‘Nếu thương mẹ thì dù có chuyện gì đi nữa, con cũng phải gắng học thật giỏi nha’
Từng ngày, từ tuổi thơ đến tận bây giờ của Đặng Nguyễn Hồng Anh, phường Hiệp Ninh (TP Tây Ninh) là những tháng năm nỗ lực trong cuộc sống và học hành. Cô bé đã đứng vững với lời động viên từ người mẹ bị ung thư nay đã di căn.
Hai mẹ con chỉ biết dìu nhau qua gian khó bằng nụ cười, tình thương – Ảnh: CÔNG TRIỆU
Trong cuốn sổ tay của Hồng Anh, hai chữ ba và mẹ được nắn nót viết, nhòe đi với giọt nước mắt rơi.
Hai nỗi đau
Nơi hai mẹ con Hồng Anh đang ở là một căn nhà cấp 4 được người dì thương nên cất tạm. Hơn 2m ngang của căn nhà được xây chồng lên đất đường xe bò, nay mai nếu chính quyền làm đường, hai mẹ con sẽ phải đập nhà, dời đi.
Hồng Anh là niềm an ủi của bà Hạnh (mẹ Hồng Anh, 48 tuổi) khi cách đây hơn 17 năm, ba của Hồng Anh không may mắc phải căn bệnh ung thư xương nghiệt ngã ở giai đoạn cuối và qua đời. Khi mới chỉ hơn 6 tháng tuổi, Hồng Anh mãi mãi trở thành đứa trẻ mồ côi cha.
Mất đi trụ cột, gia đình vốn nghèo nay càng túng thiếu hơn. Trong gian khó, hai mẹ con đã nương tựa nhau sống chật vật với nghề uốn nhuộm tóc quanh năm. Nhưng nỗi bất hạnh vẫn chưa dừng lại ở đó.
Sau gần 14 năm kể từ ngày cha mất, đó là một buổi trưa Hồng Anh đi học về thấy mẹ đã ngã ngửa cạnh mép giường, toàn thân run rẩy. Đứa trẻ lớp 9 lúc đó chỉ biết khóc thét.
Đưa mẹ đi cấp cứu, Hồng Anh loáng thoáng hiểu ra tại sao trước đây thỉnh thoảng mẹ vẫn cứ gồng mình, giấu con ôm ngực quay đi.
Qua được cơn nguy hiểm, bác sĩ ái ngại nhìn hai mẹ con: “Là ung thư vú, cũng khá nặng nhưng nếu trời phù hộ thì vẫn còn đường chạy chữa. Cần nghỉ ngơi, nhất là phải dừng ngay việc làm tóc lại. Rồi chuẩn bị tiền để hóa trị”.
Lúc này, chẳng có từ nào có thể diễn tả hết được những khó khăn mà hai mẹ con đang phải chịu đựng.
Video đang HOT
Sau giờ học Hồng Anh phụ mẹ những gì có thể làm được. Từ công việc kiếm sống ở tiệm tóc đến cơm nước, dọn dẹp nhà cửa.
Nhưng bệnh của mẹ càng lúc càng trở nặng. Những cơn đau, khó thở liên tục ập đến. Có tháng bà phải nhập viện cấp cứu mấy lần. Những đồng tiền ít ỏi mà hai mẹ con tiện tặn dành dụm vốn là để sau này cho con gái lên thành phố học cũng chỉ đủ để mẹ mua thuốc uống cầm cự những cơn đau và sống lay lắt qua ngày.
Nhiều lần bác sĩ nhắc đến chuyện mổ, xạ trị nhưng mẹ chỉ cúi đầu cảm ơn rồi lầm lũi bước đi.
Ánh sáng không tắt
Đêm ấy, Hồng Anh ngồi xoa ngực cho mẹ và khóc. “Mẹ đợi con nhé, con sẽ làm bác sĩ rồi chữa bệnh cho mẹ, lúc đó mẹ chắc chắn sẽ khỏe. Còn nếu không được làm bác sĩ, con sẽ làm gì đó để có nhiều tiền, đưa mẹ tìm đến những bác sĩ giỏi ở Việt Nam, kể cả phải ra nước ngoài”.
