Nếu dạy riêng lẻ 3 môn Lý, Hóa, Sinh thì đổi mới sách giáo khoa vô nghĩa?
Nếu các trường dạy riêng lẻ 3 môn Lý, Hóa, Sinh thì mạch kiến thức liên kết trong bài sẽ bị mất, rời rạc. Có nghĩa là sách giáo khoa mới nhưng lại dạy theo lối cũ.
“Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 được viết theo tiến trình phát triển kiến thức chương trình mới, nó có logic riêng, nhưng hiện nay nếu các trường dạy riêng lẻ 3 môn Lý, Hóa, Sinh thì đương nhiên mạch kiến thức liên kết trong bài sẽ bị mất, sẽ bị rời rạc về kiến thức. Có nghĩa là sách giáo khoa mới nhưng các thầy cô vẫn dạy theo chương trình cũ, tức là dạy song song môn nào vẫn theo tư duy của môn đó, mất đi sự liên hệ liên môn của môn Khoa học tự nhiên. Đó là điều bất cập hiện nay.
Tiến trình bài giảng sẽ đi theo kiến thức cơ bản, kiến thức nền và phần này chúng tôi triển khai dạy chung cho cả 3 chủ đề của Lý, Hóa, Sinh, những phần tiếp theo sẽ tách ra theo chương trình riêng. Khi dạy theo phương pháp như vậy vẫn bị trái với logic viết sách ban đầu, ví dụ: Phải học phần chủ đề của Hóa trước, nó liên quan đến vấn đề về chất, vật liệu, nguyên liệu,…rồi mới sang phần vật sống, rồi vấn đề liên quan đến Vật lý như lực,…”.
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh – giáo viên Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai,Hà Nội) đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Quỳnh – Giáo viên dạy môn Sinh Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Cô Quỳnh cho biết: “Vì dạy song song nên mạch kiến thức sẽ không theo trật tự mà sang luôn phần vật sống. Có thể hiểu đơn giản mọi vật đều có sự cấu tạo từ nền tảng chất và đây là kiến thức của Hóa, lúc này học sinh sẽ được học về vật liệu là những khái niệm về Hóa một cách cơ bản trước, rồi mới phát triển tạo nên vật sống, cũng như đặc thù riêng của vật sống như thế nào,…Nhưng nếu bây giờ dạy Sinh học lên trước, học sinh chưa có được nền tảng của khái niệm vật liệu, chất,…thì đã phải học môn Sinh, và như vậy lại theo tư duy rời rạc của 3 môn học cũ, những kiến thức đáng ra phải được giải thích ở chủ đề trước và học sinh đã nắm chắc, những phần sau tiếp theo mạch logic sẽ không phải nhắc lại nữa.
Nhưng nếu bị dạy đảo ngược như vậy sẽ có những nội dung phải dùng đến thuật ngữ, những khái niệm học sinh chưa được học ở phần trước đó nhưng lại được sử dụng cho bài sau, như vậy chúng tôi phải giải quyết những “khái niệm” đó cho học sinh, giúp các em hiểu vấn đề rồi mới bắt đầu vào dạy cái mới.
Chúng tôi rất hiểu nếu dạy như vậy học sinh sẽ thiệt thòi bởi kiến thức sẽ không đi theo mạch logic chung, thầy cô cũng sẽ vất vả hơn bởi đáng ra cứ việc dạy, nhưng giờ lại phải giải quyết, xử lý những cái đối với học sinh là mới vì chưa được học ở những bài trước, nhưng lại được học ở bài sau. Đó là khó khăn cho học sinh, hơn nữa như vậy sẽ mất đi tính liên hệ từ phần này với phần kia
Nhưng nếu học sinh có được nền tảng vững chắc từ những bài trước thì đến những phần sau các em dễ tiếp nhận hơn. Có thể hiểu môn Khoa học tự nhiên có mối liên hệ với nhau, sách theo chương trình mới được viết để học sinh không bị học theo kiểu “nhồi” kiến thức, mà chủ yếu để hiểu quy luật tự nhiên, đó mới là mục đích chính quan trọng.
