Nếu thấy dấu hiệu này ở tai thì chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp rắc rối lớn
Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường này ở tai bạn nên đi kiểm tra thận ngay, bởi có thể thận của bạn đang gặp vấn đề.
Mọc mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Không chỉ ở trên má, mụn còn có thể mọc ở những vị trí rất oái oăm. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết đó là vị trí mọc mụn báo hiệu cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong.
Cụ thể, chiếu theo bản Face mapping của Tiến sĩ Michael Shapiro, bác sĩ da liễu, Giám đốc Y khoa và là nhà sáng lập của Viện Da liễu Vanguard (Ấn Độ) thì mụn mọc trên tai – đó là dấu hiệu báo hiệu phần thận của bạn có vấn đề.
Tai là mô hình thu nhỏ của cơ thể người, nhưng chủ yếu đại diện cho thận. Nếu mụn xuất hiện ở khu vực xung quanh tai (đôi khi ở bên trong tai) nghĩa là thận bạn có vấn đề, hay cơ thể bạn báo hiệu cần thêm nước.
Nếu uống không đủ nước, thận sẽ dễ bị nhiễm độc tố và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Không chỉ vậy, thiếu nước – hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị chậm lại, việc lưu thông trở nên khó khăn và trì trệ. Nó khiến tim phải làm việc liên tục hơn, dẫn tới hệ quả là tim đập nhanh, huyết áp giảm mạnh, đau đầu, chóng mặt.
Bên cạnh đó cũng có thể bạn đang bị viêm tai. Chứng bệnh này thường xảy ra do bơi trong vùng nước bị nhiễm khuẩn. Lúc này, các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng tai ngoài và ống tai, làm mụn xuất hiện.
Vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên ngân gây nổi mụn ở tai. Tai là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với các vật cứng hoặc sắc nhọn, tai rất dễ bị xây xát và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tay bẩn, tai nghe không vệ sinh và tóc cũng có thể đưa vi khuẩn có hại vào tai. Tại đây, chúng phát triển và gây nổi mụn.
Các bệnh mãn tính như ung thư cũng có thể chịu trách nhiệm cho các nốt mụn hình thành ở tai. Nếu vết sưng trên tai của bạn quá lâu không tự lành hay trông khác với mụn thông thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp ngăn ngừa mụn. Ảnh minh họa
Ngoài ra, nếu mọc mụn ở các vị trí dưới đây bạn cũng nên lưu ý:
- Trán: Mụn ở trán thể hiện tiêu hóa kém do chất độc và thiếu nước. Bác sĩ Shapiro cho biết: “Giải pháp là uống nhiều nước để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, tránh đồ uống có cồn và thức uống chứa caffein. Thay vào đó, hãy uống trà xanh vì đồ uống này chứa chất chống ôxy hóa làm trung hòa độc tố.
Video đang HOT
- Phần má trên: Phần má trên có liên quan đến phổi. Mụn ở má trên có thể là do việc phổi hít phải không khí ô nhiễm. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn trên điện thoại và gối ngủ cũng là nguyên nhân gây ra mụn.
Ảnh minh họa
- Phần má dưới: Vị trí mọc mụn ở má dưới thể hiện việc vệ sinh răng miệng kém. Bác sĩ Shapiro khuyên bạn nên đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa, tránh đồ ăn và thức uống để cải thiện vệ sinh răng miệng và tình trạng mụn ở má.
- Mũi: Mụn ở mũi liên quan đến sức khỏe của tim. Mũi sưng hoặc thay đổi phồng lên là biểu hiện của huyết áp cao. Để khắc phục điều này, việc thay đổi chế độ ăn là rất cần thiết. Hãy tránh uống đồ uống tăng lực, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, ăn nhiều trái cây và hoa quả để tim khỏe mạnh hơn và hạ huyết áp.
- Cằm: Mụn ở cằm liên quan đến sức khỏe của ruột non vì vậy bạn cần thay đổi chế độ ăn. Tránh xa các sản phẩm từ sữa và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau để tiêu hóa tốt hơn và chữa các vấn đề về da có liên quan.
Cảnh báo bệnh nguy hiểm từ chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày
Đi tiểu nhiều lần trong ngày là hiện tượng khá phổ biến hiện nay gây ra sự khó chịu, bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Đi tiểu nhiều còn gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Chứng tiểu nhiều nghĩa là gì?
Nước tiểu do thận thải ra bình thường khoảng 1 ml mỗi phút, tức khoảng 1,2-2 lít một ngày. Nước tiểu không ra ngoài liên tục mà được trữ lại rồi thải ra ngoài lúc thuận tiện nhờ vào bàng quang. Đây là một túi chứa, có khả năng giãn nở và co bóp, dung tích khoảng 300-400 ml. Bàng quang nhận nước tiểu từ thận xuống qua 2 niệu quản và tống ra ngoài qua niệu đạo. Bàng quang được điều khiển từ hệ thần kinh giao cảm và trung ương.
Người bình thường đi tiểu khoảng dưới 7 lần mỗi ngày. Vào ban đêm ngủ 8 giờ thường không đi tiểu hay chỉ một lần. Đó là do chất nội tiết ADH tiết ra nhiều hơn vào ban đêm làm thận cô đặc nước tiểu hơn nên làm giảm lượng nước tiểu về đêm.
