Nếu con được 9 thì bố mẹ sẽ bắt con cố để được 10

Theo dõi VGT trên

‘Để học giỏi rất mệt. Con sẽ phải học thêm ngoài giờ học, bị bố mẹ ngồi kèm, nhắc nhở. Con cũng biết bố mẹ sẽ không bao giờ hài lòng…”

Nếu con được 9 thì bố mẹ sẽ bắt con cố để được 10 - Hình 1

Học sinh một trường nội trú tại TPHCM trong giờ ôn tập, tự học – Ảnh: NHƯ HÙNG

Chia sẻ của cậu con trai khiến bà mẹ ở Hà Nội giật mình…

Học giỏi rất mệt!

Quá căng thẳng vì những bài kiểm tra liên tiếp vào những tháng đầu tiên của lớp 6 của con chỉ đạt điểm 4-5, chị Hạnh – một phụ huynh có con học lớp 6 ở trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội, đã cho con học thêm nhiều nơi. Chưa hết, buổi tối chị ngồi kè kè để kèm cậu con trai học.

Bá Anh, con trai chị Hạnh cảm thấy căng thẳng. Ban đầu cậu bé lầm lì không nói, phản ứng lại mẹ bằng sự im lặng. Cho đến lúc bà mẹ phát cáu, bắt cậu “đối chất” về những yếu kém thì cậu bé bất ngờ bật lại.

Và đây là cuộc đối thoại mà chị Hạnh đã cho phép tôi viết lại, một câu chuyện mà theo tôi rất có giá trị để nhiều phụ huynh cùng suy nghĩ.

- Con: Bố mẹ có thể cho con nghỉ học thêm và đừng kèm con vào các buổi tối không?

- Mẹ: Con liên tục bị điểm kém, lại không chăm chỉ, con khiến bố mẹ không yên tâm. Con còn bị điểm kém thì bố mẹ còn phải giám sát, phải tìm thêm thầy để rèn thêm thì mới giỏi được.

- Con: Con không thích học giỏi.

- Mẹ: Con không được tỏ thái độ chống đối như thế!

- Con: Con không chống đối mẹ mà con nói thật. Con thấy học giỏi chẳng có gì vui, học dốt vui hơn nhiều.

- Mẹ: Tại sao con lại có suy nghĩ sai như thế?

- Con: Mẹ thấy sai vì mẹ thích con học giỏi. Nhưng con thì không thích, vì để học giỏi rất mệt. Con sẽ phải học thêm ngoài giờ học, bị bố mẹ ngồi kèm, nhắc nhở, con không được làm điều con thích. Con cũng biết bố mẹ sẽ không bao giờ hài lòng, vì nếu con được 9 bố mẹ sẽ bắt con cố để được 10.

Chia sẻ câu chuyện này với tôi, chị Hạnh thú nhận sau những phút bất ngờ khiến chị lặng đi, chị chợt nhận thấy sự nghiêm túc trong những phản ứng của con trai.

Chương trình học ở cấp học mới có nhiều thay đổi, cách dạy, cách kiểm tra ở cấp học mới quá khác biệt với cấp học cũ là những yếu tố khiến trẻ bối rối, áp lực.

Trong khi đó, nhiều thầy, cô giáo lại chỉ quan tâm tới rèn kiến thức, nâng điểm số cho học sinh mà không tính đến những tác động xấu đến tâm lý.

“Điểm kém” là nỗi ám ảnh, khiến trẻ thiếu tự tin, áp lực. Vì thế mà nhiều trẻ muốn tránh né “nỗi buồn khổ” này và tránh né cả sự kiểm soát của cha mẹ.

Việc quan tâm, kèm cặp của cha mẹ sẽ tỉ lệ thuận với mức tăng dần tình trạng sợ học, chán học. Nếu các cha, mẹ hiểu được điều đó thì sẽ không thấy bất ngờ trước kiểu đối đáp như của cậu bé Bá Anh.

Trong những việc như thế này, bình tĩnh để tìm hiểu căn nguyên và điều chỉnh ứng xử đối với con là việc nên làm.

