Nếu thấy “nhân sâm của các loại rau” này ngoài chợ thì mua ngay: Làm 2 món ăn ngon lại thanh nhiệt, giảm cân, chống lão hóa
Mầm gừng non không chỉ thơm ngon mà còn là báu vật bồi bổ cơ thể. Hãy cùng khám phá 2 công thức món ngon từ mầm gừng non nhé!
Mùa đông đến, tình trạng không khí lạnh ngày càng tăng cường dày đặc. Trong mùa này, chế độ ăn uống và chú trọng chăm sóc sức khỏe đặc biệt quan trọng. Thời tiết lạnh giá làm chậm quá trình trao đổi chất của con người và dễ làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Lúc này chúng ta cần một số thực phẩm có tác dụng làm ấm cơ thể, bồi bổ dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Trong số rất nhiều nguyên liệu bồi bổ sức khỏe mùa đông có một báu vật được mệnh danh là “nhân sâm của các loại rau” – mầm gừng non.
Mầm gừng non (gừng non) là nhánh củ non sinh ra từ những củ gừng già. Những mầm gừng non này chứa các chất dinh dưỡng tương tự như củ gừng già. Dùng chúng để chế biến món ăn có thể giúp loại bỏ gió lạnh, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và kích thích cảm giác thèm ăn. Nó có mùi thơm nhẹ và vị giòn, sảng khoái. Đây là món ngon hiếm có trên bàn ăn vào mùa đông. So với những củ gừng già, mầm gừng non có nhiều nước hơn, vị cay ít hơn, mùi thơm tươi má và ít gây kích ứng nên thích hợp dùng vào mùa đông hơn.
Mầm gừng non không chỉ thơm ngon mà còn là báu vật bồi bổ cơ thể. Nó rất giàu gingerol, dầu dễ bay hơi, vitamin C và các khoáng chất khác nhau. Đặc biệt trong mùa đông lạnh giá, tiêu thụ vừa phải mầm gừng non có rất nhiều lợi ích:
Thúc đẩy tiêu hóa: Gingerol có thể kích thích tiết dịch dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó tiêu.
Làm ấm dạ dày, xua tan cảm lạnh: Vào mùa đông, khi tình trạng cảm lạnh trở nên trầm trọng, mầm gừng non có thể giúp xua tan cảm lạnh, làm ấm dạ dày, cải thiện triệu chứng lạnh tay chân.
Chống oxy hóa: Mầm gừng non rất giàu chất chống oxy hóa, giúp trì hoãn lão hóa.
Sảng khoái tinh thần: Hương thơm độc đáo của gừng giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm bớt mệt mỏi trong mùa đông.
Vì mầm gừng non rất ngon và tốt nên bạn có thể mua thêm về dự trữ và chế biến theo ý muốn để có món ngon giòn và sảng khoái. Tiếp theo, chúng tôi giới thiệu với bạn 2 công thức làm món ngon từ mầm gừng non để bạn có thể dễ dàng thưởng thức hương vị độc đáo của nó!
Công thức 1: Mầm gừng ngâm
Nguyên liệu chuẩn bị: 500g mầm gừng non, 2-5 quả ớt (tùy vào khẩu vị), lượng vừa phải tỏi cắt lát, một ít hạt tiêu, 20g muối, 30ml nước tương, 20g đường trắng, 10ml rượu trắng, 2 cái hoa hồi, 2 lá nguyệt quế, 1 miếng quế.
Cách làm món mầm gừng ngâm chua
Bước 1: Mầm gừng non rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ rồi dùn.g da.o cắ.t thành các miếng nhỏ. Sau khi sơ chế xong bạn rải gừng lên mặt phẳng thoáng rồi hong khô khoảng 70% (hong gió trong 2 ngày). Ớt rửa sạch và cắt miếng. Tỏi bóc vỏ, cắt lát và để sang một bên.
Mẹo: Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian hong khô thì chỉ cần để ráo nước, sau đó rắc 10g muối tinh vào, trộn đều và ướp trong một ngày. Sau đó chắt bỏ nước đi.
Bước 2: Lấy một lọ thủy tinh sạch đã được luộc khử trùng trong nước sôi. Sau đó cho cách nhánh mầm gừng vào lọ. Tiếp đó bạn đổ khoảng 500g nước vào nồi, thêm đường, lượng muối tinh còn lại, hạt tiêu, hoa hồi, lá nguyệt quế, ớt (hoặc ớt khô) vào đun sôi trên lửa lớn.
Lưu ý: Nếu đã ướp gừng với muối trước đó thì lượng muối còn lại để hòa vào nước gia vị là 10g.
Video đang HOT
Bước 3: Để nguội nước gia vị đã nấu sau đó cho rượu trắng vào, khuấy đều. Tiếp theo bạn đổ nước gia vị vào lọ mầm gừng non. Đảm bảo tất cả các miếng gừng đều được ngập trong nước gia vị. Xong xuôi, bạn đậy kín lọ thủy tinh, để nơi thoáng mát, ngâm từ 3-7 ngày là gừng đạt được độ chua ngon lý tưởng.