Nước trong cơ thể được duy trì ổn định ở khoảng 70%. Ở tỷ lệ này nồng độ các chất phù hợp cho hoạt động cơ thể. Khi nồng độ này cao thì chất đó bị thải ra qua thận trong môi trường nước hoặc đường thải khác là mồ hôi và hơi thở. Lượng nước đã mất làm ta khát phải uống vào để bù. Khi uống nước (bia) nhiều quá không phải do khát, mà là nồng độ các chất giảm, phải thải bớt nước loãng ra, lượng nước tiểu nhiều gây ra đi tiểu nhiều.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân của chứng tiểu nhiều
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu nhiều và được chia làm 2 nhóm tại chỗ và toàn thân.
Nhóm tại chỗ gồm:
1. Nhiễm trùng tiểu: tại thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo.
Nhiễm trùng bàng quang nếu cấp tính bàng quang căng lên thì đau bụng dưới nên phải đi tiểu thường xuyên. Viêm mạn thì bàng quang co nhỏ nên không trữ được nhiều nước tiểu.
2. Viêm bàng quang mô kẽ: Có thể tiểu nhiều lần trong một giờ.
Bàng quang tăng hoạt được cho là do thần kinh trong thành bàng quang bị kích thích nhiều.
Bướu bàng quang (lành hay ác tính) gây viêm, ra máu. Bướu khi to chèn ép gây rối loạn đi tiểu.
3. Tuyến tiền liệt:
Tuyến tiền liệt to (theo tuổi) chèn ép đường ra, tiểu khó, tiểu không hết. Tồn lưu nước tiểu nhiều, mỗi lần tiểu được ít nên phải tiểu nhiều lần. Tuyến tiền liệt to có thể là bướu lành hay bướu ác, ung thư.
Viêm tuyến tiền liệt thường ở người trẻ cấp tính có triệu chứng đau, tiểu khó. Mạn tính thì nóng, rát, buốt, kích thích đi tiểu, buồn bực.
4. Sa sàn chậu ở phụ nữ: có thể làm sa bàng quang, tử cung hay ruột, gây tiểu khó, tiểu không hết, tiểu són...
Nhóm toàn thân gồm:
1. Nội tiết:
Đái tháo đường: chất nội tiết insulin thiếu hay vô hiệu làm đường trong máu cao phải thải ra qua thận kéo theo nước. Lượng nước tiểu nhiều nên đi tiểu nhiều lần. Đái tháo đường còn tổn hại dây thần kinh, làm cảm giác và vận động của bàng quang giảm.
Đái tháo nhạt, ít gặp hơn, do thiếu chất nội tiết ADH. Nước tiểu có thể đến vài chục lít mỗi ngày.
Suy tuyến giáp gây mệt mỏi, ảnh hưởng thần kinh bàng quang.
Mãn kinh: estrogen giảm gây thay đổi niêm mạc âm đạo, niệu đạo.
2. Dư cân làm tăng tỷ lệ tiểu són.
3. Ngưng thở lúc ngủ: hay gặp ở người ngủ ngáy, thức giấc rồi đi tiểu đêm thường trên 2-3 lần/ngày.
Ảnh minh họa
Những biến chứng của chứng tiểu nhiều
Viêm tuyến tiền liệt tạo cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Ung thư bàng quang hay tuyến tiền liệt giai đoạn tiến triển gây tiểu máu và rối loạn đi tiểu.
Lượng nước tiểu giảm, thậm chí vô niệu khi suy thận cấp nặng hay suy thận mạn giai đoạn cuối. Lượng nước tiểu có thể tăng trong suy thận cấp mức độ nhẹ, suy thận đang phục hồi, suy thận mạn giai đoạn nhẹ - vừa.
Điều trị chứng tiểu nhiều
Hầu hết chứng tiểu nhiều không do các bệnh nguy hiểm nhưng gây phiền toái trong sinh hoạt, công việc, mất ngủ... Giải quyết triệu chứng tiểu nhiều phải tìm nguyên nhân.
Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống, thời điểm uống nước, giảm bia, cà phê.
Giảm cân ở người thừa cân, tăng cường tập luyện thể dục.
Viêm bàng quang mô kẽ, bàng quang tăng hoạt, hội chứng tuyến tiền liệt không nguy hiểm nhưng chúng ta chưa hiểu rõ cơ chế sinh bệnh nên điều trị khó khăn. Cần tập luyện, hỗ trợ tâm lý, thuốc giảm co thắt.
Điều trị các bệnh gốc như nhiễm trùng, bướu tuyến tiền liệt, sa sàn chậu, nội tiết... bằng các phương pháp dùng thuốc hoặc nội soi, phẫu thuật.
Nhịn tiểu có thể gây vô sinh, thậm chí tử vong Nhịn tiểu là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hại đối với sức khỏe. Nguy hiểm có thể dẫn đến vô sinh hoặc tử vong. Nữ giới nhịn tiểu lâu dẫn đến vô sinh Theo nghiên cứu, cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ "gần gũi" thì tử...