“Cứ thế này, con chết mất cô ạ”

“Mình không muốn học nữa. Có quá nhiều bài tập. Chỉ nghĩ đến là cơn buồn ngủ đã ập đến. Chữ nghĩa chẳng vào đầu, bài thì không làm được, nó càng khiến mình thấy bức bối, mệt mỏi. Nhưng bố mẹ thì luôn kèm sát, nhắc nhở.

Bố con bảo “có học thì mới đỡ khổ”. Còn mẹ thì không nói gì nhưng lúc nào cũng nhìn mình với ánh mắt lo âu. Mẹ cầm bài kiểm tra bị điểm kém của mình lên xem, không nói gì, chỉ thở dài. Điều đó còn khiến mình bức bối hơn cả ngàn lời nói.

Mình sợ tỉnh dậy mỗi sáng. Sợ tiếng chuông đồng hồ báo thức. Sợ cả tiếng rao của người bán bánh mì mỗi sáng, vì nó báo hiệu một ngày mới. Có nghĩa mình phải đến trường, phải đối diện với việc mình chưa làm xong bài tập sẽ bị cô phạt, hoặc sổ liên lạc điện tử báo về cho mẹ.

Video đang HOT

Rồi buổi chiều khi trở về nhà, lại nghe bố nói “Phải cố học, nếu không sau này sẽ không có nghề nghiệp”, mẹ thì vừa nấu ăn vừa lén nhìn mình âu lo. Ánh mắt âu lo của mẹ làm mình phát bệnh. Mình biết nghĩ như thế là sai trái, là bất hiếu. Nhưng mình không sao thoát ra được cảm giác đó, vì ánh mắt mẹ tố giác mình, biểu thị lỗi lầm của mình”.

Cô bé Hương đã viết về cảm giác của mình như thế. Áp lực thái quá từ học tập luôn là tác động tiêu cực đến trẻ ở mọi lứa tuổi. Nhưng ở tuổi dậy thì, việc gây áp lực học tập cho trẻ còn gây nên những phản ứng tiêu cực hơn.

Vì vốn dĩ khi có những thay đổi về nội tiết dẫn tới những thay đổi về tâm lý, trẻ đã dễ gặp các áp lực từ nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống như áp lực từ bạn bè, từ quan hệ với cha mẹ, áp lực từ chính nhu cầu cần khẳng định bản thân…

Vì thế, nếu gặp môi trường giúp trẻ giải tỏa, dung hòa được các áp lực thì sẽ tốt nhưng nếu không có sự chia sẻ, hỗ trợ đúng cách mà người lớn chỉ dồn thêm cho trẻ một áp lực nữa là học tập, là điểm số, là phải đạt danh hiệu khá, giỏi ở trường… thì đứa trẻ sẽ quá tải.

Những biểu hiện dẫn tới sự quá tải này của trẻ là mệt mỏi, lúc nào cũng muốn ngủ, muốn trốn tránh mọi người, không thích tiếp xúc với người khác. Thậm chí có triệu chứng buồn nôn.

Hương, cô bé viết những dòng trên từng tìm tới tôi trong tình trạng bị buồn nôn. Hễ ngồi trước đống bài tập dày đặc, hễ cha, mẹ nói những lời quen thuộc là phải học đi, học thì mới đỡ khổ… thì cô bé lại bị xây xẩm mặt mày, buồn nôn.

“Con chỉ muốn nằm yên mà không muốn ai động đến con nữa, như thể con chỉ muốn chết mà không tồn tại nữa”, Hương nói với tôi điều ấy với ánh mắt cầu cứu.

Hương kể cô bé đã cố để thay đổi trạng thái của mình. Hương cùng một nhóm bạn lập hội thích vẽ phù thủy. Chuyện này làm cô bé vui được một thời gian ngắn vì theo Hương “Con có thể sống trong thế giới phù thủy đó, nó làm con thấy nhẹ nhàng, vui vẻ hơn”.

Nhưng ngoài lúc sống trong “thế giới phù thủy” Hương lại rơi vào trạng thái căng thẳng như cũ khi chạm nghĩ đến chữ “học”.

