New Zealand cấm cửa tàu ngầm hạt nhân Australia
New Zealand không dỡ lệnh cấm tàu hạt nhân vào lãnh hải, sau khi đồng minh Australia quyết định phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
“Lập trường của New Zealand liên quan đến cấm tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vào vùng biển của chúng tôi không đổi”, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 16/9 tuyên bố, đề cập đến kế hoạch chế tạo tàu ngầm hạt nhân của đồng minh sát sườn Australia.
Điều này đồng nghĩa New Zealand sẽ không cho phép hạm đội tàu ngầm hạt nhân tương lai của Australia đi vào vùng biển của mình.
Ardern cho biết bà đã được người đồng cấp Australia Scott Morrison thông báo kế hoạch phát triển tàu ngầm hạt nhân mang vũ khí thông thường với sự giúp đỡ của Anh và Mỹ. Đây là lần đầu Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia đồng minh kể từ sau lần chuyển giao cho Anh năm 1958.
Tàu ngầm HMAS Rankin tham gia diễn tập AUSINDEX 21 ngoài khơi thành phố Darwin, Australia ngày 10/9. Ảnh: BQP Australia .
Ardern nhận định thỏa thuận trên “chủ yếu xoay quanh công nghệ và phần cứng quốc phòng”, ít tác động đến liên minh tình báo Ngũ Nhãn gồm Mỹ, Anh, Australia, Canada và New Zealand. “Thỏa thuận này không làm thay đổi mối quan hệ an ninh và tình báo của chúng tôi với Mỹ, Anh và Australia, cũng như Canada”, Thủ tướng Ardern cho biết.
Lệnh cấm tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân vào lãnh hải được New Zealand đưa ra sau khi Pháp thử hạt nhân tại khu vực nam Thái Bình Dương tháng 10/1985. Lệnh cấm đã khiến hải quân Mỹ đình chỉ các chuyến thăm cảng tại nước này trong hơn 30 năm.
Khu trục hạm USS Sampson của Mỹ tới New Zealand cuối năm 2016, song được thủ tướng New Zealand khi đó là John Key miễn trừ đặc biệt do “tin tưởng 100%” chiến hạm này không chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc mang theo vũ khí hạt nhân.
Mỹ, Anh giúp Australia đóng tàu ngầm hạt nhân Tàu chiến Ấn Độ, Australia diễn tập chung ở Biển Đông Hai tàu Trung Quốc do thám Mỹ – Australia diễn tập chung Tàu chiến Mỹ, Australia diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông Nhật lần đầu diễn tập cùng Pháp, Mỹ và Australia
Australia chi 8 tỷ USD để kéo dài tuổi thọ các tàu ngầm lớp Collins
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton ngày 10/6 cho hay toàn bộ hạm đội 6 tàu ngầm Collins của hải quân nước này sẽ được tái trang bị để kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm nữa, trong bối cảnh chiếc đầu tiên trong số 12 tàu ngầm lớp tấn công mới do Pháp đóng dự kiến phải chờ đến năm 2035 mới có thể đưa vào sử dụng.
Ông Dutton cho biết trước những mối đe dọa thực tế trong khu vực, năng lực tàu ngầm có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và Australia cần phải thực hiện chương trình kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ 6 tàu ngầm lớp Collins, khi chiếc đầu tiên sẽ hết hạn sử dụng 30 năm vào năm 2026. Kế hoạch dự kiến sẽ tốn 10 tỷ AUD (8 tỷ USD).
Thông tin trên được đưa ra trước cuộc họp giữa Thủ tướng Australia Scott Morrison và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Pháp vào tuần tới, trong đó hai bên sẽ thảo luận về dự án của Tập đoàn đóng tàu Pháp Naval đóng 12 tàu ngầm mới cho Australia. Dự án hiện gặp khó khăn do sự chậm trễ và bất đồng giữa 2 nước về mức độ tham gia và mức giá.
Australia vướng trở ngại với thẻ xanh vaccine Chính phủ Australia kỳ vọng thẻ xanh vaccine là chìa khóa mở cửa sau những lần phong tỏa liên tiếp, nhưng kế hoạch này vướng nhiều trở ngại. Khi ngày càng nhiều nhiều chuyên gia nhận định Covid-19 sẽ không thể bị xóa sổ hoàn toàn, các nước trên thế giới đang lần lượt lên kế hoạch cho tương lai sống chung với...