New York Times: Nếu ông Trump thắng cử năm 2024, Mỹ có thể rời NATO
Tờ New York Times (NYT) cho rằng khả năng ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 có thể dẫn đến việc Mỹ rời khỏi khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Ông Donald Trump. Ảnh: New York Times
Theo tờ nhật báo Mỹ, nhiều nhà ngoại giao cũng như chính phủ các nước thành viên NATO trước đó đã lên tiếng cảnh báo về “sự trở lại của ông Trump”. Họ cho rằng ông Trump sẽ không chỉ ngừng ủng hộ Ukraine mà còn giảm quy mô hiện diện ở châu Âu, cũng như rút lui khỏi liên minh quân sự NATO.
Ông James Stavridis, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ và từng là chỉ huy lực lượng NATO từ năm 2009 đến năm 2013, chia sẻ: “Châu Âu đang tồn tại mối lo ngại lớn rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump sẽ dẫn đến việc Mỹ thực sự rút khỏi NATO”. Ông Stavridis cho rằng nếu kịch bản đó xảy ra, đó sẽ là một thất bại to lớn về mặt chiến lược và lịch sử đối với Washington.
Mặt khác, NYT chỉ ra rằng phần lớn các nước châu Âu đều chưa thể chọn lựa một đường lối khả thi trong trường hợp ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024.
Trước đó, các nguồn tin thân cận cho biết ông Trump đã thảo luận về việc rút nước này khỏi NATO, hoặc thu hẹp đáng kể cam kết của Mỹ với khối này, nếu ông thắng cử. Ông nêu điều kiện ở lại liên minh này là các thành viên châu Âu phải tăng chi tiêu quốc phòng và bãi bỏ Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – vốn quy định một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên cũng đồng nghĩa một cuộc tấn công vào tất cả 31 quốc gia.
Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine và các thành viên Đông Âu – Baltic của NATO kêu gọi liên minh này tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev, cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần cảnh báo về khả năng Chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra ở châu Âu. Ông cam kết rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine và buộc Tổng thống Volodymyr Zelenzky phải đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Nga.
Video đang HOT
Mỹ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 11/2024. Mùa bầu cử năm nay sẽ chứng kiến cuộc đua giữa nhiều ứng cử viên nổi bật, trong đó có Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump.
Biển Đen "không đủ lớn" để NATO tấn công tàu chiến Nga và thoát đi
Đô đốc Mỹ đã nghỉ hưu James Stavridis nói rằng tàu chiến NATO nên hộ tống các tàu chở ngũ cốc của Ukraine ở Biển Đen và bắn vào các chiến hạm Nga nếu bị đe dọa.
Hạm đội Biển Đen của Nga ở Sevastopol, Crimea (Ảnh: Ukrainetrek.com).
Được yêu cầu bình luận về nhận định của Đô đốc Mỹ, Thuyền trưởng hạng nhất Nga (đã nghỉ hưu) Vasily Dandykin nói với Sputnik rằng , chỉ có một thành viên NATO liền kề Biển Đen có thể thách thức Nga và họ không đủ liều lĩnh để làm như vậy.
"NATO và Mỹ có thể hộ tống các chuyến hàng ngũ cốc trên biển, điều mà họ có nhiều khả năng thực hiện với ba quốc gia lớn của NATO ở Biển Đen", Đô đốc Stavridis nói khi bình luận về khả năng đưa ngũ cốc của Ukraine ra khỏi Odessa trong bối cảnh Nga đã đình chỉ tham gia thỏa thuận ngũ cốc và không đảm bảo an toàn cho hành lang nhân đạo.
"Với những cảnh báo rõ ràng dành cho Hạm đội Biển Đen của Nga, NATO nên bắn trả nếu một tàu chiến Nga tấn công tàu chở ngũ cốc", đô đốc đã nghỉ hưu, đồng thời là cựu tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh của NATO, khuyến nghị.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào cuối tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi việc mở lại hành lang ngũ cốc ở Biển Đen là "ưu tiên tuyệt đối".
Cũng trong tuần trước, truyền thông Mỹ trích dẫn một nguồn thạo tin cho biết, Ankara đã bác bỏ "động thái cực kỳ rủi ro" là hộ tống các tàu chở ngũ cốc của Ukraine bằng tàu chiến, với lý do Moscow có thể sẽ phản ứng.
