Nga báo tin mừng về cuộc điều tra vụ phá hoại đường ống Nord Stream
Moscow muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ủy quyền cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tiến hành cuộc điều tra quốc tế về vụ tấn công đường ống dẫn khí qua biển Baltic.
Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky. Ảnh: RT
Ngày 9/3, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho biết, cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an về nghị quyết kêu gọi tiến hành cuộc điều tra quốc tế vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream có thể được tổ chức vào cuối tháng 3 này.
Theo ông Polyansky, Moscow đã tiến hành 3 vòng lấy ý kiến chuyên gia và nhiều khả phương Tây sẽ phản đối cuộc bỏ phiếu này.
Hiện Nga đang phối hợp với các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ xem xét công khai tất cả những nội dung trao đổi giữa nước này với giới chức Đức, Đan Mạch và Thụy Điển liên quan đến vụ phá hoại đường ống Nord Stream. Hiện 3 nước châu Âu này vẫn chưa đồng ý để Moscow tham gia cuộc điều tra chung.
Moscow đang gây áp lực để Liên Hợp Quốc mở cuộc điều tra quốc tế về vụ tấn công đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức. Phía Nga mong muốn Hội đồng Bảo an ủy quyền cho Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tiến hành một cuộc điều tra về vụ việc.
Video đang HOT
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova đã chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) cố tình phớt lờ mọi yêu cầu đàm phán về cuộc điều tra quốc tế liên quan đường ống khí đốt Nord Stream. Vụ nổ đã làm vỡ 3 trong số 4 đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2 nối Nga với Đức.
Trong một diễn biến liên quan, Nga vừa bác khả năng “nhóm thân Ukraine” thực hiện vụ nổ như truyền thông quốc tế đưa tin những ngày qua.
Hãng tin Tass dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 9/3 cho rằng thông tin nhóm thân Ukraine đứng sau vụ việc là cách Mỹ “nhồi thông tin” cho truyền thông nhằm “đánh lạc hướng dư luận” và cản trở cuộc điều tra quốc tế.
Vụ nổ đường ống Nord Stream xảy ra vào ngày 26/9/2022 tại vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. Ảnh: Tass
Ông Peskov khó tin việc nhóm người thân Ukraine có thể thực hiện được vụ nổ đường ống bởi “hành động này quá khó”, theo ông chỉ lực lượng tình báo được đào tạo bài bản mới đủ khả năng hành động.
Thông tin về “người đứng sau” vụ phá hoại đường ống Nord Stream được phương tiện truyền thông ở nhiều quốc gia đưa tin cùng lúc, trong đó có Wall Street Journal (Mỹ), New York Times (Mỹ) và The Times (Anh). Ông Peskov cho rằng điều này nhằm “đánh lạc hướng dư luận”, đồng thời kêu gọi các nước góp vốn trong dự án Nord Stream và LHQ thúc đẩy điều tra minh bạch và nhanh chóng.
Quan chức Điện Kremlin nhấn mạnh rằng cần phải xác định những ai đã ra lệnh phá hủy đường ống, “bởi điều này đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho phép thực hiện một hành động khủng bố nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng quốc tế”.
Vụ nổ đường ống Nord Stream xảy ra vào ngày 26/9/2022 tại vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch. Cả hai nước đều kết luận vụ nổ là có chủ ý, nhưng chưa đưa ra được kết luận chính thức về thủ phạm.
Nga: Phương Tây đánh lạc hướng dư luận về vụ phá hoại đường ống khí đốt
Trong thông tin liên quan tới vụ phá hoại hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc của Nga, truyền thông phương Tây đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận và Nga không hiểu làm thế nào các quan chức Mỹ có thể đưa ra giả định liên quan các cuộc tấn công mà không thực hiện điều tra.
Trên đây là tuyên bố của người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, đưa ra ngày 8/3.
Vị trí rò rỉ khí đốt trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 dưới biển Baltic, ngày 27/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Peskov nêu rõ những bên chủ mưu vụ tấn công muốn chuyển hướng chú ý của dư luận và đây là hành động cố ý. Theo ông Peskov, các nước góp vốn trong dự án Dòng chảy phương Bắc (với Dòng chảy phương Bắc 1 gồm Nga, Đức, Hà Lan và Pháp) cần thực hiện cuộc điều tra khẩn cấp và minh bạch.
Tuyên bố của quan chức Điện Kremlin được đưa ra một ngày sau khi tờ New York Times của Mỹ, dẫn nguồn tin tình báo Mỹ, cho rằng một nhóm ủng hộ Ukraine (có thể gồm các người Ukraine hoặc người Nga), đã gây ra các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc và Dòng chảy phương Bắc 2 vào tháng 9 năm ngoái. Trong khi đó, Đài phát thanh truyền hình ARD và báo Die Zeit của Đức thông tin rằng thủ phạm thực hiện vụ tấn công là 6 người (trong đó có 1 phụ nữ) và những người này sử dụng hộ chiếu giả.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã cảnh báo về các cáo buộc vội vàng liên quan tới các vụ phá hoại nói trên.
Trước đó, nhà báo điều tra Mỹ Seymour Hersh đăng trên blog cá nhân thông tin cho rằng các thợ lặn thuộc lực lượng Hải quân Mỹ với sự giúp đỡ của Na Uy đã cài chất nổ trên các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới Biển Baltic giữa Nga và Đức vào tháng 6/2022. Các vụ nổ xảy ra sau đó 3 tháng đã làm hư hại hệ thống đường ống dẫn này, trong đó có đoạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Thụy Điển và của Đan Mạch.
Nga cho rằng phương Tây phải chịu trách nhiệm đối với những vụ nổ này, đồng thời kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế. Tuy nhiên, phương Tây đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc. Các cuộc điều tra do chính quyền Thụy Điển, Đan Mạch thực hiện đến nay vẫn chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia hay chủ thể nào dù cho rằng đây là hành động "có chủ đích".
Ngày 21/2 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành thảo luận vấn đề này sau khi phái đoàn thường trực Liên bang Nga đề nghị mở một cuộc điều tra toàn diện do LHQ đứng đầu. Một số thành viên HĐBA lên tiếng ủng hộ đề xuất này, song một số nhấn mạnh chỉ cần các cuộc điều tra hiện nay là đủ. Các thành viên khác bày tỏ quan ngại về tác động của vụ việc, cho rằng các nỗ lực nên tập trung vào việc hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.
Điện Kremlin lên tiếng sau khi tình báo Mỹ hé lộ về thủ phạm vụ phá đường ống Nord Stream New York Times, Washington Post và một số tờ báo khác dẫn nguồn tin từ tình báo Mỹ tiết lộ, một nhóm thân Ukraine, có thể có liên quan tới chính phủ hoặc cơ quan an ninh Ukraine, đứng sau vụ đánh bom đường ống Nord Stream của Nga hồi năm ngoái. Nga cho đến nay chưa được phép tham gia cuộc điều...