Nếu tránh thai bằng cách dùng các loại thuốc, chị em hãy cẩn trọng với những tác dụng phụ này
Dù không phải tất cả mọi người đều sẽ gặp phải nhưng một số người khi dùng các loại thuốc tránh thai có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 60% phụ nữ Mỹ đang sử dụng thuốc tránh thai (thuốc kiểm soát nội tiết tố). Loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng, dù không phải tất cả mọi người đều sẽ gặp phải.
Thuốc kiểm soát sản nội tiết tố được chia thành hai loại là dạng kết hợp (chứa cả estrogen và progestin) và chỉ có progestin. Dù vậy, tác dụng phụ của các loại thuốc ức chế sản sinh hormone này khá giống nhau. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe nhiều người có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này:
Khoảng 60% phụ nữ Mỹ đang sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết tố.
Nổi mụn trứng cá
Một số người có thể nổi mụn trứng cá do nội tiết tố mất cân bằng. Christine Masterson, trưởng khoa chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em tại Tổ chức Summit Medical ở New Jersey cho biết, sử dụng thuốc điều hòa hormone đúng liều sẽ ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả. Tuy nhiên, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi mụn trứng cá biến mất. Do đó, mọi người phải mất khoảng 6 tháng để nhận thấy hiệu quả của loại thuốc này.
Các chuyên gia cũng khuyên mọi người nên sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết tố dạng kết hợp để ngăn ngừa mụn trứng cá.
Bạn có thể gặp phải tình trạng tăng cân tạm thời nếu sử dụng thuốc điều hòa nội tiết. Tác dụng phụ này thường có liên quan tới lượng estrogen trong thuốc.
Dù đã được cải tiến, loại thuốc này vẫn chứa một lượng estrogen nhất định nên mọi người vẫn có thể tăng cân khi sử dụng. Vì vậy, các bác sĩ thường kê thuốc liều thấp cho những bệnh nhân gặp vấn đề về cân nặng.
Bạn có thể gặp phải tình trạng tăng cân tạm thời nếu sử dụng thuốc điều hòa nội tiết.
Cơ thể chịu những kích thích từ hormone sẽ gây nên những biến đổi về tâm trạng. Tiến sĩ Randy Simon, nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm nghiên cứu Montclair Summit, New Jersey cho biết, mọi người có thể khóc dễ hơn, cảm thấy chán nản mất niềm tin vào cuộc sống và có xu hướng trầm cảm.
Nếu gặp phải những vấn đề về tâm lý khó thể giải quyết, bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, gánh nặng về công việc và các mối quan hệ sẽ làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt
Đau bụng kinh là thứ sẽ hành hạ bạn mỗi khi đến ngày đặc biệt trong tháng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết tố có thể giảm cơn đau này. Ariel Lombard, tư vấn viên kiêm bác sĩ nội tiết tại Bệnh viện Y học nhiệt đới London (Anh) cho hay, loại thuốc này sẽ ảnh hưởng tới thời gian có kinh nguyệt, làm chu kỳ của bạn ngắn hơn và ít đau đớn. Vì vậy, sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết tố sẽ tạo những khác biệt to lớn.
Nếu bạn đang mắc ung nang buồng trứng, sử dụng thuốc kiểm soát nội tiết tố có thể làm giảm sự thay đổi hormone, từ đó hạn chế khối u phát triển.
Đau bụng kinh là thứ sẽ hành hạ bạn mỗi khi đến ngày đặc biệt trong tháng.
Video đang HOT
Thuốc kiểm soát nội tiết tố loại kết hợp sẽ ức chế rụng trứng hơn loại chỉ chứa progestin. Do đó, sử dụng thuốc này sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn.
Loại bỏ đau nửa đầu trong kỳ kinh nguyệt
Chứng đau nửa đầu có thể liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, kiểm soát nội tiết tố sẽ giúp bạn loại bỏ những cơn đau này. Sụt giảm hormone estrogen là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu kinh nguyệt dữ dội. Theo Matthew D. Hellmann, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám Trung tâm y tế Ronald Reagan UCLA, California (Hoa Kỳ), đau đầu còn thường kèm theo buồn nôn, nhạy cảm ánh sáng và chóng mặt.
Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này có thể gây nên chứng đau nửa đầu với hào quang. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ đột quỵ do nội tiết tố không tương thích. Vì vậy, những người gắn bó lâu dài với bệnh đau nửa đầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc kiểm soát nội tiết tố.