Những toan tính không tưởng của NATO
"Họ đang yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ (can thiệp), nhưng Thổ Nhĩ Kỳ phải làm như vậy thế nào?", nhà phân tích quốc phòng Nga Vasily Dandykin nói với Sputnik.
"Đây là vấn đề nguyên tắc đối với Ankara - nền tảng cho sự độc lập của đất nước và hành vi của họ, về cơ bản họ xây dựng chính sách của mình. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm nguyên tắc của họ, địa vị của đất nước sẽ bị suy giảm", ông Dandykin giải thích.
Nhà phân tích lưu ý rằng mặc dù Ankara đã giao máy bay không người lái Bayraktar cho Kiev, vẫn duy trì liên lạc với Zelensky, nhưng nước này cũng duy trì liên lạc chiến lược với Moscow.
"Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử hàng thế kỷ về cái gọi là "chính trị thị trường", những thỏa thuận dựa trên những gì có lợi và những gì không. Do đó, có thể có sự hiểu lầm giữa các cường quốc phương Tây về vị trí của đối tác cụ thể này", ông nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có quan hệ mật thiết. Hai nhà lãnh đạo cùng nhau ăn kem tại Triển lãm hàng không MAKS 2019 (Ảnh: Sputnik).
"Thổ Nhĩ Kỳ có cần chiến tranh với Nga không? Họ có quan hệ với Nga trên nhiều lĩnh vực, từ xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đường ống dẫn khí đốt, đến du lịch,... Do đó, cuộc thảo luận này [về việc Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống các tàu Ukraine hoàn toàn chỉ là giả thuyết", ông Dandykin nói.
Mặt khác, "Thổ Nhĩ Kỳ thực sự có một hạm đội khá mạnh, không giống như Bulgaria và Rumania", các cường quốc NATO lân cận Biển Đen khác được Stavridis ám chỉ là ứng cử viên cho nhiệm vụ hộ tống, chuyên gia Dandykin nói.
"Hạm đội Biển Đen (Nga) có đủ khả năng đẩy lùi hạm đội của các quốc gia này, và sau đó là một số quốc gia khác. Xét cho cùng, hạm đội không chỉ bao gồm các tàu được trang bị tên lửa hành trình Kalibr... (Nga còn có) hệ thống tên lửa bờ Bastion-P được trang bị tên lửa Onyx không thể bị đánh chặn, hệ thống phòng thủ bờ biển Bal, không quân hải quân,... Đó là nếu chúng ta đang nói về Crimea. Nhưng Nga cũng có căn cứ hải quân Novorossiysk. Nói cách khác, Biển Đen không đủ lớn, hãy nói theo cách này, để một canh bạc liều lĩnh như vậy của NATO thành công", nhà quan sát Nga nhấn mạnh.
Công ước Montreux
Đối với các cường quốc NATO bên ngoài Biển Đen, bao gồm cả Mỹ, việc họ vào vùng biển này để hộ tống các tàu chở ngũ cốc của Ukraine sẽ vi phạm Công ước Montreux năm 1936, theo đó hạn chế sự hiện diện của tàu chiến nước ngoài và không cho phép chúng hoạt động quá 21 ngày tại Biển Đen.
Ngoài ra, liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, Ankara đã quyết định đóng cửa hoàn toàn eo biển Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đối với các tàu chiến nước ngoài mà còn cả Ukraine và Nga.
Cuối cùng, ông Dandykin tin rằng có một "giới hạn" nhất định mà các đối tác NATO của Kiev, đặc biệt là Mỹ và Anh, sẽ không dám vượt qua. Theo đó, các đề xuất của Đô đốc Stavridis về việc triển khai các tàu chiến của liên minh để hộ tống các tàu chở ngũ cốc của Ukraine là một giấc mơ viển vông, sĩ quan đã nghỉ hưu của Nga kết luận.
Nga cảnh báo đáp trả các thành viên mới của NATO Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva sẽ có biện pháp đáp trả sau khi khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng tới Thụy Điển và Phần Lan. Cái bắt tay giữa Tổng thư ký NATO General Jens Stoltenberg (bên trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Vilnius ngày 11/7. Ảnh: AFP Ông...