Hốt hoảng vì con ‘hư đột xuất’

Đã có nhiều đứa trẻ thực sự thông minh, nhưng lại liên tiếp bị điểm kém, đột ngột trở nên lười học, sợ học và bắt đầu nói dối bố mẹ khi bị điểm kém, khi bị trách phạt.

Một số ông bố, bà mẹ đã tới phòng tư vấn tâm lý của tôi với sự hốt hoảng vì con mình “hư đột xuất” khi không làm bài tập, không nộp phiếu bài kiểm tra, quên sách vở…

Tình trạng &’hư đột xuất” đó là những dấu hiệu khá điển hình của tuổi dậy thì khi trẻ chưa được quan tâm đúng cách nhưng lại chịu nhiều áp lực.

Một điều tưởng như mâu thuẫn nhưng lại khá phổ biến ở những đứa trẻ dậy thì là chúng rất cần người lớn, nhưng nhiều khi lại tỏ ra bất cần, trốn tránh, thu mình.

Thực chất, chúng cần người lớn với những chia sẻ, giúp đỡ đúng cách. Còn nếu bố mẹ lại can thiệp bằng một sự áp đặt mới thì chúng sẽ phản kháng bằng cách trốn tránh, thu mình.

Và nếu để sự tồn tại của căng thẳng quá lâu sẽ làm cho các con héo hon về mặt tinh thần và suy nhược về cơ thể, rất khó cho sự phát triển cân bằng và tự tin sau này.

Bài viết trích từ cuốn sách “Tuổi Teen yêu dấu” của tác giả Chu Hồng Vân (bút danh Vĩnh Hà) và Vũ Thu Hà. Sách viết về lứa tuổi dậy thì từ 12-15 do Nhã Nam xuất bản, dự kiến phát hành giữa năm 2018.

Thông qua cuốn sách, nhóm tác giả hi vọng mang lại những hiểu biết nhất định về lứa tuổi 12-15 để người lớn cảm thông, yêu thương, giúp đỡ teen, cũng như để teen hiểu hơn tâm tư, lo nghĩ của bậc làm cha mẹ…

VŨ THU HÀ – CHU HỒNG VÂN

Theo tuoitre.vn

Sinh viên ta lười biếng, không thích tự học, ham vui và giấu dốt

Hầu hết sinh viên Việt Nam chưa biết cách tự lập kế hoạch học tập cho bản thân.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều chú trọng vấn đề tự học của sinh viên, khuyến khích sinh viên học tập một cách chủ động và sáng tạo.

Thế nhưng, phần lớn sinh viên hiện nay vẫn chưa biết tự học một cách hiệu quả.

Thực trạng sinh viên tự học là rất ít

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

"Số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10%. Đa số sinh viên mờ nhạt về lý tưởng, không có sự phấn đấu." [1]

Thực trạng một bộ phận sinh viên nghiện mạng xã hội, lười đọc sách, lười học tập đã không còn xa lạ.

Trong 5 năm trở lại đây, các trường cao đẳng, đại học dần thay đổi phương thức dạy và học, từ niên chế sang tín chỉ.

Các triết lý làm nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là cá thể hóa việc học tập nhằm phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy sáng tạo của sinh viên.

Sinh viên có thể học theo năng lực và điều kiện của riêng mình.

Đồng thời buộc sinh viên phải chủ động, không lệ thuộc vào thầy cô trên lớp cũng như khả năng tự thích nghi và có tinh thần tự học cao.

Tuy nhiên, thực tế sinh viên Việt Nam hiện nay không mấy mặn mà gì với việc "tự học" mà thay vào đó là "tự chơi" nhiều hơn.

Sinh viên ta lười biếng, không thích tự học, ham vui và giấu dốt - Hình 1

Tình trạng học đối phó, học để qua môn ngày càng phổ biến đối với sinh viên. (Ảnh minh hoạ: Báo Giáo dục và Thời đại)

Mỗi khi đến mùa thi cử, các quán photo gần những trường cao đẳng, đại học lại rất đắt hàng với việc cung cấp đề cương ôn tập cho sinh viên.