Thành phẩm món mầm gừng ngâm chua
Mầm gừng non ngâm chua là một món ăn kèm rất ngon miệng và sảng khoái. Những búp gừng non ngâm chua vẫn giữ được độ giòn và vị cay nhẹ của gừng, hòa quyện với mùi thơm của ớt, tỏi, hòa hồi, quế… Khi bạn cắn một miếng có vị chua, cay và giòn, rất sảng khoái. Vào những lúc, chán ăn thì một miếng gừng non ngâm chua sẽ ngay lập tức kích thích cảm giác thèm ăn của bạn.
Công thức 2: Vịt om mầm gừng non
Nguyên liệu chuẩn bị: 500g thịt vịt, 100g mầm gừng non, 2 quả ớt ngọt xanh và đỏ, 5 tép tỏi, 20ml rượu nấu ăn, 30ml nước tương, 10ml nước tương đen, 5g đường, lượng muối vừa đủ, lượng dầu ăn thích hợp.
Cách làm món vịt om mầm gừng non
Bước 1: Thịt vịt rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Mầm gừng non rửa sạch rồi cắt thành dạng sợi dày hơi dày. Cắt ớt thành miếng nhỏ. Tỏi bóc vỏ và cắt lát.
Bước 2: Cho thịt vịt vào nồi, thêm nước lạnh, đổ rượu nấu vào, chần khoảng 2-3 phút thì vớt ra để ráo. Sau đó bạn đặt chảo lên bếp, đun nóng thì cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng khoảng 50%, cho thịt vịt vào xào trên lửa vừa cho đến khi bề mặt thịt vịt hơi sém. Lấy thịt vịt ra, chắt bớt lượng mỡ ra rồi cho tỏi vào xào thơm. Sau đó bạn cho thịt vịt vào, đảo đều một lúc rồi nêm nước tương, nước tương đen và đường trắng, tiếp tục xào đều. Sau đó thêm lượng nước nóng vào sao cho ngập mặt thịt rồi đun sôi trên lửa lớn.
Bước 3: Khi nước sôi một lúc thì bạn hạ nhỏ lửa và nấu trong 40 phút để thịt vịt thấm gia vị. Cuối cùng, cho ớt và mầm gừng non cắt sợi vào, vặn lửa lớn để rút bớt nước. Khi nước rút đạt yêu cầu, nếu muốn hương vị đậm đà hơn, bạn hãy thêm một thìa dầu hào vào, đảo đều một lúc. Lấy món ăn ra đĩa là có thể thưởng thức.
Thành phẩm món vịt om mầm gừng non
Vịt om mầm gừng non là món ăn mùa đông với đầy đủ màu sắc và hương vị. Vị giòn của mầm gừng non kết hợp với vị thơm ngon của thịt vịt cộng với màu sắc của ớt ngọt xanh-đỏ khiến tổng thể món ăn vừa đẹp mắt hương vị lại đậm đà. Vị cay của gừng và vị béo của thịt vịt bổ sung cho nhau; gừng không chỉ khử mùi tanh, giảm béo mà còn tăng độ tươi, thơm. Trong mùa đông lạnh giá, một đĩa vịt om mầm gừng non sẽ làm ấm dạ dày và thỏa mãn vị giác.
Mầm gừng non là nguyên liệu quý trong mùa đông, không chỉ tươi ngon, mềm, giàu chất dinh dưỡng mà còn dễ chế biến dù ngâm hay xào, om… đều mang lại cảm giác ngon miệng. Mùa đông này, bạn cũng có thể mua lượng lớn mầm gừng non về dự trữ rồi nấu theo ý muốn. Nó không chỉ giúp bạn ngon miệng mà còn làm ấm cơ thể và bồi bổ dạ dày suốt mùa đông!
Cách nấu thịt đông chuẩn ngon
Thời tiết lạnh là lúc nhiều người thèm thịt đông, món ăn ngậy mà không ngán; món này không khó làm nhưng không phải ai cũng biết cách nấu thịt đông ngon.
Trong những ngày giá lạnh, thịt đông là món ăn quen thuộc của người dân miền Bắc. Dù không quá cầu kỳ trong cách chế biến hay chuẩn bị nguyên liệu nhưng không phải ai cũng nấu được những bát thịt đông thơm ngon với lớp đông trong veo núng nính như thạch.
Thịt đông là món ăn quen thuộc ở miền Bắc trong những ngày đông. (Ảnh: Hòa Bùi)
Cách nấu thịt đông chuẩn
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
- Thịt chân giò: 500gr (có thể dùng thêm thịt gà hoặc thịt ba chỉ, lưỡi lợn nếu thích)
- Da lợn: 100gr (giúp tạo độ đông tự nhiên)
- Nấm hương: 10-15 tai
- Mộc nhĩ: 20gr
- Hành tím: 2 củ
- Gia vị: Nước mắm, tiêu xay, tiêu vỡ, bột canh.
