Nếu thấy “lợi bất cập hại” thì đều nên điều chỉnh hoặc hủy bỏ
Chia sẻ quan điểm của TS. Tô Văn Trường về việc biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), TS. Vũ Ngọc Hoàng, GS. Võ Tòng Xuân, LS. Trương Trọng Nghĩa – ba trong số rất nhiều trí thức tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục, với sự phát triển của đất nước – đã lên tiếng.
Nhiều ý kiến phản đối việc thực hiện bộ SGK 400 tỷ đồng từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Ảnh minh họa.
Như VietTimes đã thông tin, thực hiện Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo 3 NXB thuộc ngành giáo dục, gồm NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, biên soạn, xuất bản 5 bộ SGK các môn học bắt buộc ở lớp 1 và 7 quyển SGK Làm quen với tiếng Anh lớp 1 (môn học tự chọn) để triển khai từ năm học 2020 – 2021. Tất cả số SGK này đều được biên soạn, xuất bản bằng nguồn vốn xã hội.
Việc này dấy lên nhiều ý kiến nghi ngại, nhất là khi được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đã có 5 bộ SGK và không đủ nhóm tác giả tham gia thầu thực hiện SGK – như nội dung Chính phủ nhiều lần đề cập trong báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện triển khai đổi mới chương trình SGK, giáo dục phổ thông.
Hơn thế nữa, chi phí việc biên soạn sách dự kiến khoảng 400 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, trong bối cảnh xã hội và kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
TS Vũ Ngọc Hoàng: Không nên viết thêm một bộ SGK nữa!
TS Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo tôi, không nên viết thêm một bộ nữa. Năm bộ vừa rồi Bộ đã thẩm định đạt yêu cầu, cứ dạy và học đi, rồi theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm để một số năm sau, khi nào làm lại thì làm tốt hơn.
Tôi cho rằng làm sách giáo khoa không cần sử dụng ngân sách như vừa rồi là tốt, từ nay về sau nên làm như vậy. Tại sao giờ phải lấy ngân sách ra làm một bộ nữa để làm gì? Hay là cho rằng 5 bộ sách vừa rồi là không đạt yêu cầu? Hay là phải tiêu ngân sách? Nghị quyết 88 của Quốc hội ban hành năm 2014, nay xét thấy không cần tiêu tiền nữa thì báo cáo lại. Tôi nghĩ là Quốc hội sẽ hoan nghênh.
GS. Võ Tòng Xuân: Cần hoàn chỉnh bộ Chuẩn kiến thức
GS. Võ Tòng Xuân – Đại học Nam Cần Thơ.
Video đang HOT
Trong bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 24/4/2020, TS. Tô Văn Trường thẳng thắn nêu quan điểm: “Bộ GD&ĐT không đủ khả năng thực hiện như thực tế chứng minh đã đành, mà nếu thực hiện được càng không ổn”. Cùng với đó, TS. Tô Văn Trường cũng gợi ý rằng chỉ trừ các sách về lịch sử, địa lý, văn học bắt buộc phải soạn trong nước, còn hầu hết các sách về khoa học, toán nếu biết kế thừa các sách tiên tiến trên thế giới thì chỉ cần vài năm là xong, lại không tốn kém.
Tôi rất hoan nghênh ý kiến rất chính đáng của anh Tô Văn Trường.
Xin nói thêm rằng, trong những lần góp ý với Bộ GD&ĐT và Quốc hội, tôi đã đề nghị Bộ chủ động tập trung tổ chức hoàn chỉnh bộ Chuẩn kiến thức (Standards of Knowledge) của từng môn học từ lớp 1 đến lớp 12 để trên cơ sở ấy mà các tác giả được chọn bởi các nhà xuất bản (NXB) uy tín viết sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT không cần soạn SGK nữa. Có như vậy, xã hội sẽ có vài bộ SGK chất lượng mà Nhà nước không tốn tiền.