Chuyện sinh viên không chịu đọc sách, trước khi thi một hai tuần, thậm chí là một vài ngày đến các quán photo để "tìm kiến thức" đã không còn xa lạ.

Đáng lo hơn, nhiều người cho rằng việc học lại, thi lại là tất yếu đối với sinh viên.

Với tư tưởng như vậy, một số sinh viên trở nên lười tư duy, lười tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thụ động trong học tập dẫn đến chây ì, hổng kiến thức.

Căn nguyên của sự lười biếng

Chưa quen với việc tự lập kế hoạch học tập

Phương thức đào tạo tín chỉ giao cho sinh viên quyền chủ động trong việc lên kế hoạch học tập. Sinh viên được lựa chọn môn học, thời gian học và tiến trình phù hợp với bản thân.

Phương thức này cùng đòi hỏi sinh viên phải có ý thức và biết xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học, có hiệu quả và phù hợp cho mình.

Tuy nhiên, với 12 năm học tập theo hình thức "thầy đọc trò chép", đa phần các bạn sinh viên gặp phải nhiều khó khăn khi phải tự lập kế hoạch học tập.

Bạn Phạm Thị Thu, sinh viên năm ba Học viện Ngân hàng chia sẻ:

"Khi còn là học sinh, mình không phải lo lắng đến việc học gì và học như thế nào bởi hàng ngày đến lớp đều được các thầy cô chỉ dẫn kỹ lưỡng.

Việc học những môn nào, học phần nào, phần nào sát với đề thi đều được các thầy cô hoạch định sẵn.

Chính vì thế khi mới lên đại học, mình rất hoang mang khi phải tự chọn môn học, tự sắp xếp thời gian và tự nghiên cứu.

Thời gian các thầy cô lên lớp rất ít mà kiến thức thì quá nhiều.

Kỳ học đầu tiên, vì chọn quá nhiều môn và sắp xếp thời gian không hợp lý nên mình đã không đạt được kết quả như mong muốn."

Đã quen với việc học niên chế nên nhiều sinh viên vẫn có tâm lý ỷ lại, không có ý thức tự học, tự nghiên cứu.

Một số sinh viên chăm chỉ nhưng lại chưa biết cách tự học sao cho khoa học và hiệu quả, dần dần mất phương hướng và có tâm lý chán nản, thậm chí mặc kệ đến đâu thì đến.

Mải mê vui chơi

Một bộ phận sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất coi học đại học là để "xả hơi", không có mục tiêu, kế hoạch cụ thể.

Chính môi trường mới với nhiều trò vui chơi giải trí đã khiến một số sinh viên vốn là con ngoan trò giỏi trở nên lười biếng, bỏ bê việc học hành.

Và thay vì lên thư viện đọc sách, nhiều sinh viên dành thời gian để lướt Facebook, Zalo hay các trang mạng xã hội khác.

Cơn sốt cuồng like, selfie mọi lúc, đăng status câu like là những gì đang diễn ra trong xã hội "sống ảo", nơi mà các bạn sinh viên chiếm một phần không nhỏ.

Bên cạnh đó, việc quá hâm mộ thần tượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các bạn sinh viên.

Sinh viên ta lười biếng, không thích tự học, ham vui và giấu dốt - Hình 2

Giới trẻ Hà Nội chen chúc để được gặp mặt thần tượng tại Sân vận động Quốc gia. (Ảnh: Kim Nhung)

Thiếu sự quản thúc

Điều này đặc biệt diễn ra với các sinh viên đi học xa nhà. Khi còn là học sinh, các bạn được gia đình, nhà trường và thầy cô phối hợp để quản lý chuyện học hành.

Nhưng khi bước chân vào đại học, các bạn phải tự lập cả về cuộc sống lẫn việc học hành, từ đó đòi hỏi một tinh thần tự giác rất cao.

Thế nên không phải ai cũng có thể tự đưa mình vào khuôn khổ học hành khi không có sự quản thúc từ gia đình, thầy cô.

