Nga cảnh báo trả đũa khi Moldova quyết định tham gia lệnh trừng phạt của EU
Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này sẽ không bỏ qua quyết định của Moldova về việc tuân thủ gói trừng phạt Nga của EU và sẽ có hành động đáp trả.
Quốc hội Moldova đã bỏ phiếu tuân thủ các biện pháp trừng phạt Nga của EU. Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga mới đây cho biết, Điện Kremlin coi quyết định của Moldova tham gia các lệnh trừng phạt Nga của EU là một bước đi thù địch nhằm phá hủy mối quan hệ với Moskva và sẽ đáp trả.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, mục đích của Quốc hội Moldova là nhằm phá hủy hoàn toàn mối quan hệ của nước này với Nga, vốn đã ở trong tình trạng rất tồi tệ. Bộ này lưu ý Moskva sẽ không bỏ qua quyết định trên và sẽ có hành động đáp trả.
Tuyên bố trên của Nga được đưa ra nhằm phản ứng với cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Moldova, theo đó nước này đồng ý tuân thủ các biện pháp trừng phạt, coi đây là một phần của các biện pháp nhằm thay đổi luật pháp của nước này theo yêu cầu của EU trong quá trình nước này nỗ lực gia nhập khối.
Ủy ban châu Âu trong tháng này đã khuyến nghị bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Moldova và Ukraine.
Video đang HOT
Chính quyền Moldova trong những ngày gần đây đã tham gia gói trừng phạt lớn nhất của EU nhằm vào Nga. Họ nhằm vào hàng trăm người, bao gồm cả những người gốc Moldova hoặc những người làm việc ở Transnistria.
Mới đây, Moskva đã cấm 11 nghị sĩ của đảng Hành động và Đoàn kết cầm quyền ở Moldova (PAS) nhập cảnh với cáo buộc khủng bố báo chí Nga. Điều này xảy ra sau khi Chính phủ Moldova hồi tháng 10 đã đình chỉ giấy phép phát sóng của 6 đài truyền hình và chặn hơn 30 trang web mà qua đó Nga bị cáo buộc đã tìm cách tác động đến các cuộc bầu cử địa phương ở Moldova.
Trước đó, hàng chục quan chức Moldova khác đã bị từ chối nhập cảnh Nga. Đây là động thái đáp trả các hành động của Moldova, chẳng hạn như trục xuất Giám đốc đài Sputnik ở Moldova là ông Vitali Denisov, hay trục xuất nhân viên Đại sứ quán Nga tại Chisinau.
Do cuộc xung đột Nga – Ukraine, mối quan hệ của Chisinau với Moskva xấu đi nhanh chóng. Tổng thống Moldova Maia Sandu đã cáo buộc Moskva âm mưu gây bất ổn và chống chính phủ nước này. Moskva phủ nhận các cáo buộc và nói rằng bà Sandu đang gieo rắc tâm lý chống Nga ở Moldova.
EU đứng trước áp lực cấm khách du lịch Nga nhập cảnh
Một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi khối này cấm khách du lịch Nga, cho rằng đến thăm châu Âu là "đặc quyền, không phải nhân quyền".
Một số quốc gia kêu gọi cấm cấp thị thực du lịch cho người Nga. Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo Washington Post ngày 8/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn ở Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga hiện tại là yếu, nói phương Tây phải cấm mọi người Nga nhập cảnh trong ít nhất một năm.
Theo ông Zelensky, các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất là đóng cửa biên giới và người Nga nên sống trong thế giới riêng cho đến khi họ thay đổi triết lý của mình. Ông Zelensky khẳng định đây là cách duy nhất để gây ảnh hưởng tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo tờ The Guardian ngày 10/8, lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine được Thủ tướng Estonia là bà Kaja Kallas ủng hộ. Bà đã viết trên Twitter rằng đến thăm châu Âu là "một đặc quyền, không phải nhân quyền", đồng thời nói thêm: "Đã đến lúc chấm dứt hoạt động du lịch từ Nga. Hãy ngừng cấp thị thực du lịch cho người Nga".
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cũng đồng tình với ý kiến trên. Bà nói với đài truyền hình công cộng YLE rằng người Nga không thể sống một cuộc sống bình thường, đi du lịch ở châu Âu, làm khách du lịch.
Trước đó, Phần Lan cho biết ngày càng có nhiều người Nga đi qua biên giới dài 1.335km giữa hai nước để mua sắm tại các cửa hàng ở biên giới, đi đến các điểm đến khác của EU kể từ khi các nước dỡ bỏ biện pháp phòng chống COVID-19.
EU đã cấm đi lại bằng đường hàng không từ Nga sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine vào tháng 2. Tuyến đường sắt chở khách cuối cùng giữa St Petersburg và Helsinki đã bị đình chỉ vào tháng 3, nhưng người Nga vẫn có thể vào Phần Lan bằng đường bộ.
Tuần trước, Phần Lan đã công bố kế hoạch hạn chế thị thực du lịch đối với người Nga, nhưng nước này hiện chưa rõ cấm hoàn toàn người Nga nhập cảnh có vi phạm pháp luật không.
Trong khi đó, các quốc gia khu vực Schengen khác có chung biên giới với Nga, như Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan, đã thắt chặt đáng kể các quy định về thị thực.
Tất cả các động thái cho thấy các nước EU cần phải có một quyết định trên toàn khối về vấn đề này vì thành viên này không thể từ chối thị thực do một thành viên khác cấp. Có nghĩa là những người Nga bình thường không bị trừng phạt cá nhân có thể nhập cảnh các nước láng giềng để quá cảnh và từ đó đi lại trong khu vực EU.
Ngày 10/8, quyền Bộ trưởng Du lịch của Bulgaria, Ilin Dimitrov, cho biết rằng trên 50.000 người Nga (chủ yếu là chủ sở hữu bất động sản, căn hộ và thường đi qua Istanbul) đã đến thăm đất nước này vào cuối tháng 6. Ông nói: "Trở ngại và vé đắt không ngăn được họ".
Các ngoại trưởng EU sẽ thảo luận về vấn đề này khi họ gặp nhau tại Cộng hòa Séc vào cuối tháng 8. Bà Marin nói: "Trong các cuộc họp hội đồng châu Âu trong tương lai, vấn đề này sẽ còn gay gắt hơn nữa. Quan điểm cá nhân của tôi là nên hạn chế du lịch".
Tuy nhiên, các quốc gia khác không chắc chắn như vậy. Một số quốc gia có quan hệ gần gũi truyền thống với Nga, như Hungary, có khả năng sẽ phản đối mạnh mẽ lệnh cấm. Các quốc gia thành viên có cộng đồng người Nga đông như Đức cho rằng động thái này sẽ chia rẽ gia đình và trừng phạt những người Nga đã rời đi vì phản đối cuộc xung đột ở Ukraine.
Ủy ban châu Âu cũng đã đặt câu hỏi về tính khả thi của lệnh cấm nhập cảnh toàn diện, nói rằng một số loại khách du lịch như các thành viên gia đình, nhà báo và những người bất đồng chính kiến nên được cấp thị thực trong mọi trường hợp.
Những lời kêu gọi từ Ukraine và một số quốc gia thành viên yêu cầu EU áp đặt lệnh cấm người Nga nhập cảnh đã bị Điện Kremlin phản ứng mạnh. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Bất kỳ nỗ lực nào nhằm cô lập Nga hoặc người Nga đều không có triển vọng". Ông cho biết thêm rằng lời kêu gọi này thể hiện suy nghĩ phi lý và cực đoan.
Hungary chỉ trích đề xuất trừng phạt mới chống Nga Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói bóng gió rằng Liên minh châu Âu (EU) không nên thảo luận về gói trừng phạt thứ 12 chống Nga khi chưa phân tích được hậu quả của các lệnh trừng phạt trước đó. Thủ tướng Hungary và Tổng thống Nga Putin. Theo Sky News, ông Peter Szijjarto viết trên Facebook như sau: "Trong khi sự hợp...