Rất tiếc, văn bản quy phạm pháp luật lại chấp nhận cho Bộ soạn SGK để cạnh tranh với các NXB. Và rồi lại xin nhà nước kinh phí hoặc vay kinh phí như thế này thì kể như sách trong số 5 Bộ SGK đã được duyệt sẽ ít ai mua, vì có Sở GD&ĐT nào dám cãi Bộ mà không chỉ đạo phải mua sách của Bộ?
Đa số đại biểu Quốc hội sẽ hoan nghênh
LS Trương Trọng Nghĩa – Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Theo thiển nghĩ của tôi, có một chân lý này của xã hội loài người: Mọi chủ trương, kế hoạch, quyết định, nghị quyết, nếu sau khi ban hành mà thấy không còn cần thiết, không còn hợp lý, không có hiệu quả, không có khả năng thực hiện vì khách quan hay chủ quan, tóm lại là “lợi bất cập hại” thì đều nên hủy bỏ hoặc chí ít cũng điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
Ngay từ thời kháng chiến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng có những lần làm như vậy – quyết định “kéo pháo ra” trong trận Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một ví dụ điển hình. Trên tinh thần đó, Quốc hội đã từng thay đổi nghị quyết hay chủ trương về điện hạt nhân, về luật đặc khu kinh tế, về kêu gọi đầu tư nước ngoài vào dự án đường cao tốc Bắc Nam,….
Vì vậy, chỉ cần Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị rõ ràng, minh bạch, giải trình khoa học, hợp lý thì Thủ tướng sẽ chấp nhận và Chính phủ sẽ kiến nghị lên Quốc hội có nghị quyết thay đổi.
Và tôi tin là đa số đại biểu Quốc hội sẽ hoan nghênh, chứ không chê trách Bộ trưởng, nhất là trong lúc xã hội và kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Bộ nào có trách nhiệm duyệt và công bố giá sách giáo khoa mới?
Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giá sách giáo khoa luôn có tác động rất lớn đến đời sống nhân dân.
Công tác biên soạn sách giáo khoa đã được xã hội hóa theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội, không nằm ngoài cuộc nên các nhà xuất bản tham gia cũng phải tuân thủ hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng và giá sách giáo khoa.
Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là giá sách giáo khoa luôn có tác động rất lớn đến đời sống nhân dân trong xã hội.
Do vậy chất lượng và giá sách giáo khoa được đặt dưới sự quản lý của nhà nước để đảm bảo mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa, không có nhiều biến động gây xáo trộn trong đời sống nhân dân nhất là trong giai đoạn hiện nay khi thực hiện 1 chương trình nhiều sách giáo khoa theo Nghị quyết của Quốc hội.
Các nhà xuất bản tham gia biên soạn và phát hành sách giáo khoa cũng phải tuân thủ hành lang pháp lý, chịu sự quản lý của nhà nước về chất lượng và giá sách giáo khoa. Ảnh minh họa: T.D.
Vậy công tác quản lý giá sách giáo khoa mới hiện nay theo cơ chế như thế nào?
Trong Luật giá hiện nay, sách giáo khoa là mặt hàng phải kê khai giá. Các nhà xuất bản có sách giáo khoa muốn bán ra thị trường phải kê khai, gửi thông báo mức giá sách giáo khoa cho Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) thẩm định, định giá và điều chỉnh giá.
Như vậy, Cục quản lý giá sẽ là đơn vị tiếp nhận, thẩm định kê khai giá sách giáo khoa từ các nhà xuất bản, có quyết định giá cuối cùng trước khi sách giáo khoa được bán ra thị trường, nhưng thực tế là cho đến tận hôm nay việc chốt giá này vẫn chưa được Bộ Tài chính công bố.
Trước dư luận có nhiều ý kiến rằng giá sách giáo khoa mới tăng quá cao khi các nhà xuất bản công bố mức giá, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã điều chỉnh giảm từ mức giá ban đầu 215.000 đồng 1 bộ, xuống 199.000 đồng 1 bộ.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với mức giá hiện nay cũng đã điều chỉnh theo hướng giảm dần từ 10.000 đến 15.000 đồng 1 bộ.