Ngại nhờ vả sự giúp đỡ từ phía giáo viên

Ở các nước phương Tây, mối quan hệ giữa giáo viên - học sinh là bình đẳng và thân thiện. Học sinh giao tiếp với giáo viên của mình một cách tự do.

Giáo viên tiếp nhận và đánh giá ý kiến của học sinh mà không hề có bất kỳ thái độ mang tính cá nhân nào.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau. Sự cởi mở là khá hạn chế.

Do đó, các bạn sinh viên dù gặp khó khăn trong việc học tập nhưng cũng rất ngại đến hỏi giáo viên.

Bên cạnh đó, việc học tín chỉ với nhiều tiết thực hành, tự học, tự nghiên cứu khiến sinh viên ít có cơ hội tiếp xúc với các thầy cô giáo nên càng có tâm lý dè chừng, thậm chí e sợ không dám tìm đến các thầy cô để nhờ chỉ dẫn.

Và việc tự học, nếu không có sự giúp đỡ từ phía các thầy cô thì rất khó để đạt được kết quả tốt nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc tự học của sinh viên.

Nhưng nguyên nhân cốt lõi không đâu khác chính là bản thân các bạn.

Để chống lại căn bệnh lười biếng, ngại học, mỗi sinh viên cần trang bị cho mình những kế hoạch mà mục tiêu rõ ràng rồi thực hiện chúng một cách nghiêm túc.

Một thái độ tích cực khi học tập là rất cần thiết. Khi bản thân sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc tự học và nghiên cứu thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

1. http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/63-sinh-vien-that-nghiep-chat-luong-giao-duc-co-van-de-post88908.gd

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốtNữ kế toán không nghe lời sếp, làm chậm trễ thanh toán 10 tỷ đồng cho đối tác nhưng lại được công ty khen ngợi: Kỹ năng làm việc quá tốt
19:34:22 20/02/2025
Nóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người HànNóng: Lễ thụ táng Từ Hy Viên bị hoãn đột ngột vì hành động này của chồng người Hàn
21:42:07 20/02/2025
'Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối''Diễn viên Đình Thế mất ở tuổi 22 mà không kịp nói lời trăng trối'
23:13:59 20/02/2025
Một hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tạiMột hình ảnh gây sốc trong phim Việt hot nhất phòng vé hiện tại
19:53:10 20/02/2025
Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"Vợ 3 kém 29 tuổi nhắc Bảo Chung: "Quãng đời còn lại đừng có ai nữa nhé!"
20:57:29 20/02/2025
HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?HÓNG: Gil Lê hủy theo dõi Xoài Non?
23:22:59 20/02/2025
Sốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnhSốc trước nhan sắc lão hóa, đầu bạc trắng của nàng "Tiểu Long Nữ" sai trái nhất màn ảnh
20:37:59 20/02/2025
Thảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận raThảm cảnh của ác nữ đẹp nhất màn ảnh: Nghèo túng đến nỗi phải nhặt đồ ăn thừa, nhan sắc tụt dốc thê thảm không nhận ra
23:41:18 20/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?

Thế giới

23:55:19 20/02/2025
Ban Hiệu quả chính phủ Mỹ cho biết đã tiết kiệm tổng cộng 55 tỉ USD trong chi tiêu liên bang, trong khi truyền thông chỉ ra việc hủy một hợp đồng giúp tiết kiệm 8 tỉ USD thực ra chỉ là 8 triệu USD.
Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều

Cặp đôi Hoa ngữ hôn dữ dội tới 70 lần ở phim mới: Nhà trai phát ngượng, lên mạng cầu xin khán giả 1 điều

Hậu trường phim

23:43:18 20/02/2025
Cặp đôi phim ngôn tình Hoa ngữ này được cho là có rất nhiều cảnh hôn ở phim mới, đến mức nam chính ngượng tới mức không dám xem lại.
Nhà Gia Tiên khiến khán giả bức xúc: Mẹ bầu hot nhất showbiz gây tức giận vì lý do không ngờ

Nhà Gia Tiên khiến khán giả bức xúc: Mẹ bầu hot nhất showbiz gây tức giận vì lý do không ngờ