Nghe Hồng Anh nói, mẹ chỉ biết lặng lẽ nắm chặt lấy bàn tay con gái nước mắt lăn dài. Một lát sau, mẹ mới nói: “Nếu con thương mẹ thì dù có chuyện gì xảy ra đi nữa cũng phải gắng học, học thật giỏi”. Đêm ấy, trên bức tường cũ ẩm ướt có hai cái bóng một già một trẻ cứ lặng lẽ ôm nhau khóc…
Bệnh tình mẹ ngày một nặng hơn khi ung thư đã di căn đến xương, gan. Quá trình hóa trị đau đớn đã khiến hai tay, chân của bà chi chít những vết kim tiêm thâm tím. Đầu mỗi móng tay, móng chân nay đã sậm màu, bong tróc khiến không thể đụng nước.
Lớn lên cùng bất hạnh, gian khó khiến Hồng Anh trưởng thành hơn các bạn đồng trang lứa. Mỗi ngày, Hồng Anh đều thay mẹ đi chợ.
Chẳng một nguồn thu nhập, hai mẹ con chỉ biết trông chờ vào số tiền ít ỏi mà hai gia đình nội, ngoại gom góp cho.
Dù gia đình càng lúc càng khó, nhưng suốt 12 năm học Hồng Anh đều là học sinh giỏi của trường. Ở ba môn toán – hóa – sinh (khối B) của kỳ thi THPT năm nay, Hồng Anh đạt được 25,3 điểm. Giấc mơ trở thành bác sĩ để cứu mẹ, giúp đời của Hồng Anh đã tới.
Bạn tự tin nộp đơn xét tuyển vào ngành y dược của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) và ngành xét nghiệm y học của ĐH Y dược TP.HCM. Dù rất vui mừng trước thành quả bao đêm ngày chong đèn theo con chữ, nhưng Hồng Anh biết giờ đây mọi chuyện còn gian khó hơn trước.
Cơn mưa chiều đầu mùa ở TP Tây Ninh làm cho căn nhà vốn buồn nay lại càng lạnh lẽo hơn. Cầm chặt cuốn sổ trong tay, Hồng Anh tâm sự: “Dù thế nào thì mình cũng sẽ học để trở thành bác sĩ”.
Nhìn thẳng lên tấm ảnh thờ cha, Hồng Anh nói rằng khi đến TP.HCM bạn sẽ xin đi làm gia sư, còn nếu không được thì ai thuê gì cũng sẽ làm để có thể tiếp tục việc học hành. Đôi mắt buồn đau đáu nhưng vẫn rực sáng niềm mơ ước của cô bạn tân sinh viên.
Trả ơn đời
Lên đến lớp 12, Hồng Anh được một giáo viên xin cho theo học ở một lớp học thêm tình thương miễn phí trong TP. Và sau khi kết thúc kỳ thi THPT vừa rồi, Hồng Anh đã quay lại lớp học này xin được phụ các cô ở đây đứng lớp.
“Việc phụ lớp ở đây chỉ bằng một phần rất nhỏ mà mình nhận được từ sự giúp đỡ của mọi người trước đó. Việc làm hiện nay còn giúp mình có thêm kinh nghiệm để khi lên TP có thể xin đi làm thêm” – Hồng Anh chia sẻ.
1.000 học bổng “Tiếp sức đến trường” nhận hồ sơ trực tuyến
Năm học 2020-2021, báo Tuổi Trẻ dự kiến sẽ trao khoảng 1.000 suất học bổng “Tiếp sức đến trường” cho tân sinh viên. Mỗi suất học bổng cho tân sinh viên trúng tuyển đại học, cao đẳng có hoàn cảnh khó khăn là 10 triệu đồng/suất và 15 triệu đồng cho suất đặc biệt. Đăng ký hồ sơ phỏng vấn trực tuyến tại http://tsdt2020.tuoitre.vn trước ngày 15-10-2020.
Tuổi Trẻ rất mong bạn đọc giới thiệu những tân sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học giỏi, có nguy cơ bỏ học nếu không được tiếp sức kịp thời qua email: tiepsucdentruong@tuoitre.com.vn hoặc điện thoại: 0283.997.3838.
