Nếu đi học thêm, kỳ nghỉ hè trọn vẹn 3 tháng không còn ý nghĩa
Nhiều phụ huynh lo lắng trẻ nghỉ hè 3 tháng sẽ quên kiến thức. Tuy nhiên, giáo viên cho rằng trẻ nên học kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế thay vì đi học thêm.
Là người ủng hộ việc cho trẻ nghỉ hè 3 tháng song chị Phan Thu Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đau đầu khi nghĩ về việc học của con nếu nghỉ quá dài như vậy.
“Bé út nhà tôi học lớp 1. Thời gian nghỉ học vì dịch Covid-19, bé quên gần hết. Lúc sắp đi học trở lại, mẹ vừa dỗ vừa dọa, còn phải nhờ thêm cô giáo mới ‘nhặt’ lại chữ”, chị Thủy giải thích lý do lo lắng.
Nhiều phụ huynh mong muốn trẻ có một mùa hè đúng nghĩa. Ảnh: Quỳnh Trang.
Nỗi lo trẻ không bằng “con người ta”
Vì độ nhanh quên và không nghe lời bố mẹ của con gái, chị Thu Thủy lường trước nếu từ năm sau, học sinh được nghỉ hè 3 tháng, gia đình sẽ phải khá đau đầu với việc học của con.
Tuy nhiên, chị Thủy đoán con chị nằm trong số ít. Với đa số học sinh, nghỉ hè như vậy là niềm vui lớn.
“Tôi hiểu không thể vì số ít mà tước đi quyền lợi của đa số. Không nói đâu xa, ngay tại nhà tôi, nghỉ hè 3 tháng là thời gian tuyệt vời cho cậu con trai lớn tạm gác lại Hóa học, Vật lý để đá bóng, học bơi”, chị Thủy chia sẻ.
Vì thế, bà mẹ hai con mong muốn các trường nên sắp xếp thêm khoảng một tuần để phụ đạo học sinh trước năm học mới. Những phụ huynh cảm thấy con mình cần ôn luyện sẽ tự nguyện đăng ký cho con tham gia.
Sợ con quên kiến thức cũng là nỗi lo của chị P.M. (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Phụ huynh này cho rằng nghỉ hè 3 tháng là quá dài. Thay vì nghỉ như vậy, Bộ GD&ĐT có thể cho nghỉ hè hai tháng và kéo dài thời gian nghỉ Tết.
Theo chị P.M., như vậy, con không xa trường, lớp quá lâu, vẫn giữ được đà học lại có khoảng nghỉ ngơi giữa mỗi học kỳ.
Chị Đào Thị Phương (Hà Tĩnh) cũng cảm thấy nghỉ hè 3 tháng không phù hợp khi chương trình học vẫn nặng nề, cả nhà trường và phụ huynh đều chú trọng thành tích.
Video đang HOT
Có hai con (một bé học lớp 8, một bé lớp 3), chị Phương cho biết dù thời gian nghỉ hè như trước đây, tức khoảng hơn hai tháng, lúc mới vào học, con vẫn tụt lại khá nhiều so với bạn bè.
Chị thừa nhận một phần nguyên nhân do con chị lười học, bỏ bê kiến thức nhưng nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc bạn bè trong lớp đều dành thời gian trong hè để ôn lại kiến thức và học vượt.
“Gia đình tôi không muốn ép con học thêm trong hè. Nhưng việc thua kém bạn bè khiến con tự ti và càng thêm chán học. Vì thế, nếu mọi người đua nhau cho con học thêm, việc nghỉ hè 3 tháng có ý nghĩa gì đâu”, chị Phương bày tỏ.
Do đó, chị hy vọng nghỉ hè ngắn để con chị không quên hết kiến thức, đồng thời những học sinh khác cũng không học trước nội dung năm sau quá nhiều.
Giáo viên lo phụ huynh vì sợ con quên kiến thức mà ép con học thêm quá nhiều, “đánh cắp” mùa hè của trẻ. Ảnh minh họa: Việt Hùng.
Phụ huynh bắt con học thêm, “đánh cắp” mùa hè của trẻ
Tình trạng phụ huynh tận dụng kỳ nghỉ hè để cho con học thêm, nhồi nhét kiến thức cũng là nỗi lo của giáo viên.
Cô Đặng Thị Chung, giáo viên tiểu học ở Thuận An, tỉnh Bình Dương, cho rằng nghỉ lâu, học sinh quên kiến thức là điều đương nhiên. Song theo cô, việc này không hẳn có hại. Trẻ cần quên kiến thức ở trường trong 3 tháng hè để học và nhớ những bài học từ thực tế cuộc sống thông qua các trải nghiệm.