Phim việt

23:37:23 20/02/2025
Bên cạnh những lời khen về ý tưởng kịch bản hay cách dẫn dắt câu chuyện dễ tạo sự đồng cảm, dễ lấy nước mắt của người xem, Nhà Gia Tiên còn gây tranh cãi vì cú lật đến từ vai Thím Út do Puka thể hiện.
Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu

Cô gái tự bịa chuyện "đánh thuốc mê" bị xử phạt 7,5 triệu

Pháp luật

23:37:21 20/02/2025
H.K.L. cho biết không chở người lạ trên mà chỉ tải app đặt xe giúp; sau đó, thấy có dấu hiệu mệt nên nghi ngờ mình bị... chuốc thuốc mê. Theo thông tin đã đăng tải, nạn nhân đã chạy vào một nhà hàng gần đó và được người dân đưa đi cấp c...
Màn ảnh Hàn đang có 3 phim lãng mạn cực hay: Không xem quá đáng tiếc!

Màn ảnh Hàn đang có 3 phim lãng mạn cực hay: Không xem quá đáng tiếc!

Phim châu á

23:34:40 20/02/2025
Ngay lúc này, màn ảnh nhỏ Hàn Quốc đang có 3 bộ phim lãng mạn cực kỳ hay. Chúng đều thu hút chú ý và nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ người xem.
Messi ghi bàn đẳng cấp giúp Inter Miami giành chiến thắng tối thiểu

Messi ghi bàn đẳng cấp giúp Inter Miami giành chiến thắng tối thiểu

Sao thể thao

23:27:53 20/02/2025
Lionel Messi ghi bàn thắng duy nhất khi Inter Miami có trận đấu khó khăn trên sân của Kansas City. Dưới thời tiết lạnh giá, Messi cùng các đồng đội đã có một trận đấu khó khăn khi Kansas City chơi đầy quyết tâm.
Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)

Nóng: Lee Min Ho ra tuyên bố giữa đêm về hành động gây rắc rối của Park Bom (2NE1)

Sao châu á

23:17:38 20/02/2025
Vào tối ngày 20/2, công ty quản lý của Lee Min Ho đã chính thức lên tiếng phủ nhận tin hẹn hò với Park Bom (2NE1).
Giữa lúc Hoa hậu Lê Hoàng Phương liên tục gây sóng gió, tình cũ Thiều Bảo Trâm quyết định lên tiếng

Giữa lúc Hoa hậu Lê Hoàng Phương liên tục gây sóng gió, tình cũ Thiều Bảo Trâm quyết định lên tiếng

Sao việt

23:11:35 20/02/2025
ù không đưa ra một câu trả lời cụ thể hay rõ ràng, nhưng đây là lần cực hiếm Matthis đối diện trực tiếp với những ý kiến yêu cực, đồn thổi xung quanh chuyện đời tư của mình.
Có gì trong show âm nhạc thế chỗ 'Anh trai', 'Chị đẹp'?

Có gì trong show âm nhạc thế chỗ 'Anh trai', 'Chị đẹp'?

Tv show

22:53:06 20/02/2025
Tân binh toàn năng - chương trình thực tế mang format sống còn , tham vọng đưa chương trình trở thành bệ phóng cho thế hệ thần tượng Việt vươn tầm quốc tế.
Meghan Markle bị phản ứng dữ dội vì 'đánh cắp' thương hiệu quần áo

Meghan Markle bị phản ứng dữ dội vì 'đánh cắp' thương hiệu quần áo

Sao âu mỹ

22:37:17 20/02/2025
Meghan Markle đối mặt với các phản ứng dữ dội từ người dùng mạng xã hội vì sử dụng tên thương hiệu quần áo nổi tiếng cho dự án phong cách sống của mình.
Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm

Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm

Lạ vui

22:01:30 20/02/2025
Một sứ mệnh phối hợp giữa Ai Cập và Anh đã tìm ra một ngôi mộ cổ gần Luxor và sau đó xác định đây là lăng mộ mất tích của Pharaoh Thutmose II, đánh dấu lần đầu tiên Cairo phát hiện thêm mộ phần của pharaoh sau hơn 100 năm.