Ví dụ với môn Sinh, quá trình hoạt động sinh lí của cây như thoát hơi nước, và trong quá trình thoát hơi nước có nguyên lí về mặt Vật lí, và nếu học Vật lí thì học sinh sẽ hiểu điều đó, từ góc độ kiến thức Vật lí sẽ hiểu được vận hành trong cơ thể sinh vật sống cũng theo nguyên lí đó, có thể hiểu đó là sự logic với nhau.
Khi dạy song song không chỉ thiệt thòi cho học sinh, mà còn làm xáo trộn logic, đến khi các thầy cô ra đề cũng sẽ khó ra những câu hỏi tổng hợp để học sinh phải vận dụng cả kiến thức Vật lý, Hóa học và Sinh học để giải quyết vấn đề, hay một bài tập nào đó, nhưng vì dạy rời rạc nên thầy cô không thể xử lí được.
Về phần ghi chép của học sinh, nói về phần sắp xếp thì đây là một môn học, nhưng dạy theo kiểu song song thì các em phải ghi ra 3 vở khác nhau, hoặc một vở nhưng tách ra nhiều phần và sẽ dẫn đến không biết hôm này sẽ học phần nào, rồi khi ôn tập thì các phần kiến thức sẽ không liền mạch. Đó cũng là bất cập”.
Video đang HOT
Cô Quỳnh chia sẻ: “Bản thân tôi học khối B nên nắm khá tốt về Hóa học, tôi có thể đọc lại và dạy được cấp II bởi không quá khó, nhưng với Vật lí lại khác hẳn, và chúng tôi chưa được đào tạo để dạy môn đó. Ảnh minh họa: NVCC.
Tôi chưa đủ tự tin dạy môn Khoa học tự nhiên
Cô Quỳnh nói: “Khi kiến thức bị mất logic, và cái khó của giáo viên ở đây là xử lí những vấn đề về kiến thức không liền mạch theo như chương trình cũ. Ví dụ: Môn Sinh theo chương trình cũ đến lớp 8-9 hiện hành mới có tính liên hệ nhiều so với môn học khác, có những bài học đòi hỏi phải hiểu cơ chế Vật lí, cơ chế Hóa học thì mới có thể giải thích cho học sinh, từ đó các em mới hiểu sâu xa được kiến thức mới.
Nhưng thật sự với lớp 6-7 thì tư duy vẫn còn là cơ bản, chưa có quá nhiều logic cấp cao như vậy, nên học sinh mới chỉ làm quen khái niệm, nhận biết, ở cấp độ hiểu và vận dụng cũng vẫn sơ lược, chứ chưa đòi hỏi liên hệ nhiều. Đối với chương trình cũ các thầy cô vẫn dạy rời rạc bình thường.
Khi có chương trình mới, Bộ cho phép các các trường tự quyết chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, tự chủ dựa trên khả năng đáp ứng của nhà trường, vậy đương nhiên chúng tôi sẽ chọn phương án nào đó thuận lợi cho giáo viên, hơn nữa chưa trường nào có giáo viên dạy môn tích hợp, và chúng tôi cũng chưa được chuẩn bị tập huấn về chuyên môn”.
Cô Quỳnh chia sẻ: “Bản thân tôi học khối B nên nắm khá tốt về Hóa học, tôi có thể đọc lại và dạy được cấp II bởi không quá khó, nhưng với Vật lí lại khác hẳn, và chúng tôi chưa được đào tạo để dạy môn đó, nên cũng không bao giờ “mạo hiểm” không tự tin để dạy. Tôi đã dạy lớp 6 khá lâu, có thể kiến thức với các em học sinh còn rất sơ lược, nhưng điểm đặc biệt của lớp 6 là các em hỏi rất nhiều, và nếu không chắc kiến thức thì phát ngôn của tôi sẽ không chuẩn, dẫn đến sai lệch về định hướng kiến thức cho học sinh.
Tôi có đi dự giờ Lý, Hóa và tôi cũng có kiến thức về Hóa nhưng cách dạy và truyền đạt để làm sao cho chuẩn từ chuyên môn, cho đúng với yêu cầu của môn học thì lại là một câu chuyện khác, việc này cần phải có thời gian, được bồi dưỡng, được học, rèn luyện. Hơn nữa hiện nay nếu một giáo viên dạy được hết các phân môn của môn Khoa học tự nhiên thì sẽ bị quá nhiều tiết trong một tuần, ví dụ 1 tuần của khối 6 có 4 tiết dạy môn Khoa học tự nhiên, và nếu chỉ có một thầy cô dạy Sinh thì sẽ phải dạy hết tất cả phần Sinh của khối khác nữa, như vậy số lượng tiết trong tuần sẽ là khủng khiếp. Tôi nghĩ vấn đề về số lượng tiết dạy của một giáo viên cũng đáng để lo lắng khi triển khai dạy môn này, với những trường đang thiếu giáo viên dạy môn Sinh thì đương nhiên sẽ phải đối mặt với việc đó.
