Nga chặn âm mưu đánh cắp oanh tạc cơ rồi tập kích sân bay Ukraine
Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) của Nga thông báo ngăn chặn nỗ lực của đặc nhiệm Ukraine nhằm tuyển mộ phi công Nga để đánh cắp một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3.
Thông tấn Nga Interfax hôm nay (8/7) dẫn thông báo của FSB xác nhận, cơ quan này đã ngăn chặn “một nỗ lực của lực lượng đặc nhiệm Ukraine nhằm thực hiện chiến dịch đánh cắp một máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 thuộc biên chế không quân Nga”.
Tu-22M3 của Nga cất cánh cùng tên lửa Kh-22. Ảnh: GettyImages
Cơ quan an ninh của Nga khẳng định đã phát hiện “sự tham gia của các đơn vị tình báo các nước NATO” trong việc chuẩn bị và thực hiện âm mưu đánh cắp chiếc Tu-22M3.
Theo thông cáo của FSB, tình báo Ukraine âm mưu tuyển mộ một phi công Nga, dụ dỗ người này bằng tiền và quốc tịch Italia, để “thuyết phục anh ta cất cánh rồi hạ cánh chiếc máy bay chiến lược xuống Ukraine”.
Video đang HOT
“(Nhờ những thông tin mà) các sĩ quan phản gián Nga thu được liên quan đến âm mưu, quân đội Nga đã tấn công sân bay Ozernoye của Ukraine”, FSB tuyên bố, dường như đề cập đến sân bay quân sự Ozernoye ở tỉnh Zhytomyr của Ukraine.
Cùng ngày, RiaNovosti dẫn nguồn tin từ FSB tiết lộ, tình báo Ukraine đã liên lạc với phi công Nga qua ứng dụng tin nhắn Instagram. Phi công Nga lập tức báo cáo vụ việc với cấp trên. Theo RiaNovosti, phía Ukraine hứa trả 4 triệu USD cho chiếc oanh tạc cơ nếu vụ việc diễn ra trót lọt.
Tu-22M3 là phiên bản cuối cùng của dòng Tu-22, được NATO định danh là Backfire. Nguyên mẫu đầu tiên của Tu-22M3 cất cánh lần đầu ngày 20/6/1977 và bắt đầu được sản xuất năm 1978. Tập đoàn sản xuất máy bay Kazan đã chế tạo tổng số gần 500 biến thể Backfire khác nhau.
Tu-22M3 dài hơn 42m, sở hữu thiết kế cánh cụp, cánh xoè để hoạt động linh hoạt ở nhiều dải vận tốc khác nhau. Chiếc phi cơ có sải cánh rộng nhất 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn. Thân máy bay được làm bằng hợp kim nhôm, thép cường độ cao, magie và cả hợp kim titan để đảm bảo khả năng chống chọi mọi điều kiện thời tiết.
Khi Tu-22M3 được đưa vào biên chế, nó khiến hải quân Mỹ rất bất an do chúng được thiết kế để mang theo tên lửa hành trình diệt hạm tầm xa. Tu-22M3 là oanh tạc cơ bay nhanh nhất khi nó ra đời, đạt vận tốc tối đa Mach 1,88 (hơn 2.300 km/h).
Dù có kích thước nhỏ hơn hai mẫu oanh tạc cơ chiến lược khác là Tu-160 và Tu-95, Tu-22M3 vẫn có thể mang theo 24 tấn vũ khí, bao gồm các loại tên lửa tầm xa hoặc bom. Trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Ukraine, nó thường mang tên lửa Kh-22.
Hội nghị Thụy Sĩ kêu gọi các bên đối thoại giải quyết xung đột Ukraine
Đại diện 80 phái đoàn tham dự hội nghị về Ukraine ở Thụy Sĩ khẳng định hòa bình chỉ có thể được lập lại ở Ukraine khi có sự đối thoại giữa tất cả các bên liên quan.
Hội nghị hòa bình Ukraine do Thụy Sĩ tổ chức đã kết thúc hôm 16/6 với việc đại diện 80 phái đoàn đến từ các quốc gia và các tổ chức quốc tế kí tuyên bố chung, trong đó nêu rõ, "để đạt được hòa bình ở Ukraine cần có sự tham gia và đối thoại của tất cả các bên".
Tổng thống Ukraine và lãnh đạo các nước, tổ chức tham gia sự kiện ở Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Tuyên bố sau hội nghị cũng khẳng định cam kết của các nước tham gia "với các nguyên tắc chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả quốc gia, trong đó có Ukraine, trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận", thông tấn Nga Interfax trích dẫn.
Tuyên bố kêu gọi các bên trong xung đột Nga - Ukraine trao trả toàn bộ tù binh và cho phép trẻ em "bị đưa đi bất hợp pháp trở về nhà"; đảm bảo khả năng tàu bè có thể tiếp cận các cảng biển ở biển Đen và biển Azov để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc.
Nhóm các quốc gia này cũng cho rằng, Ukraine cần được trao quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cơ sở cung cấp khoảng 1/5 sản lượng điện của Ukraine trước khi chiến sự nổ ra và hiện do Nga kiểm soát.
Khoảng 100 phái đoàn đến từ các quốc gia và tổ chức quốc tế tham dự hội nghị ở Thụy Sĩ, theo Interfax. Tuy nhiên, một số quốc gia đã không kí tuyên bố chung như Ấn Độ, Arab Saudi, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Nam Phi, Thái Lan, Indonesia hay Mexico.
Giới chuyên gia nhận định hội nghị hòa bình kéo dài hai ngày ở Thụy Sĩ có thể không mang lại nhiều tác động cụ thể tới việc chấm dứt xung đột do Nga không tham gia sự kiện.
Cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết Ukraine nên xem xét điều kiện mà Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 14/6, trong đó có từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và rút quân khỏi 4 vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố sáp nhập cuối năm 2022.
"Diễn biến trên tiền tuyến cho thấy tình hình đang tiếp tục xấu đi đối với Ukraine", ông Peskov nói. "Một chính trị gia đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của bản thân sẽ cân nhắc đến đề xuất như vậy".
Nga kêu gọi cấm toàn bộ vũ khí trên không gian Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian vũ trụ, khẳng định việc cấm cần áp dụng với mọi loại vũ khí. Thông tấn Nga Interfax ngày 25/4 cho biết Nga đã bỏ phiếu phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Mỹ...