Ngoài học bổng, chương trình rất mong được sự hỗ trợ thêm chỗ ở, việc làm hay phương tiện đi lại, dụng cụ học tập… cho tân sinh viên, giúp các bạn có thêm chỗ dựa, tự tin viết tiếp ước mơ cuộc đời.
Kinh phí ủng hộ chương trình mời quý nhà hảo tâm, doanh nghiệp, bạn đọc đóng góp trực tiếp tại phòng tiếp bạn đọc báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ các khu vực.
Ngoài ra, bạn đọc có thể chuyển khoản vào tài khoản báo Tuổi Trẻ số 113000006100, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM hoặc ví điện tử MoMo “Chung tay cùng Tuổi Trẻ”. Nội dung chuyển tiền: “Ủng hộ học bổng Tiếp sức đến trường cho tân sinh viên”.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố học phí năm học mới
Học phí năm 2020-2021 của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch áp dụng cho sinh viên có hộ khẩu TP.HCM là 14,3 triệu đồng; sinh viên hộ khẩu các tỉnh thành khác là 28,6 triệu đồng.
Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch vừa công bố mức học phí và các khoản phí khi sinh viên nhập học.
Theo đó sinh viên có hộ khẩu TP.HCM đóng học phí là 14,3 triệu đồng/năm; Sinh viên có hộ khẩu ở tỉnh thành khác là 26,8 triệu/năm.
Khi nhập học, sinh viên sẽ đóng các khoản phí như: 230.000 đồng phí hành chính; 30.000 đồng phí làm thẻ sinh viên; 90.000 đồng phí khám sức khỏe; 705.000 đồng bảo hiểm y tế/15 tháng; 36.000 đồng bảo biểm tai nạn/15 tháng.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch trực thuộc UBND TP.HCM. Năm nay, trường tuyển 1.350 chỉ tiêu. Trong đó, dành 50% chỉ tiêu cho thí sinh có hộ khẩu TP.HCM, còn lại cho các tỉnh thành khác.
Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, ông Ngô Minh Xuân Hiệu trưởng nhà trường cho hay theo tính toán, để đào tạo một sinh viên y khoa tối thiểu phải mất 32 triệu đồng/năm và đây là khoản tối thiểu để đào tạo đảm bảo chất lượng.
Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được TP.HCM cho phép tự chủ theo Nghị định 43, thuộc nhóm 1- tự chủ chi thường xuyên, giai đoạn 2018-2020.
Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ (Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021) xây dựng dựa trên Nghị định 16/2015/NĐ-CP (Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập) quy định mức trần học phí theo 2 nhóm.
Nhóm 1 là cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, cho phép thu học phí đào tạo Y, Dược trình độ đại học năm 2018, 2019 là 4,6 triệu đồng/tháng.
Nhóm 2 là cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư. Ở nhóm này, học phí chỉ ở mức 1,18 - 1,3 triệu đồng/tháng.
Theo Nghị định này, thì ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thuộc nhóm số 1. Trường "xin" mức học phí khi tự chủ là 30 triệu đồng/năm với sinh viên y khoa, những ngành khác thì thấp hơn. Nhưng Sở Tài chính lại không đồng ý cho thu mức này dù đã cắt khoản ngân sách hỗ trợ 82,6 tỉ đồng/năm.
Lý do là nếu chiếu theo Nghị định 43, đơn vị thuộc nhóm "tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên", so với nhóm số 1 của Nghị định 86 thì thiếu mất chữ "chi đầu tư". Và vì vậy, trường phải thu học phí theo nhóm số 2 của Nghị định 86, ở mức 1,18 - 1,3 tr đồng/tháng.
Ông Xuân cho hay, hai năm qua, để trang trải chi phí đào tạo, trường đã phải chắt bóp tiết kiệm, làm thêm một số dịch vụ để bù vào.
Tuyển sinh ĐH,CĐ 2020: Tỉnh táo lựa chọn để tránh rớt oan Hầu hết các trường đại học đã công bố điểm sàn xét tuyển để thí sinh làm căn cứ điều chỉnh nguyện vọng vào ngày 19/9 tới. Tuy nhiên, để tránh bị rớt oan, thí sinh cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ điểm sàn, điểm chuẩn... Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại TPHCM PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - Trưởng...