Học sinh thực hành môn Sinh học. Ảnh minh họa: T.D.
Hiện nay chúng tôi đang cố gắng để năm học tới có thể đảm nhiệm dạy môn Khoa học tự nhiên, thời gian đầu có thể mình cân nhắc nhiều tình huống về việc sắp xếp của nhà trường, nhưng sau khi trao đổi lại với tổ chuyên môn tôi thấy trong quá trình triển khai dạy có quá nhiều bất cập, suy cho cùng sẽ là thiệt thòi với học sinh. Vậy nên ngoài việc hiện nay có một số thầy cô tự đi học chứng chỉ, và chúng tôi đang cố gắng học hỏi, trao đổi liên tục với nhau về các phân môn để làm sao năm học tới có thể tự tin đứng lớp dạy tất cả, chứ không thể dạy song song như hiện nay”.
Cô Quỳnh nhận định: “Thời điểm hiện nay các thầy cô đang triển khai tập huấn Modun khá nhiều nên có thể nói là rất bận, lại trong thời gian đang dạy học trực tuyến như hiện nay tôi thấy khó mà hiệu quả được, thời gian bồi dưỡng chứng chỉ cũng ngắn, hơn nữa học trong lúc các thầy cô vẫn phải làm việc, như vậy sẽ bị phân tâm. Đã học phải hiệu quả, phải đầu tư thời gian chăm chút nghiêm túc.
Có học có hơn, nhưng cho dù có bồi dưỡng chứng chỉ ở đâu đi nữa thì sau đó các thầy cô vẫn phải tự bồi dưỡng thêm về mặt kiến thức, kĩ năng giảng dạy cho mình, sau đó phải “dấn thân” vào dạy thật trên lớp, phải chấp nhận mình dạy ban đầu chưa hay, và có vấn đề gì cũng phải chấp nhận, rồi từ đó mới vỡ ra và rút kinh nghiệm cho những tiết học sau. Tôi thấy nhiều thầy cô hiện nay chưa đi học bởi còn đang “nghe ngóng” điều này điều kia, chỉ nói về lí thuyết rồi lo lắng e dè,…như vậy cũng không giải quyết được điều gì mà nên bắt tay vào học một cách nghiêm túc”.
Chủ động, linh hoạt triển khai chương trình sách giáo khoa mới
Nhiều ý kiến đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí đủ giáo viên cho các địa phương để đảm bảo số lượng giáo viên cho chương trình thay sách giáo khoa mới.
Sáng 20/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết 1 năm triển khai thực hiện đổi mới Chương trình Sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chủ trì điểm cầu Trung ương có các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng: Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Đắc Vinh - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Tại điểm cầu Nghệ An có các đồng chí: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Thái Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo chuẩn đầu ra
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã khẳng định đổi mới chất lượng giáo dục và đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đổi mới sách giáo khoa là một khâu đổi mới quan trọng đối với bậc học phổ thông.
Tại Việt Nam, từ năm học 2020 - 2021, việc thay sách giáo khoa theo chương trình mới được áp dụng với học sinh lớp 1. Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm đầu tiên triển khai, các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên.
Các đại biểu tại đầu cầu Nghệ An. Ảnh: MH
Bên cạnh đó, với tỷ lệ 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.
Tổng hợp kết quả từ các địa phương về kết quả đánh giá cuối năm học 2020-2021 cho thấy tất cả các trường tiểu học đã hoàn thành chương trình theo đúng kế hoạch, chất lượng học sinh lớp 1 đảm bảo theo chuẩn đầu ra, yêu cầu cần đạt của chương trình, có một số mặt nổi trội hơn so với chương trình hiện hành; học sinh mạnh dạn tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình, biết nêu quan điểm qua tiết học cơ bản, đã đọc thông viết thạo ngay trong học kỳ 1 và được củng cố tăng cường bền vững ở học kỳ 2.
