Nga bác bỏ thông tin bán 36 tiêm kích Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Đang tồn tại những luồng thông tin khác nhau về thương vụ mua sắm máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-35 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục đàm phán về việc cung cấp máy bay chiến đấu Su-35, vẫn chưa có gì chắc chắn, hãng thông tấn Nga RIA Novosti trích dẫn một nguồn tin trong Ban thư ký ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
“Không có gì chắc chắn đối với việc cung cấp tiêm kích Su-35, các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra”, nguồn tin giấu tên nói rõ.
Trước đó báo Daily Sabah hôm 25/10 đã trích dẫn các nguồn tin quân sự của riêng mình để kết luận rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã gần kết thúc thỏa thuận về việc cung cấp 36 tiêm kích đa năng thế hệ 4,5 Su-35.
Theo công bố, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tham gia sản xuất một số thành phần của chiếc máy bay chiến đấu tối tân này, bao gồm cả vũ khí chính xác và đạn dược, điều khoản trên đang được thảo luận.
Tiêm kích đa năng Su-35 của Không quân Nga. Ảnh: Ria Novosti.
Video đang HOT
Việc RIA Novosti bác bỏ thông tin Nga sắp bán 36 chiếc Su-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến dư luận nhớ lợi lời tuyên bố của Ngoại trưởng nước này cách đây ít lâu, đó là những cuộc đàm phán về khả năng Ankara sẽ mua tiêm kích Su-57 và Su-35 thậm chí còn chưa được tiến hành.
Sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ chưa quyết định mua ngay chiến đấu cơ Nga một phần là do họ lo ngại phản ứng từ phía Mỹ, bởi khả năng cao là Ankara sẽ phải hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề hơn như cấm vận kinh tế hay từ chối cung cấp phụ tùng khiến hơn 200 chiếc F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phải nằm đất.
Bên cạnh đó cần nhìn nhận thực tế rằng còn rất lâu nữa Nga mới hoàn thiện được chiếc Su-57, không một quốc gia nào dám mạo hiểm “làm chuột bạch thí nghiệm” của Moskva khi đặt mua phiên bản xuất khẩu Su-57E.
Ngoài ra Nga nổi tiếng là cứng rắn trong việc chuyển giao công nghệ vũ khí của mình cho đối tác, rất ít khả năng Thổ Nhĩ Kỳ được chấp thuận tham gia sản xuất linh kiện của máy bay chiến đấu Nga, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến triển vọng xuất khẩu của tiêm kích do Nga chế tạo.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn
Ván bài cao tay của ông Putin khiến vết nứt quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày một rộng
Tổng thống Nga Putin rất khôn ngoan trong "cuộc chơi" với người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Nga hiểu ông Erdogan sẽ nghiêng về phía mình, xa lánh nhiều người ở Washington và bởi vậy các lựa chọn của ông Erdogan dần bị hạn chế.
Theo Foreign Policy, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang "qua mặt" Mỹ. Cùng với các chiêu bài, sự đe dọa và hăm dọa, ông Erdogan đã thuyết phục Mỹ đi đến thỏa thuận ở phía Đông Bắc Syria nhằm ngăn một cuộc tấn công từ người Kurd.
Tuy nhiên, nếu ông Erdogan thành công trong việc áp chế Washington, ngược lại Tổng thống Nga Putin lại có chiêu bài độc khắc chế nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan vừa mới có chuyến thăm Moscow và ở đây ông Putin đã chứng minh với Thổ Nhĩ Kỳ sức mạnh ấn tượng về quân sự với cả máy bay chiến đấu SU-35 và SU-57.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin
Chuyến thăm Moscow của ông Erdogan diễn ra sau khi Moscow bàn giao lô hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã nhiều lần bị Mỹ cảnh báo rằng vũ khí này sẽ giúp người Nga có cơ hội giải mã công nghệ tàng hình của F-35, do đó gây nguy hiểm cho an ninh của toàn bộ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cũng như các nước NATO.
Trớ trêu thay, Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là người sẽ nhận được 100 chiếc F-35 trong tương lai mà còn đồng thời là nhà sản xuất máy bay. Washington, trong một động thái quan trọng đã trao cho Thổ Nhĩ Kỳ vai trò lớn trong việc sản xuất nhiều bộ phận của máy bay F-35, trong đó có thân máy bay. Và nhờ vậy, Ankara đã thu về nhiều tỷ USD tiền xuất khẩu và có được bí quyết công nghệ có giá trị trong ngành công nghiệp vũ khí, một mục tiêu được Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm từ lâu.
Không có gì đáng ngạc nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đưa ra nhiều giải pháp trừng phạt quyết định mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ ngoài việc trục xuất nước này ra khỏi chương trình F-35.
Việc mua S-400 của Nga cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải đánh đổi. Ngoài việc đánh mất cơ hội hiện đại hóa dàn máy bay chiến đấu già cỗi, Ankara cũng để lỡ cơ hội nhận được sự chuyển giao công nghệ và cơ hội kiếm hàng tỷ USD xuất khẩu.
Ông Erdogan dường như đã đúng khi người Mỹ khó có khả năng triển khai các mối đe dọa. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là một quyết định phi thường, bởi vì làm ấm lòng ông Putin, nghĩa là ông Erdogan đã phải đặt cược tương lai của ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào những rủi ro.
Không chỉ mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ còn ngỏ ý muốn mua máy bay chiến đấu của Nga và điều này hẳn nhiên làm sâu thêm sự rạn nứt với Mỹ.
Dù ông Erdogan ngỏ ý sẵn sàng phá vỡ mối quan hệ quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy mối quan hệ ấm nồng với ông Putin, lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bất hòa về tình hình Syria.
Nga, cùng với Iran, đã hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không có gì khó hiểu khi chính quyền Syria luôn tăng cường lực lượng vào Idlib. Tháng trước, một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực bị tấn công, rất có thể là từ máy bay do Nga sản xuất. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhẹ nhàng chỉ trích Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã hy vọng rằng tỉnh Idlib sẽ vẫn là một vùng đệm để ngăn dòng người tị nạn từ Syria tràn qua Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu cho thấy quân đội Syria sẽ tiến lên tấn công dẹp khủng bố ở khu vực này. Và Nga dường như đã rất biết cách nắn gân Thổ Nhĩ Kỳ khi nối lại việc đánh bom ở Idlib sau đó là lệnh ngừng tấn công vào khu vực này.
Ông Putin rất khôn ngoan trong "cuộc chơi" với người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Nga hiểu ông Erdogan sẽ nghiêng về phía mình, xa lánh nhiều người ở Washington và bởi vậy các lựa chọn của ông Erdogan dần bị hạn chế.
Theo nguoiduatin
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua thêm "rồng lửa" S-400 nếu không mua được Patriot Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua thêm một lô hệ thống phòng không S-400 của Nga - Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết. Hệ thống phòng thủ S-400. "Hiện nay chúng tôi cần thêm các hệ thống cho tới khi có thể tự sản xuất được. Nếu chúng tôi có thể mua từ Mỹ, chúng tôi sẽ mua...