Tôi thấy vui vì 3 tháng đó sẽ là thời gian quý giá và chất lượng nếu bố mẹ thực sự quan tâm con. Ba tháng không phải ‘cày’ sách vở sẽ giúp con phát triển kỹ năng, thể chất
Giáo viên Đặng Thị Chung
Cô chỉ lo với tâm lý như vậy, phụ huynh “đánh cắp” kỳ nghỉ hè của con, ép con học thêm từ sáng đến tối tại các trung tâm dạy văn hóa thay vì rèn kỹ năng sống.
Cô chung gợi ý các bố mẹ thay vì lo con quên kiến thức, hãy lên kế hoạch cho con hoạt động mùa hè thật ý nghĩa như tập làm việc nhà, học thêm năng khiếu, thể thao, theo đuổi đam mê.
Cô Đặng Thị Chung mong phụ huynh tìm ra giải pháp tốt nhất để con có mùa hè đúng nghĩa.
“Ai cũng có tuổi thơ và tuổi thơ càng dữ dội càng cho ta nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống sau này. Như vậy, sau này, con lớn lên, đi học, đi làm xa nhà, chúng ta cũng yên tâm hơn”, cô giáo tiểu học chia sẻ.
Cô Huyền Thảo, giáo viên trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), cũng lo ngại về tình trạng bố mẹ bắt con đi học thêm nhiều trong dịp hè và gọi đây là vấn nạn.
Cô khẳng định chắc chắn phụ huynh sẽ đưa con đến các trung tâm dạy thêm. Vì thế, nữ giáo viên cho rằng cần có giải pháp hợp lý, chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT về vấn đề này.
Ngoài ra, theo cô Thảo, sợ nghỉ hè dài, con quên kiến thức là tâm lý chung của nhiều phụ huynh, đặc biệt những người có con học mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, cô cho hay theo dự thảo, trường sẽ có kế hoạch hoạt động hè và mở cửa để học sinh vào sinh hoạt trong thời gian nghỉ.
“Chúng ta nên tính đến nghỉ hè là lúc tổ chức các hoạt động cho học sinh như sinh hoạt các câu lạc bộ kỹ năng, học thuật ở bậc phổ thông. Ở bậc mầm non, các trường vẫn có thể tổ chức giữ trẻ theo nhu cầu để phụ huynh có thể có nơi giữ con”, cô Huyền Thảo đề xuất.
Cô cho rằng việc sinh hoạt câu lạc bộ, đội nhóm cũng là dịp để trẻ có cơ hội ôn tập, rèn luyện kỹ năng. Những trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt như thư viện, sân vận động hay sân trường có thể tổ chức các hoạt của Đoàn, Đội để học sinh có sân chơi và sinh hoạt.
Vì thế, cả cô Huyền Thảo lẫn cô Đặng Thị Chung đều ủng hộ việc nghỉ hè đủ 3 tháng.
“Tôi thấy vui vì 3 tháng đó sẽ là thời gian quý giá và chất lượng nếu bố mẹ thực sự quan tâm con. Ba tháng không phải ‘cày’ sách vở sẽ giúp con phát triển kỹ năng, thể chất”, cô Chung nói.
Cô cho biết thêm sau thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, học sinh có quên bớt kiến thức nhưng bù lại, các em trông khỏe mạnh hơn hẳn.
Chiều 30/6, trong cuộc họp báo thường kỳ, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở giáo dục tổ chức dạy trước khi tựu trường, làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ hè.
Ngày 1/7, Sở GD&ĐT Nghệ An gửi công văn đến các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc sở về việc nghiêm cấm dạy thêm, học thêm trong thời gian học sinh nghỉ hè.
Nắng nóng, học sinh vẫn phải "quay cuồng" trong lịch học thêm dày đặc
Thời điểm này như mọi năm, học sinh đã được nghỉ hè. Do dịch Covid-19 nên năm nay, những ngày nắng như đổ lửa, nhiều học sinh vẫn phải "nhao" ra đường để đi học thêm, chạy đua cho kỳ thi chuyển cấp...
Dù không phải năm học chuyển cấp nhưng lịch học thêm của cậu con trai học lớp 10 của chị Nguyễn Hải Bình (đường Trường Chinh, Hà Nội) vẫn kín mít. Chị Bình cho biết, suốt mấy tháng nghỉ dịch, con học online nhưng không hiệu quả.
Thế nên, khi hết dịch, chị cho con đi học thêm nhiều hơn so với đợt trước dịch để bù lại những kiến thức con còn hổng. Quan trọng hơn, tháng 6 con sẽ thi cuối kỳ, chị muốn việc học thêm của con sẽ khiến con cải thiện được điểm số.