Chứng đau nửa đầu có thể liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi kích thước nhũ hoa
Gia tăng nồng độ estrogen và progesterone sau dùng thuốc kiểm soát hormone sẽ gây nên những thay đổi về nhũ hoa. Bộ phận này có thể trở nên đầy đặn và mềm hơn. Tuy nhiên, càng dùng nhiều thuốc này thì tác dụng của chúng sẽ càng giảm dần.
Tăng nguy cơ đông máu
Rocío Salas-Whalen, chuyên gia y khoa kiêm nhà nội tiết học tại Phòng khám Manhattan cho biết, các estrogen trong thuốc kiểm soát nội tiết tố loại kết hợp có thể gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng.
Hiện nay, nguy cơ mắc chứng nghẽn mạch máu là 1/1000. Vì vậy, các dấu hiệu như đau bắp chân, sưng chân hoặc khó thở có thể là những tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, mọi người cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng như đau tim, tức ngực, đau lưng, vai và các dấu hiệu của đột quỵ như tê tay chân, đau đầu dữ dội hoặc lú lẫn. Khi gặp phải tình trạng này, mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Những phụ nữ có thói quen hút thuốc hoặc tiền sử bệnh tật sở hữu nguy cơ mắc bệnh này cao. Vì vậy, kiểm tra huyết áp thường xuyên là việc làm cần thiết để kịp thời phòng ngừa và điều trị.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Helino
Tập ngay 5 tư thế yoga này để giúp ngăn ngừa chứng vẹo cột sống do đứng ngồi sai tư thế
Với những người mắc chứng vẹo cột sống, tập yoga có thể cải thiện xương khớp và giảm đau.
Vẹo cột sống là tình trạng rối loạn xương khiến xương cột sống bị cong bất thường. Cột sống có hình cong bình thường khi nhìn từ phía bên. Tuy nhiên, bộ phận này phải thẳng khi nhìn từ trực diện. Rolland Nemirovsky, bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống tại trung tâm Manhattan Sports Therapy cho biết, xương cột sống ở bệnh nhân gặp phải tình trạng này có xu hướng cong về một bên hoặc xoắn vặn như hình chữ C hoặc S.
Chứng vẹo cột sống phổ biến nhất ở trẻ em từ 10-14 tuổi. Chứng bệnh này cũng có thể di truyền trong gia đình. Các triệu chứng cơ bản bao gồm mất cân bằng vai, vòng eo không cân xứng và một phần khu vực mông cao bất thường.
Yoga đem lại nhiều tác động tích cực tới khả năng liên kết xương khớp trong cơ thể. Một số tư thế có thể giúp bạn lấy lại hình dạng tự nhiên của xương và cải thiện các bộ phận trong cơ thể. Bắt đầu thói quen tập yoga sẽ làm cơ thể bạn hoàn hảo và ở trong trạng thái tốt nhất.
Người bị vẹo cột sống có thể hưởng nhiều lợi ích từ việc tập các tư thế kéo giãn cơ ở các bài tập yoga. Tuy nhiên, nếu thấy đau đớn, bạn hãy ngừng tập và hỏi ý kiến chuyên gia. Những người dạy yoga có thể giúp bạn tập đúng tư thế và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Dưới đây là những tư thế yoga đơn giản giúp cải thiện xương cột sống hiệu quả:
Tư thế con bò, con mèo (Cat-Cow Pose)
Tư thế này giúp kéo giãn cột sống và giải phóng cơ lưng. Dưới đây là cách thực hiện:
Bắt đầu với tư thế quỳ, bàn tay và đầu gối ép xuống sàn. Đầu gối cách xa nhau và thẳng với hông. Đầu đặt ở tư thế thoải mái, mắt nhìn xuống dưới.
Tư thế con bò: Hít vào khi hạ phần bụng hướng về mặt sàn. Nâng cằm và ngực, mắt nhìn lên trần nhà. Nâng và mở rộng bả vai hết cỡ. Tránh để tai chạm vai.
Tư thế con mèo: Khi thở ra, nâng phần bụng bao gồm cả cột sống hướng về trần nhà. Tư thế này có hình dạng giống một con mèo đang duỗi lưng.
Thả lỏng phần đầu, tránh để cằm chạm ngực. Hít vào trong khi trở lại tư thế con bò. Thở ra khi bắt đầu tư thế con mèo.
Tư thế em bé (Child's Pose)
Tư thế này có thể giúp giảm đau ở lưng và xương cột sống. Dưới đây là cách thực hiện:
Quỳ trên sàn nhà. Chạm hai ngón chân cái vào nhau và ngồi lên trên gót chân. Sau đó, mở rộng đầu gối sao cho thẳng với hông. Thở ra và từ từ hạ thân trên vào khu vực giữa đùi.
