là chính Ả rập Saudi cũng mong muốn sớm được sở hữu S-400 mà Riyadh đã thoả thuận với Moscow nhân chuyến thăm của Quốc vương Salman đến Nga hồi tháng 10/2017.

Đại sứ Ả-Rập Saudi tại Nga Raid Ben Khalid Krimli đã xác nhận rằng hiện tại hai bên đang thảo luận về vấn đề "kỹ thuật", sau khi các chuyên gia đưa ra quyết định, Nga và Ả-rập Saudi sẽ bước vào vòng đàm phán cuối cùng.

Như vậy, cả Riyadh và Doha đều mong muốn sớm sở hữu S-400 và Nga cho thấy không dừng lại việc đàm phán với đối tác nào, điều đó đồng nghĩa tương lai S-400 sẽ nằm trong kho vũ khí của Qatar và "liên minh trừng phạt".

Rõ ràng, ngoài Trung Quốc, đồng minh và đối tác của Mỹ là những khách hàng đầu tiên và mong muốn sở hữu S-400 hơn cả. Và chính đồng minh-đối tác của Mỹ đã làm cho S-400 "đắt như tôm tươi" ngay từ khi nó chưa khai hoả trên chiến trường.

Cho đến lúc này, khát vọng của các đồng minh-đối tác được sở hữu S-400 của Nga đã làm lu mờ nỗi lo sợ trừng phạt của Mỹ. Điều này khiến Washington nổi giận nên tuyên bố sẽ trừng phạt cả thế giới nếu quốc gia nào cũng muốn sở hữu S-400.

Mỹ bất lực dọa trừng phạt cả thế giới vì S-400

Tham vọng sở hữu S-400 bị thách thức bởi Luật chống các đối thủ của Mỹ bằng những biện pháp trừng phạt (CAATSA), song các đồng minh-đối tác vẫn quyết có được S-400 cho thấy "cây gậy Mỹ" dường như mất công hiệu trong trường hợp này.

Còn nhớ ngày 17/3 vừa qua, một nhóm các nhà lập pháp Mỹ, đứng đầu là Thượng nghị sĩ Bob Menendez, đã gửi một bức thư cho Bộ Ngoại giao Mỹ nêu vấn đề Nga sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt mới nếu xuất khẩu S-400.

Theo nhóm của ông Menendez, căn cứ Luật chống các đối thủ của Mỹ bằng những biện pháp trừng phạt, bất kỳ thương vụ mua bán S-400 nào mà Nga và các đối tác thực hiện sẽ bị coi là gây ra hậu quả cho nước Mỹ, vi phạm CAATSA.

Đến nay S-400 đã được chuyển giao cho Trung Quốc và Nga cho biết sẽ chuyển giao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2019. Ấn Độ kỳ vọng cũng sẽ sớm nhận được S-400, còn Qatar và Ả-rập Saudi thì quyết "thua đủ" để có S-400 trước đối thủ.

Rõ ràng, các đồng minh-đối tác của Mỹ đã sẵn sàng vi phạm CAATSA, miễn là sớm có được S-400 của Nga trong kho vũ khí của mình. Điều này làm sao Washington không phẫn uất cho được.

Nhiều luồng dư luận cho rằng Mỹ có thể trừng phạt cả đối thủ lẫn đối tác-đồng minh để giải toả thì có gì phải phẫn uất? Tuy nhiên, nếu Washington áp đặt các biện pháp trừng với bất cứ quốc gia nào sở hữu S-400 của Nga, thì sẽ là "lợi bất cập hại".

Bởi hành động của Washington chỉ như một sự khẳng định S-400 của Nga quá lợi hại so với vũ khí Mỹ và như thế thì khác gì Washington có màn quảng cáo tuyệt vời cho S-400 giúp Moscow.

Nếu như vậy các hệ thống phòng thủ THAAD hay Aegis đang được Mỹ quảng bá sẽ trở nên mất sức hút với khách hàng. Đơn giản, nếu Washington trừng phạt tức là không dám cho sản phẩm của mình cạnh tranh với sản phẩm của Nga trên thị trường.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu để điều đó xảy ra sẽ là thảm hoạ với Mỹ, bởi nó có thể gây hiệu ứng bất lợi cho sức mạnh Mỹ từ bờ đông Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải, từ Trung Đông đến Đông Bắc Á...

Đặc biệt, khi đó những đơn hàng đã gửi tới Mỹ sẽ có thể bị huỷ ngang - trong đó có đơn hàng kỷ lục 350 tỷ USD của Ả-rập Saudi - còn những đơn hàng mới sẽ ít đi, giá trị đơn hàng sẽ nhỏ đi - kiểu đặt hàng lấy lệ.

Trừng phạt mọi quốc gia mua S-400, Mỹ bất lực? - Hình 3

S-400 không những khiến THAAD lao đao

Bất lợi như vậy mà sao Washington không thay đổi lối hành xử với Moscow và các đồng minh-đối tác về những thương vụ S-400? Giới phân tích cho rằng đây chính là sự bế tắc của Washington, nên buộc lòng phải sử dụng biện pháp trừng phạt.