Chạy sô học thêm, không ít học sinh phải ăn trên đường. Ảnh minh họa
Chính vì vậy mà ngoài những buổi học chính, học thêm ở trường, thời gian còn lại con đều dành cho học thêm. Trở về từ trường lúc hơn 12g trưa, con trai chị Bình nhễ nhại mồ hôi chỉ kịp thay quần áo và ngồi vào bàn ăn cơm. Dù mệt nhưng cậu cũng không rề rà được. Bởi ăn xong, cậu phải chợp mắt một lúc để chiều còn đi học thêm. 2g chiều, trời nắng như thiêu như đốt, nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C, cậu vẫn phải đội nắng để đi học.
5g chiều tan ca học thêm Toán thì cậu lại mướt mải đến trung tâm tiếng Anh để kịp buổi học lúc 6g tối. 1 tuần, cậu có 3 buổi chiều học thêm ở trường, 4 buổi chiều học thêm giáo viên bên ngoài, 2 buổi tối học tiếng Anh.
Lịch học kín đặc như thế là "chuyện rất thường ngày" của nhiều học sinh hiện nay. Điều đáng nói là việc học thêm quá nhiều trong thời tiết nắng gay gắt thế này khiến các em vô cùng mệt. Có những em đã bị sốc nhiệt, bị ảnh hưởng sức khỏe khi phải học quá nhiều giữa mùa hè oi ả này.
Học sinh mệt mỏi, thiếu ngủ vì học thêm nhiều. Ảnh minh họa
Những ngày này, chị Phạm Minh Yến (đường Lê Hồng Phong, Nam Định) lo đứng lo ngồi khi con gái lớp 7 liên tục bị xỉu và phải đi bệnh viện. Con bị tê chân tay, tê cả người, khó thở, chảy nước mắt, hạ đường huyết... Con ăn được một chút lại nôn hết ra. Thế nên, dù rất tiếc các buổi học của con nhưng chị Yến quyết định cho con nghỉ ở nhà vài hôm.
Giống như nhiều phụ huynh, chị Yến cũng là một "bà mẹ thành tích". Ngoài việc học ở trường, tự học ở nhà, chị Yến bắt con phải tham gia mấy nhóm học thêm do các phụ huynh lập ra. Những nhóm học thêm này do phụ huynh mời giáo viên giỏi dạy nên không phải học sinh cũng được vào học. Chính vì vậy, dù lịch học của con đã dày đặc nhưng chị Yến vẫn cố "nhét" cho con đi học. Chị lo rằng, không theo các lớp này, con sẽ khó mà "trụ" được ở lớp chuyên của trường.
Thế nên, cả ngày, cả tuần cô con gái chạy sô học thêm. Ở tuổi lớn, con không có chút thời gian nào nghỉ ngơi. Đến việc ăn, con cũng phải ăn vội ăn vàng. Nếu trời mát mẻ, con hoàn toàn đáp ứng được guồng học ấy. Nhưng dưới cái nắng như thiêu như đốt, con đã bị kiệt sức.
Đến giờ, khi con phải nhập viện, phải nghỉ học, chị Yến mới thấy sức khỏe của con mới là điều quan trọng. Quan trọng hơn rất nhiều điểm số và thành tích - những thứ mà phụ huynh như chị luôn bắt con phải đeo đuổi bao lâu.
Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thêm kỳ nghỉ: Liệu có khả thi? Một số nhà nghiên cứu, giáo viên cho rằng thay vì cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như hiện nay, phương án học 2 kỳ với nhiều lần nghỉ trong năm có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, thay vì áp dụng ngay thì cần phải nghiên cứu kĩ. Nhiều nước trên thế giới đã sắp xếp năm học với 4 kỳ nghỉ....









Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên kiện Đại học Kinh tế quốc dân, đòi bồi thường hơn 36 tỉ đồng
Pháp luật
21:15:21 09/04/2025
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025
Nhóm nhạc 5 triệu bản làm 1 điều bất ngờ tại Việt Nam
Nhạc quốc tế
21:05:57 09/04/2025
Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên
Tin nổi bật
21:04:18 09/04/2025
Điều đẹp nhất hôm nay khiến hơn 1 triệu người Việt phải dừng lại!
Netizen
21:01:16 09/04/2025
5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Thế giới
20:56:41 09/04/2025
Động thái mới nhất của bạn thân HIEUTHUHAI giữa loạt tin đồn tiêu cực về chuyện tình yêu 8 năm
Nhạc việt
20:55:36 09/04/2025
Chứng "ám ảnh" của David Beckham khiến vợ con khó chịu
Sao thể thao
20:35:16 09/04/2025
Nóng: Lộ ảnh Kim Sae Ron hẹn hò trai lạ vào năm 2019, Kim Soo Hyun được "tẩy trắng"?
Sao châu á
20:21:10 09/04/2025
Netizen đổ xô vào xem 1 giờ đêm Bình An bị vợ Á hậu nhất quyết đòi làm 1 việc
Sao việt
20:10:55 09/04/2025