Mở rộng phần lưng và xương chậu.
Kéo giãn xương cụt về phía sau trong khi nâng đầu hướng về trước.
Đặt hai tay ở cạnh thân trên, lòng bàn tay ép lên sàn nhà, kéo giãn phần vai.
Trọng lượng của vai làm xương vai có xu hướng mở rộng về đằng sau và hai bên. Duy trì tư thế này trong 30-60 giây.
Tư thế tam giác (Triangle Pose)
Tư thế này không chỉ kéo giãn cột sống mà còn cải thiện tư thế đứng. Dưới đây là cách thực hiện:
Bắt đầu với tư thế đứng thẳng. Hai chân cách nhau một khoảng sao cho ở vị trí tự nhiên nhất. Xoay chân phải một góc 90 độ và chân trái một góc 15 độ.
Gót chân phải so với vòm chân trái phải thẳng. Bàn chân ép xuống sàn, hai chân phân bổ đều trọng lượng.
Hít sâu, khi thở ra uốn cơ thể từ hông trở lên sang phải. Giữ eo thẳng, tay trái giơ cao hướng về trần nhà trong khi tay phải hướng xuống sàn. Giữ thẳng hai tay.
Có thể đặt tay phải lên cẳng chân, mắt cá chân hoặc sàn nhà để dễ dàng duy trì tư thế. Tay trái thẳng với vai, giữ đầu ở vị trí tự nhiên nhất hoặc xoay sang trái, mắt nhìn vào lòng bàn tay trái.
Cơ thể cong sang một bên, tránh để bị lùi hoặc tiến về phía trước. Xương chậu và ngực mở rộng. Tiếp tục hít thở sâu. Với mỗi lần thở ra, hãy thư giãn để thả lỏng cơ thể.
Hít vào khi cong thân trên để về tư thế ban đầu. Lặp lại tương tự với bên còn lại.
Tư thế Vashista
Tư thế này giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng liên kết cột sống. Dưới đây là cách thực hiện:
Bắt đầu với tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana). Hạ phần hông và chuyển trọng lượng hướng về phía trước để thực hiện tư thế tấm ván (Plank Pose).
Hai chân ép vào nhau, trọng lượng cơ thể dồn vào bàn tay và cẳng tay. Sau đó, cuộn cơ thể sang phải, giữ thẳng và đặt chân trái lên trên chân phải.
Mở rộng và đưa tay trái hướng lên trần nhà. Cảm nhận xương vai đang được uốn cong. Thắt chặt đùi và ép gót chân xuống sàn.
Giữa cơ thể ở một đường thẳng. Mắt nhìn theo tay trái.
Duy trì tư thế tối đa 30 giây. Thở ra khi quay trở lại tư thế tấm ván và chó úp mặt. Lăp lai với bên kia.
Tư thế chiến binh I (Warrior I Pose)
Tư thế yoga này có thể tăng cường sức mạnh và kéo giãn chân, cơ thắt lưng và cơ lưng. Thực hiện tư thế chiến binh I còn hỗ trợ hình thành khung xương chắc khỏe, giữ cho thân trên thẳng và cân bằng. Dưới đây là cách thực hiện:
Bắt đầu ở vị trí đứng thẳng giống như tư thế ngọn núi (Tadasana). Khi thở ra, đưa chân trái ra sau khoảng 1-1,5 m tùy thuộc vào chiều dài của chân và độ mở của hông.
Xoay chân trái khoảng 45 độ, bàn chân ép xuống sàn. Giữ gót chân trái với gót chân phải thẳng hàng.
Gập gối phải sao cho thẳng với mắt cá chân.
Khi hít vào, giơ hai tay lên. Giữ cho lòng bàn tay cách nhau xa nhau hoặc chạm vào nhau. Mắt hướng về tay.
Thả lỏng vai, tránh để vai chạm tai hoặc hạ thấp hướng về xương sườn.
Duy trì tư thế trong 5-10 nhịp thở. Lặp lại với bên kia.
(Nguồn: Curejoy)
Theo Helino
Biện pháp tránh thai nào phù hợp với bạn - đây là chia sẻ của bác sĩ mà bạn không nên bỏ qua Một trong những vấn đề gây đau đầu nhất với không ít chị em là làm sao tìm được biện pháp tránh thai phù hợp với cơ thể và lối sống của mình. Có quá nhiều biện pháp tránh thai cho bạn lựa chọn. Vì vậy, việc tìm hiểu sẽ gây không ít khó khăn cho bạn. Tiến sĩ Deborah Bateson của Tổ...