Bởi theo như nội dung một bức thư các nghị sĩ Mỹ gửi Uỷ ban Tình báo Hạ viện Mỹ, thì cho thấy Nga đang đàm phán về các hợp tác phòng thủ tiềm năng với nhiều quốc gia khác nhau, mà cung cấp S-400 cho đối tác chỉ là một trong các nội dung hợp tác.

Chẳng hạn, trong hợp tác Nga-Ấn Độ. Ngày 30/5, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Mac Thornberry từng cho biết Mỹ rất quan ngại hợp tác quân sự Nga-Ấn sẽ làm phương hại tới các chương trình hợp tác kỹ thuật quân sự Mỹ-Ấn.

Bởi trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 15/10/2016 của Tổng thống Putin, ngoài thoả thuận về mua bán hệ thống S-400, Moscow và New Delhi còn thoả thuận về việc Nga cung cấp 4 tàu khu trục hiện đại cho hải quân Ấn Độ.

Trong khi Thủ tướng Modi có tham vọng thúc đẩy ngành công nghiệp phòng của Ấn Độ với chính sách "Made in India", thực hiện liên kết với công ty công nghiệp quốc phòng của nước ngoài để chuyển giao công nghệ.

Và khát vọng đó của New Delhi đã được Moscow đáp ứng, khi Tổng thống Putin đã tạo điều kiện cho sự ra đời một liên doanh Nga - Ấn, kỳ vọng sẽ sản xuất ít nhất 200 máy bay trực thăng Kamov 226T phục vụ cho nhu cầu của quân đội Ấn Độ.

Đây là một thách thức rất lớn với Mỹ, không chỉ là mất bạn hàng mà còn ảnh hưởng tới các chương trình hợp tác của Mỹ. Bởi chính sách quốc phòng của Nga đang tỏ ra hiệu quả hơn Mỹ, khi giá thành vũ khí và thiết bị quân sự luôn thấp hơn Mỹ rất nhiều.

Trừng phạt mọi quốc gia mua S-400, Mỹ bất lực? - Hình 4

Mà còn khiến cho chương trình hợp tác sản xuất F-35 chế.t yểu

Điều đó thể hiện rõ qua chương trình hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu F-35 giữa Mỹ với 9 đối tác khác tỏ ra quá tốn kém, đến mức Canada rút lui, Italy thì tính huỷ hợp đồng và chấp nhận bị phạt, buộc Lockheed Martin phải hứa giảm giá F-35.

Có thể thấy đây là mới là nguyên nhân chính khiến Washington tính trừng phạt cả thế giới nếu quốc gia nào cũng muốn sở hữu S-400. Rõ ràng, Washington dường như đã thực sự hoảng loạn trước Học thuyết quân sự mới của Nga dưới triều đại Putin.

Theo Ngọc Việt

Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước
10:06:15 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất
06:34:25 01/10/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Có thể bạn quan tâm

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải

Du lịch

09:34:37 01/10/2024
Mù Cang Chải là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm thành phố Yên Bái 180km, cách Thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc.

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ truy tố anh em chủ đậu phộng Tân Tân

Pháp luật

09:29:13 01/10/2024
Các bị cáo là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty, em trai ông Tân).

5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Triệu Lệ Dĩnh: Tạo hình kinh điển 8 năm trước xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

09:22:29 01/10/2024
Bắt đầu đặt chân vào làng giải trí từ năm 2006, sau 18 năm hoạt động, Triệu Lệ Dĩnh đã từng bước đưa bản thân lên vị trí của một trong những minh tinh hàng đầu màn ảnh Hoa ngữ.

Chàng trai Việt 2 lần tìm hào quang show "sống còn", nói gì về làn sóng anh trai tại Việt Nam?

Nhạc quốc tế

09:15:59 01/10/2024
Lần nữa trở lại một show sống còn có quy mô quốc tế, đấu trực tiếp với các tài năng đến từ nhiều quốc gia, CONGB khiến fan đứng ngồi không yên.

Giang Hồng Ngọc: "Tôi nghĩ mình không còn gì để mất nữa nên chẳng việc gì phải sĩ diện hay mắc cỡ"

Tv show

08:44:16 01/10/2024
Giang Hồng Ngọc cho biết, cô rất thích bản thân mình ở thời điểm này. Cô cảm thấy bình yên và chính sự bình yên đó mang đến chiều sâu và cảm xúc chân thật trong giọng hát của nữ ca sĩ.

Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!

Nhạc việt

08:41:19 01/10/2024
Liên tiếp các concert có quy mô lên đến hơn 20 nghìn khán giả được tổ chức thành công cho thấy tín hiệu đáng mừng của thị trường giải trí nội địa.

'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t

Phim việt

08:34:36 01/10/2024
Trong Độc đạo tập 14, sau khi đẩy Dương cơ bắp xuống vực sâu, anh em Hồng - Khương chạy về bản Mộc để trốn sự truy lùng của giới giang hồ.

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

Tin nổi bật

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Người đẹp ăn chay trường đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

Sao việt

08:08:20 01/10/2024
Top 10 Miss Earth Vietnam 2023 Cao Ngọc Bích sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Trái đất lần thứ 24 ở Philippines.

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú