Nga chỉ ra chính sách và ý đồ của NATO liên quan đến Ukraine
Bất ổn ở Ukraine phần lớn là do Mỹ và EU tìm cách đẩy nước này rơi vào tình thế phải lựa chọn giữa Nga và phương Tây.
Theo hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 18/1, Nga đang chờ đợi phản ứng bằng văn bản từ Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) về các dự thảo đảm bảo an ninh do Nga đưa ra. Các cuộc đàm phán về chủ đề này đã diễn ra vào tuần trước và bộc lộ những khác biệt nghiêm trọng về nhiều điểm.
Bất ổn tại Ukraine năm 2014. Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn với Kommersant, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết: “Tôi nghĩ ai cũng rõ rằng dự án mở rộng của NATO có liên quan đến hai mục tiêu địa chính trị. Thứ nhất là thiết lập vùng ảnh hưởng và mở rộng nó. Thứ hai là tìm kiếm một kẻ thù. Để bằng cách nào đó biện minh cho điều này, họ họ đang rêu rao Nga có ý định khôi phục vùng ảnh hưởng. Trong khi thực tế, chính họ tìm cách thiết lập và mở rộng các khu vực như vậy nhiều nhất có thể”.
Video đang HOT
Theo ông Grushko, bất ổn trong nước ở Ukraine phần lớn là do Mỹ và EU. Ông Grushko nói thêm: “Về bản chất, NATO không thể tồn tại nếu không có kẻ thù, nếu không, ý nghĩa của sự tồn tại và mở rộng của khối này sẽ mất đi”.
Ông Grushko lưu ý rằng cuộc xung đột trong nước ở Ukraine phần lớn là kết quả của việc Mỹ và EU tìm cách đẩy nước này vào vị trí phải lựa chọn giả tạo giữa phương Tây và Nga.
Trước đó, nhà ngoại giao trên của Nga cảnh báo nếu các yêu cầu của Moskva bị Mỹ và NATO từ chối, Nga sẽ sử dụng các biện pháp trả đũa quân sự-chính trị. Ông nói: “Chúng tôi không đe dọa bất kỳ ai. Chúng tôi đang thận trọng”. Ông cũng lưu ý rằng bản chất của các biện pháp quân sự-kỹ thuật này sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình hình và những biện pháp quân sự có thể được sử dụng chống lại lợi ích của Nga.
Đàm phán an ninh Nga-Mỹ chưa xuất hiện nhiều kết quả khả quan
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đánh giá cuộc đàm phán về đảm bảo an ninh giữa Moskva và Washington, được tổ chức ngày 10/1 tại Geneva (Thụy Sĩ), đã diễn ra với tinh thần "chuyên nghiệp", nhưng cho rằng hai bên vẫn cần đến một "sự đột phá", cũng như những nhượng bộ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (phải) và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (trái) tại vòng đàm phán an ninh Nga - Mỹ ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 10/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Ryabkov, Nga vẫn chưa nhận thấy "sự thấu hiểu từ phía Mỹ về mức độ cấp bách của tình hình" và cho biết Moskva sẽ đưa ra quyết định về khả năng có tiếp tục tham gia những cuộc đàm phán tiếp theo với Washington hay không sau các cuộc họp dự kiến diễn ra trong tuần này với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Phát biểu họp báo sau cuộc đàm phán tại Geneva, Thứ trưởng Ryabkov nói rằng có cơ sở cho thỏa thuận giữa Nga và Mỹ, song Washington không nên đánh giá thấp nguy cơ xảy ra đối đầu giữa hai bên.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết Washington đã thể hiện lập trường cứng rắn trong đàm phán an ninh với Nga khi phản bác những đề xuất an ninh của Moskva, gọi đây là những đòi hỏi không thực tế, đi ngược với chính sách mở cửa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Theo bà Sherman, phía Mỹ đã có cuộc thảo luận thẳng thắn và trực diện với phái đoàn Nga trong gần 8 giờ đồng hồ và để ngỏ khả năng sớm gặp lại để thảo luận các vấn đề song phương một cách chi tiết hơn.
Cũng theo Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, hai bên đã thảo luận những biện pháp "có đi có lại" nhằm giảm căng thẳng liên quan đến vấn đề triển khai tên lửa và số lượng những cuộc tập trận được Moskva đưa ra trong các đề xuất đảm bảo an ninh, song Washington nhắc lại cảnh báo về những hậu quả nặng nề nếu Nga tấn công Ukraine. Đàm phán an ninh Nga-Mỹ tại Geneva (Thụy Sĩ) đã kết thúc sau khoảng 7,5 tiếng đồng hồ thảo luận.
Trước đó cùng ngày, hai bên đã bắt đầu cuộc hội đàm kín tại Phái đoàn thường trực Mỹ tại Văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva. Dẫn đầu phái đoàn Nga là Thứ trưởng Ngoại giao Ryabkov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin; trưởng phái đoàn Mỹ là Thứ trưởng Ngoại giao Sherman.
Ukraine: Nước cờ mới của Putin khiến châu Âu nổi da gà Nga đã bắt đầu chuyển quân đến nước láng giềng phía bắc của Ukraine là Belarus để tập trận chung, trong một động thái có thể làm gia tăng lo ngại ở phương Tây rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công Ukraine. Nga và Belarus cũng từng tham gia một cuộc tập trận chung ở vùng Nizhny Novgorod vào tháng...