Như vậy, cuốn sách giáo khoa lớp 1 đang hiện hành có giá cao nhất là 14 nghìn đồng, thì cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới có giá cao nhất là 36 nghìn đồng.
Cuốn sách hiện hành giá thấp nhất là 3.000 đồng thì cuốn sách giáo khoa lớp 1 mới giá thấp nhất là 11 nghìn đồng.
Cùng một môn học như sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội hiện hành giá 6.000 đồng thì cuốn tương tự của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có giá 28 nghìn đồng.
Sách giáo khoa Toán 1 hiện hành có giá 13 nghìn đồng thì sách giáo khoa Toán 1 mới của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm có giá 35 nghìn đồng.
Nhà xuất bản Giáo dục có một số cuốn tách làm hai, tập một giá 18 đến 23 nghìn đồng và tập hai giá 17 đến 20 nghìn đồng.
Ngoài sách giáo khoa môn học bắt buộc, các nhà xuất bản cũng kê khai giá sách giáo khoa tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình giáo dục phổ thông mới có giá từ 45 đến 99 nghìn đồng 1 cuốn.
Như vậy, tính tổng thể giá một bộ sách giáo khoa lớp 1 mới vẫn có giá rất cao. Tuy nhiên đến nay giá bán sách giáo khoa mới vẫn chưa rõ ràng, chưa thấy Bộ nào công bố chốt giá sách khiến dư luận xã hội băn khoăn.
Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, vậy nên giá sách tăng cao sẽ ảnh hưởng đến những người dân ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Ảnh minh họa: Tùng Dương.
Ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, cho nên từ trước đến nay chịu sự kiểm soát giá của Nhà nước, do hội đồng liên bộ cùng cân nhắc, quyết định.
Vì vậy, giá sách giáo khoa hiện hành không cao, ổn định nhiều năm phù hợp khả năng chi trả của phần lớn người dân".
Giáo sư tiến sĩ Phạm Tất Dong - Tổng Thư ký, kiêm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng: " Sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt nên không thể áp dụng phương pháp tính giá mà các nhà xuất bản đưa ra.
Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa để khuyến khích được nguồn lực xã hội cùng với đất nước phát triển giáo dục, nhưng hiện nay lại thả nổi khung giá sách. Điều này dễ tạo ra nguy cơ lợi ích nhóm, đẩy giá sách lên cao thu lợi, trong khi về mặt nội dung không có nhiều thay đổi.
Vấn đề trước mắt với bộ sách giáo khoa mới cần phải có cơ chế tính lại giá, không thể theo những lý do mà các nhà xuất bản đưa ra.
Thậm chí tiến hành đấu giá để phù hợp với chủ trương, tránh việc các nhà xuất bản lợi dụng chính sách xã hội hóa sách giáo khoa mà tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng tới người tiêu dùng, đi ngược với chủ trương của Đảng và nhà nước".
Ngày 4/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan quản lý, kê khai giá sách giáo khoa theo đúng quy định của Luật Giá và các văn bản có liên quan.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu nội dung đề xuất, kiến nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Văn bản số 115 để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung mặt hàng sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.
Tránh tình trạng khi năm học mới cận kề nhưng phụ huynh và học sinh vẫn chưa biết được giá cuối cùng của sách giáo khoa mới là bao nhiêu?
Vậy đề nghị Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) cần sớm công bố việc chốt giá theo quy định, đúng với tinh thần đổi mới chương trình sách giáo khoa mà Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội đã ban hành.
Tùng Dương
Tập huấn cho giáo viên về sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều Sách giáo khoa lớp 1 phiên bản điện tử của bộ sách Cánh Diều cho phép cá nhân hoá việc học tập của người học. Hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh theo dõi quá trình học của mỗi học sinh. Cánh Diều là 1 trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ Giáo dục và Đào tạo...