Nga cảnh báo về nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada và Italy sẽ họp bàn về kế hoạch áp đặt giá trần đối với dầu mỏ Nga vào ngày 2/9.
Giếng lọc dầu ở gần sông Irtysh ở Omsk, Tây Nam Siberia, Nga. Ảnh: Nsenergy Business/TTXVN
Phó Thủ tướng LB Nga Alexander Novak ngày 1/9 cảnh báo nước này sẽ ngừng cung cấp dầu cho các quốc gia áp giá trần đối với nguyên liệu thô này của Nga, đồng thời gọi kế hoạch này của G7 là hoàn toàn vô lý.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu với báo giới, ông Novak nêu rõ: “Đối với các doanh nghiệp hoặc quốc gia sẽ áp đặt các hạn chế như vậy, chúng tôi sẽ không cung cấp dầu và các sản phẩm dầu cho họ, vì chúng tôi sẽ không làm việc với các điều kiện phi thị trường”.
Phó Thủ tướng Nga cho rằng những nỗ lực can thiệp vào cơ chế thị trường của một ngành công nghiệp quan trọng như dầu mỏ sẽ dẫn đến sự mất ổn định, đe dọa toàn bộ thị trường dầu mỏ và có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng trên toàn thế giới. Ông nhấn mạnh chính người tiêu dùng ở châu Âu và Mỹ vốn đang trả giá cao cho năng lượng, sẽ phải gánh chịu biện pháp này.
Tuyên bố trên được ông Novak đưa ra trong bối cảnh Nhóm G7 gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada và Italy sẽ họp bàn về kế hoạch áp đặt giá trần dầu mỏ Nga vào ngày 2/9.
Thế giới trong 'vòng xoáy' giá năng lượng tăng cao - Bài 2: Hệ lụy từ các biện pháp trừng phạt kinh tế
Căng thẳng Nga-Ukraine và chuỗi các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga - nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới - đang có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, khi đà phục hồi từ đại dịch COVID-19 vẫn còn khá "mong manh".
Giá hàng hóa tăng cao và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài được cho là những yếu tố tác động nghiêm trọng nhất đến kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.
Giá hàng hóa dự báo tiếp tục leo thang
Giếng lọc dầu ở gần sông Irtysh ở Omsk, Tây Nam Siberia, Nga. Ảnh: Nsenergy Business/TTXVN
Việc phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga, nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới (chiếm 10% lượng dầu thô thế giới, 25% lượng dầu mỏ và 40% lượng khí đốt cho châu Âu), đã đẩy giá dầu và khí đốt lên mức cao chưa từng có.
Video đang HOT
Giá dầu đã tăng khoảng 30% kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine, với việc Mỹ và các nước khác đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Mỹ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga hôm 8/3, giá dầu thô tăng vọt 6,8% lên 131,13 USD/thùng, trong khi giá khí đốt châu Âu trên sàn giao dịch ICE ở London ghi nhận mức kỷ lục 3.600 USD/1.000 m3.
Ông Damien Courvalin, Trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng của Goldman Sachs, nhận định: "Với vai trò quan trọng của Nga trong hoạt động cung cấp năng lượng toàn cầu, kinh tế thế giới có thể sớm phải đối mặt với một trong những cú sốc năng lượng lớn nhất từ trước đến nay".
Cũng trong phiên 8/3, sàn giao dịch kim loại London (LME), một trong những sàn giao dịch kim loại chủ chốt của châu Âu, cũng đã phải đình chỉ giao dịch nickel sau khi giá kim loại này tăng 250%, lên mức kỷ lục 101.365 USD/tấn, do những lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Nga.
EIU, đơn vị phân tích kinh tế của tạp chí The Economist, cho hay Nga cũng là nhà cung cấp chính một số kim loại cơ bản như nhôm, titanium, palladium và tất cả đều sẽ tăng giá cao tới chừng nào những căng thẳng còn tiếp diễn. Điều này sẽ tác động đáng kể đến các lĩnh vực công nghiệp như sản xuất xe hơi trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu.
Ngành sản xuất chip khó tránh phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung kéo dài do thiếu hụt khí hiếm như neon, xenon và krypton, một sản phẩm phụ không thể thiếu trong quá trình sản xuất chip. Ukraine hiện cung cấp đến 50% khí neon và 40% khí kryton cho toàn thế giới.
Ngoài ra, giá các mặt hàng nông nghiệp như lúa mỳ, ngô, lúa mạch và hạt cải dầu cũng sẽ tăng cao do Nga và Ukraine chiếm hơn 30% lượng xuất khẩu lúa mỳ và 12% ngũ cốc trên toàn cầu. Một số nước thuộc khu vực Trung Đông-Bắc Phi như Tunisia, Yemen, Lebanon..., vốn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung lúa mỳ từ Nga và Ukraine, cũng sẽ phải hứng chịu tác động mạnh mẽ nhất từ việc giá lương thực thiết yếu tăng vọt và sự gián đoạn nguồn cung. Hệ lụy có thể đẩy những nước này rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực, tiềm ẩn khả năng xảy ra bất ổn và bạo lực.Đáng lo ngại hơn cả, đó là việc giá hàng hóa tăng cao sẽ làm dấy lên mối đe dọa về viễn cảnh lạm phát tồi tệ nhất đối với các nền kinh tế nhập khẩu năng lượng kể từ cú sốc giá dầu mỏ tăng cao trong những năm 1970.
Viễn cảnh lạm phát đình trệ hiện hữu
Cố vấn kinh tế của UniCredit, ông Erik Nielsen, cho biết: "Sự phục hồi sau COVID-19 chắc chắn sẽ bị trì hoãn đáng kể với nguy cơ rõ ràng là chúng ta có thể đang tiến vào thời kỳ lạm phát đình trệ - nếu không muốn nói là suy thoái với lạm phát".
Lạm phát đình trệ là hiện tượng tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Theo dự báo của EIU, nếu xuất khẩu năng lượng của Nga bị cắt hoàn toàn, giá dầu có thể lên tới 150 USD/thùng, qua đó nhanh chóng thúc đẩy giá tiêu dùng toàn cầu tăng thêm 2%.
Giá hàng hóa cao hơn cũng sẽ đặt ra bài toán khó giải cho các ngân hàng trung ương, vốn đã bắt tay vào quá trình thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát tăng cao sau dịch COVID-19, nhưng hiện giờ lại đang phải lo ngại về tác động của căng thẳng Nga-Ukraine đối với quá trình phục hồi kinh tế.
EIU nhận định, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ không thay đổi kế hoạch thắt chặt các chính sách tiền tệ, nhưng tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed sẽ ít tích cực hơn so với hiện tại và sẽ bị hoãn lại trong trường hợp thị trường có những xáo trộn đáng kể.
Chuỗi cung ứng rơi vào tình trạng gián đoạn mới
Các doanh nghiệp sẽ phải vật lộn để tìm kiếm các kênh tài chính thay thế, trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây sẽ tác động đến chuỗi cung ứng và thương mại.
Một số cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là các cảng ở Ukraine có thể bị phá hủy, cũng sẽ làm phức tạp thêm sự gián đoạn của chuỗi cung ứng hiện nay. Theo EIU, gián đoạn đối với chuỗi cung ứng sẽ đến từ ba nguồn: Khó khăn ảnh hưởng đến các tuyến đường bộ, hạn chế về liên kết hàng không và việc hủy bỏ các tuyến đường biển từ Ukraine.
Các tuyến đường thương mại trên bộ giữa châu Á và châu Âu sẽ bị gián đoạn khi việc vận chuyển hàng hóa qua Nga trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến một số công ty Trung Quốc, vốn trước đó đã tăng cường sử dụng các tuyến đường bộ qua Nga đến châu Âu làm phương án thay thế cho vận tải đường biển và đường hàng không trong đại dịch COVID-19.
Vận chuyển hàng không cũng sẽ bị gián đoạn không nhỏ khi phương Tây và Nga đóng cửa không phận. Trước đại dịch, quy mô vận chuyển đường không chiếm khoảng 35% lượng hàng hóa toàn cầu và khoảng một nửa trong số này được vận chuyển bằng máy bay chở khách.
Các tuyến vận tải đường biển qua Biển Đen cũng bị ảnh hưởng sau quyết định đóng cửa vận tải biển thương mại của Ukraine và động thái hạn chế quá cảnh qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.
Làm chậm xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) - diễn ra tại Glasgow, Vương quốc Anh, hồi tháng 11/2021 - đã đạt được những thỏa thuận quan trọng về phá rừng, phát thải khí methane và sản xuất than. Ít nhất 23 quốc gia đã đưa ra cam kết mới để loại bỏ dần điện than, bao gồm cả ở Đông Nam Á và châu Âu để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Tuy nhiên, khi phương Tây tìm các giải pháp thay thế cho nguồn cung dầu khí của Nga và giá năng lượng toàn cầu tăng cao, than đá sẽ tiếp tục tăng trưởng, ít nhất là trong ngắn hạn. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng châu Âu có thể buộc phải đốt nhiều than hơn khi phải cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và giá khí đốt tăng theo chiều hướng xoắn ốc.
Tờ The Financial Times nhận định, giá khí đốt đã đạt mức kỷ lục và ở mức này, chi phí vận hành của một số nhà máy nhiệt điện sẽ rẻ hơn là khí đốt, ngay cả khi đã chi trả chi phí cho cấp phép khí thải carbon. Những lo ngại về an ninh năng lượng cũng làm cho một số quốc gia, trong đó có Italy cho rằng có thể cần sử dụng nhiều than hơn để giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Tác động gián tiếp tới châu Á và Việt Nam
EIU nhận định mặc dù mức độ chịu tác động trực tiếp từ những căng thẳng đang diễn ra là thấp, nhưng những hậu quả gián tiếp vẫn sẽ là đáng kể đối với các nền kinh tế châu Á. Giá năng lượng và nông sản toàn cầu tăng cao sẽ là mối lo ngại chính, do mức độ phụ thuộc nhập khẩu vào "xứ sở bạch dương" là tương đối cao.
Điều này sẽ gây áp lực lên giá cả cũng như làm nảy sinh các vấn đề về an ninh năng lượng và lương thực. Tâm lý ngại rủi ro trên thị trường tài chính cũng có thể kích hoạt dòng vốn chảy ra khỏi khu vực, gây sức ép lên tiền tệ của các thị trường mới nổi, vốn có chiều hướng đi xuống trước khả năng Mỹ tăng lãi suất trong năm nay.
Việt Nam cũng sẽ khó tránh khỏi những tác động từ biến động thị trường do nền kinh tế đất nước có độ mở cao và hiện đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Những tác động sẽ bao gồm từ tăng trưởng tới hợp tác kinh tế thương mại, cũng như xuất nhập khẩu hàng hóa, bởi Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại London, Tiến sỹ Lương Tuấn Anh, Giảng viên kinh tế, Đại học De Montfort Leicester (Anh), cho biết, các công ty Việt Nam có quan hệ làm ăn với Nga sẽ chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Thứ nhất là tính thanh khoản trong thanh toán. Việc các nước phương Tây đã loại các ngân hàng của Nga ra khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) sẽ làm cho việc thanh toán giữa các công ty của Nga với các đối tác nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù Nga đã có hệ thống thanh toán của riêng mình nhưng hiện vẫn có rất ít ngân hàng tham gia. Các ngân hàng của Nga vẫn chủ yếu phải dựa vào SWIFT khi thanh toán quốc tế. Mỗi ngày có khoảng 400.000 tin nhắn thanh toán có liên quan đến thanh toán của Nga được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT.
Việc bị loại khỏi hệ thống này có thể khiến Nga mất đi 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngoài ra, mới đây hai hệ thống thanh toán quốc tế là Master Card và Visa Card cũng tuyên bố ngừng hoạt động tại Nga, càng khiến việc thanh toán với các ngân hàng của Nga thêm khó khăn.
Vấn đề thứ hai mà các công ty Việt Nam phải đối mặt là rủi ro bị trừng phạt bởi Mỹ và châu Âu khi quan hệ làm ăn với Nga. Đây vẫn là các thị trường quan trọng nhất của Việt Nam.
Khi căng thẳng Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và phương Tây tiếp tục tìm cách gây sức ép tối đa thông qua các công cụ kinh tế đối với Nga, thị trường sẽ vẫn diễn biến khó lường và tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với kinh tế thế giới vẫn chưa thể lường trước.
Tuy nhiên, giá năng lượng và giá lương thực thiết yếu tăng cao sẽ tác động ngay tức thì đến nhiều người dân tại các nước đang phát triển, làm trầm trọng thêm các vấn đề về an ninh lương thực. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây kéo dài cũng sẽ khiến xu hướng phân tách tài chính thế giới, giữa phương Tây và phương Đông, được đẩy nhanh hơn.
Điện hạt nhân chờ trỗi dậy giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu Đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có, các chính phủ ở phương Tây đang cân nhắc lại quan điểm lâu nay về vai trò của sản xuất điện hạt nhân, tạo tiền đề để điện hạt nhân trở lại. Các tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Saint-Laurent-des-Eaux ở Saint-Laurent-Nouan, miền Trung Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo trang...