Bạn cũng có thể thêm tai, mũi lợn để món thịt đông có độ giòn sần sật hấp dẫn. Trong trường hợp này, bạn không cần dùng da lợn nữa vì phần da của tai, mũi và chân giò đã đủ nhiều để tạo keo, đảm bảo độ đông của thành phẩm.
Nguyên liệu làm món thịt đông. (Ảnh: Hòa Bùi)
Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, bạn áp dụng cách nấu thịt đông với các bước sau:
- Thịt lợn, da lợn đem cạo cho thật sạch lông rồi rửa với muối, sau đó thái thành những miếng vuông vừa ăn khoảng 3-4cm và chần qua nước sôi, vớt ra rửa lại thật sạch dưới vòi nước và để ráo. Bước này chính là bí quyết để sau khi nấu, phần keo đông sẽ thật trong và đẹp mắt.
- Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái sợi hoặc thái miếng vừa ăn tuỳ theo sở thích cá nhân. Hành tím bóc vỏ, đậ.p dập, thái nhỏ.
- Phi thơm nửa chỗ hành tím với một ít dầu ăn, sau đó cho thịt và da lợn vào xào săn. Nêm 1-2 thìa nước mắm, tiêu vỡ và bột canh, đảo đều để thịt ngấm gia vị. Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi để ngập thịt, đun lửa vừa đến khi sôi rồi hạ lửa thật nhỏ để nấu cho thịt mềm nhừ. Thỉnh thoảng hớt hết bọt bỏ đi cho nước trong.
- Phi thơm chỗ hành tím còn lại, cho mộc nhĩ, nấm hương vào xào trong khoảng 1 đến 2 phút, nêm thêm chút nước mắm. Sau khoảng một tiếng, khi thịt đã chín mềm, bạn thêm nấm hương, mộc nhĩ đã xào vào nồi và đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Khi thịt đã chín mềm, thêm nấm hương, mộc nhĩ. (Ảnh: Hòa Bùi)
Rắc một chút tiêu xay dưới đáy bát, nhẹ nhàng múc hỗn hợp thịt, bì, nấm hương, mộc nhĩ sao cho đều nhau, tránh tình trạng bát nhiều thịt, bát nhiều bì. Sau cùng, bạn dùng muôi múc phần nước trong vào bát, để nguội cho đến khi thịt đông lại. Nếu nấu vào mùa hè, khi thịt nguội bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh, khoảng 3-4 tiếng thịt sẽ đông lại.
Khi ăn, cần khéo léo úp ngược bát thịt đông vào đĩa sao cho phần đông không bị vỡ, giữ được nguyên vẹn hình chiếc bát úp với phần đông trong veo đẹp mắt xen kẽ màu hồng nhạt của thịt, màu nâu của nấm, mộc nhĩ và màu trắng của mỡ của bì.
Chia thịt đông ra từng bát rồi úp ngược bát khi ăn. (Ảnh: Hòa Bùi)
Những lưu ý khi nấu thịt đông
Để phần đông của bát thịt trong veo, hấp dẫn, bạn cần đảm bảo rửa các nguyên liệu thật kỹ và sạch. Khi nồi thịt gần sôi, cần hớt bọt liên tục, không để sôi bùng mà chỉ sôi lăn tăn rồi hạ lửa thật nhỏ.
Có thể thay thế thịt chân giò thành thịt gà, thịt ngan hoặc nấu chung cả thịt chân giò cùng thịt gà, thịt ngan để thay đổi khẩu vị, nhưng nhớ cho nhiều da lợn hơn mới đảm bảo độ đông. Nếu quá nhiều da lợn thì thịt đông sẽ bị cứng, quá ít thì kết cấu của lớp đông sẽ rất lỏng lẻo. Món thịt đông ngon nhất khi ăn cùng cơm nóng kèm với dưa chua hoặc hành muối.
Cách nấu thịt đông khá đơn giản, bạn có thể nấu nhiều một lần để ăn dần trong cả tuần.
Trời lạnh làm bánh trôi nước ngọt ngào, nón.g bỏn.g lưỡi cho cả nhà thưởng thức Mùa đông mà được thưởng thức bát chè trôi nước ngọt ngào, thơm ngát, nóng hổi như thế này thì còn gì bằng nhỉ. Nguyên liệu: - Bột nếp: 400g. - Đường trắng: 3 thìa. - Lạc rang: 70g. - Mè đen: 1 bát. - Mỡ heo (hoặc bơ): 2 thìa. - Sữa bột: 40g. - Đường đỏ, gừng thái chỉ. Cách làm:...