Học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn - Kỳ Sơn làm quen với sách giáo khoa mới. Ảnh: MH
Tại điểm cầu Nghệ An, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành báo cáo về việc triển khai chương trình thay sách giáo khoa mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nổi bật là đã làm tốt công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên và việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để cơ bản đáp ứng điều kiện dạy học tối thiểu. Kết thúc năm học, học sinh toàn tỉnh đạt được nhiều kỹ năng vượt trội như: kỹ năng đọc, giao tiếp, tự chủ, tự học, tư duy phản biện; học sinh năng động, tự tin hơn so với chương trình cũ.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Nghệ An đã rút kinh nghiệm để triển khai tiếp tục cho năm học này với lớp 2 và lớp 6. Trong đó, xác định đội ngũ giáo viên là yếu tố tiên quyết và tỉnh sẽ giao tính chủ động của giáo viên trong quá trình triển khai. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác truyền thông để nhận được sự ủng hộ đồng tình của giáo viên, phụ huynh và học sinh. Tăng cường công tác xã hội hóa, đổi mới sinh hoạt chuyên môn học thuật, định kỳ có đánh giá.
Bất cập hiện nay ở Nghệ An là đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều, cơ cấu chưa hợp lý. Từ thực tế trên, Nghệ An cũng kiến nghịcó các giải pháp hữu hiệu, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới CTGDPT năm 2018. Đồng thời, ưu tiên bố trí ngân sách để mua sắm thiết bị dạy học, nhất là thiết bị ngoại ngữ, tin học cho các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bảo đảm thực hiện thành công CTGDPT năm 2018.
Kiên trì với mục tiêu đổi mới
Cùng với những kết quả đã đạt được, tại hội nghị nhiều ý kiến phát biểu của các địa phương cũng chỉ ra một số bất cập trong quá trình triển khai như việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới còn gặp nhiều hạn chế từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện, đặc biệt việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa ở các địa phương gặp nhiều khó khăn trong in ấn, phát hành.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: MH
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý không đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn thừa thiếu cục bộ; đồng thời còn thiếu so với quy định, đặc biệt là cấp tiểu học. Trong khi đó, điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục vẫn còn nhiều khó khăn...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: MH
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ghi nhận về những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Qua 1 năm triển khai, bên cạnh những bài học kinh nghiệm thì đang còn những thách thức, khó khăn. Do đó, trong quá trình đổi mới, người lãnh đạo cần phải kiên định mục tiêu nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo để nhận được sự đồng tình và tạo được sự đồng thuận trong toàn xã hội.
Trong năm học sắp tới, để tiếp tục triển khai tốt chương trình thay sách giáo mới, thì cần phải tiếp tục kiên trì quan điểm đổi mới, lấy thực hiện mục tiêu ưu tiên số 1 của giáo dục phổ thông là dạy người, dạy đạo đức, phát huy năng lực tự học, tạo nền tảng để xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
Trường THCS Lê Mao (TP Vinh) cho ý kiến về sách giáo khoa lớp 6. Ảnh: MH
Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho rằng, chương trình đổi mới giáo dục phổ thông lần này rất sâu sắc, triệt để và toàn diện. Vì vậy, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục rà soát trên phương diện quản lý nhà nước để làm tốt trách nhiệm của mình, lưu ý rà soát các cơ chế chính sách, tăng cường thu hút các nhà giáo, các chuyên gia tốt tham gia vào công việc biên thảo để có được bản thảo sách giáo khoa một cách tốt nhất...
Về phía các địa phương cần dành sự ưu tiên và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để việc triển khai chương trình mới hiệu quả. Trong quá trình triển khai, Bộ sẽ tiếp tục lắng nghe để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc và chỉ đạo sát với thực tế.
Nhà nước đã có kinh phí tập huấn, vì sao Bộ lại quy định giáo viên đóng góp? Theo Quyết định 404/QĐ-TTg, giáo viên không phải đóng kinh phí khi thực hiện "tập huấn, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới". Đào tạo giáo viên dạy môn tích hợp sao... chậm trễ vậy? Ngày 27/3/2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa...