Nga bỏ rơi Trung Quốc, chuyển sang bán dầu cho Ấn Độ
Nền kinh tế giảm tốc và thị trường chứng khoán với nhiều biến động của Trung Quốc đã khiến Nga cảnh giác trước mọi mặt hàng xuất khẩu sang quốc gia này, đặc biệt là dầu mỏ.
Tổng thống Putin của Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. ẢNh nguồn Business Insider
Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và thị trường chứng khoán sụp đổ liên tục đã khiến Nga phải cảnh giác trước các kế hoạch đầu tư của Trung Quốc. Thống kê từ InvestorIntel tiết lộ rằng, năm nay, xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đã giảm 20% so với năm ngoái.
Trên thực tế, Trung Quốc chỉ đầu tư 1,6 tỷ USD sang thị trường Nga năm 2014, trong khi Nga đầu tư 151,5 tỷ USD trong cùng thời kỳ vào nền kinh tế Trung Quốc.
Với tình hình hiện nay của Trung Quốc, Nga đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ, nước láng giềng thân cận của Trung Quốc.
Với mức tiêu thụ năng lượng trong nước rất lớn và sở hữu một nền kinh tế năng động, Ấn Độ đang nỗ lực phát triển kinh tế nhanh hơn Trung Quốc trong năm 2015 và 2016, theo dự báo gần đây của IMF. Theo đó,
Sau Trung Quốc, Ấn Độ là lựa chọn quan trọng tiếp theo của Nga trong việc tăng cường quan hệ ở châu Á và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Video đang HOT
Nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga chỉ dưới mức 1% cho đến khi Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ-Nga được tổ chức vào tháng 12 năm 2014 tại New Delhi. Tổng thống Putin của Nga và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc thảo luận về nhiều vấn đề hợp tác kinh tế, trong đó cả hai nước đã ký kết nhiều hiệp định song phương quan trọng.
Các thỏa thuận đều nằm trong một chương trình song phương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, trong đó bao gồm thăm dò dầu khí và sản xuất cùng với nguồn cung cấp LNG trong tương lai và các dự án mới.
Theo đó, Nga đã bắt đầu đầu tư vào vào lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Ấn Độ. Vào ngày 8.7.2015, Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và công ty dầu Essar Oil Limited thuộc Tập đoàn Essar Group của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá hàng triệu USD.
Các điều khoản chính hợp tác giữa hai bên chỉ ra, Tập đoàn Essar Group sẽ bán 49% cổ phần của Essar Oil cho Tập đoàn Rosneft của Nga với mức giá hơn 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, các điều khoản tài chính của thỏa thuận này hiện vẫn đang được thảo luận.
Trước đó, vào tháng 12 năm 2014, trong cùng ngày Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Ấn Độ-Nga, Tập đoàn Rosneft đã giành được một thỏa thuận cung cấp gần 10 triệu tấn dầu thô mỗi năm đến đến công ty Essar Oil trong thời gian là 10 năm. Quyết định đầu tư vào Essar Oil của Nga được xem là một trong quyết định mang tính chiến lược.
Nằm trong trung tâm lọc dầu lớn nhất thế giới, Jamnagar, Essar Oil hiện đang hoạt động một nhà máy lọc dầu có khả năng xử lý 20 triệu tấn mỗi năm. Nhà máy lọc dầu này được xem là lớn thứ hai ở Ấn Độ, và là một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới.
Dự tính trong một vài năm tới, công ty Essar Oil sẽ có thể được mở rộng xa hơn nữa mà không cần bất kỳ khoản đầu tư lớn nào . Theo đó, điều này đặc biệt thu hút Tập đoàn Rosneft của Nga trong việc mua cổ phần của công ty này.
Theo Tuyết Nhung
Một Thế giới/Business Insider
Tỉ phú Mỹ nêu lý do tin tưởng vào thị trường Nga
Nước Nga có vẻ là một trong những nơi rủi ro nhất trên thế giới cho việc đầu tư, theo CNN. Song vẫn có một số nhà đầu tư ngoại tin tưởng vào thị trường nước này.
Vẫn có một số nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào thị trường Nga - Ảnh: Reuters
Tiền tệ suy yếu từ năm ngoái, thị trường chứng khoán sụp đổ, mặt hàng xuất khẩu chính là dầu bị rớt giá và Moscow vẫn đang đối mặt với nguy cơ bị áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới. Tình hình kinh tế Nga có vẻ như không thể tệ hơn.
Song mặc cho các yếu tố đó, tỉ phú Mỹ David Bonderman vẫn tin rằng thị trường Nga đáng để đầu tư. TPG Capital - công ty do ông Bonderman đồng sáng lập vào năm 1992 - là một trong những hãng cổ phần tư nhân năng động nhất nước Nga. Năm 2011, công ty đầu tư 100 triệu USD vào VTB Group, một tổ chức tài chính tại Moscow.
CNN hôm 1.5 đưa tin Bonderman nói rằng mình đặc biệt bị thu hút bởi thực tế rằng giá tài sản ở Nga đã chịu tác động lớn từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra. Nga đang cực kỳ thiếu vốn đầu tư.
"Số tiền thu được từ đầu tư sẽ khá hơn khi giá cả thấp hoặc quân lính có mặt trên đường phố. Nếu bạn là một nhà đầu tư trung đến dài hạn, thị trường Nga có một vài yếu tố hấp dẫn", ông Bonderman nói tại Hội nghị toàn cầu Milken ở thành phố Los Angeles (Mỹ).
Dưới đây là vài điểm cho thấy các nhà đầu tư tin tưởng vào nước Nga hoàn toàn có lý do để mỉm cười.
Trước tiên, đồng rúp Nga đã tăng 25% giá trị so với đồng đô la Mỹ và tăng còn nhiều hơn mức đó so với đồng euro trong vòng 3 tháng qua. RUB được hỗ trợ bởi giá dầu bắt đầu tăng và động thái tăng lãi suất tích cực trong năm ngoái của Ngân hàng Trung ương Nga. Chỉ số Micex thị trường chứng khoán tăng 20% trong năm nay.
Về lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu, ông Bonderman cho rằng các nhà đầu tư không nên quá lo lắng về chúng. "Các lệnh trừng phạt hoàn toàn chẳng làm được gì ngoài việc thể hiện một tuyên bố chính trị. Nó được thiết kế để kích thích, không phải để tỏ ra có hiệu quả", Bonderman nói.
Ông chỉ ra rằng Mỹ vốn đã có thể làm suy yếu nền kinh tế Nga hiệu quả hơn bằng việc cắt đứt khả năng tiếp cận vốn vay của nước này.
Cuối cùng, lệnh trừng phạt đồng nghĩa với cơ hội, đặc biệt dành cho những nhà đầu tư khôn khéo.
"Các hạn chế tạo ra cơ hội để kiếm tiền nhiều hơn. Nước Nga rất hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư. Đó là một thị trường khổng lồ", Ruben Vardanian - doanh nhân Nga và là cựu CEO một ngân hàng đồng quan điểm. Vardanian nói thêm việc tương lai nền kinh tế Nga khó đoán không quan trọng bằng các yếu tố khác, đơn cử như lợi nhuận của các công ty.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thị trường Nga vẫn là "miền đất hứa" với giới đầu tư nước ngoài Theo hãng tin Bloomberg, các nhà đầu tư trên thế giới cho rằng các doanh nghiệp Nga sẽ tiếp tục con đường phục hồi một cách tự tin trong năm 2015 sau một năm 2014 tương đối ảm đạm, do những tác động tiêu cực đến từ các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây. Ảnh minh họa. (Nguồn: nbcnews.com) Năm...