Nếu cho chúng tôi dạy một lớp khoảng 20-25 học sinh thì chẳng vấn đề gì
Chúng tôi cũng muốn biết, khi dạy một lớp tới hơn nửa trăm em thì các chuyên gia giáo dục sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục thế nào?
Đọc bài viết: “Những điểm mới của sách giáo khoa Tiếng Việt 1 và những điều lưu ý với thầy cô” của Giáo sư. Tiến sĩ Lê Phương Nga, giảng viên cao cấp khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chủ biên sách giáo khoa mới môn Tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách giáo khoa “ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”.
Lớp học quá đông giáo viên cũng rất khó tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực (Ảnh minh họa Báo Thiếu niên Tiền Phong).
Cảm nhận của riêng tôi khi nhận thấy khá nhiều điều hay và thú vị về cách tổ chức tiết dạy, cách xử lý tình huống với học sinh để giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Điển hình như cách tác giả lưu ý giáo viên:”Lúc học sinh làm ồn, giáo viên không cố để nói to hơn, át tiếng học sinh mà phải làm điều ngược lại: đứng lặng và ra hiệu “suỵt”.
Hãy dùng tất cả ngôn ngữ cơ thể để học sinh nhận thấy: “Tôi đang hướng về các em” và nhớ rằng chỉ giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu của hoạt động khi mắt đã kết nối với học sinh.
Điều này cũng đòi hỏi thầy giáo không chỉ dùng lời mà dùng tất cả các phương tiện ngôn ngữ phi lời: một cái nháy mắt, một ngón cái giơ lên tán thưởng, vài ba cái vỗ tay nhắc nhở phải tập trung, một bàn tay đặt nhẹ lên vai động viên… Những việc làm này cũng được chuyển giao để học sinh giao tiếp với nhau trong hoạt động nhóm.
Khi dạy bài tập đọc “Cái Bống”, để trả lời câu hỏi liên hệ của bài đọc: “Em đã làm gì giúp mẹ?”, giáo viên đã gợi ý cho học sinh chơi trò chơi đóng vai: 2 học sinh được đóng vai người phỏng vấn và người được phỏng vấn, còn cả lớp ở vai xem, nghe cuộc phỏng vấn.
Tình huống xảy ra là: Cả hai bạn học sinh đóng vai chỉ nhìn vào nhau, không nhìn xuống các bạn dưới lớp, mặt bạn phỏng vấn rất buồn, còn bạn được phỏng vấn nói rất bé. Giáo viên đã can thiệp một cách trực tiếp:
“Tuấn Anh (tên học sinh phỏng vấn) nhìn vào các bạn, tươi lên, mặt buồn thế sao được! Lan Phương (tên học sinh được phỏng vấn) nói to lên, nói thế ai nghe được!”.
Thay vì làm một người đứng ngoài trò chơi để phán xét, giáo viên cần phải can thiệp một cách kín đáo, cần đặt mình trong vai một nhân vật đang chơi – người ghi hình, ghi âm cuộc phỏng vấn.
Và sự tác động chờ đợi lúc này sẽ là: Giáo viên dùng 4 ngón tay làm ống kính máy quay và nói với Tuấn Anh:
“Tuấn Anh, nhìn lên, chuẩn bị ghi hình, tươi lên chút nữa nào!”, giáo viên đóng kịch đưa micro có tay cầm dài cho Lan Phương, tay hất từ dưới lên ra hiệu tăng âm lượng để thu tiếng, mà không hô “Nói to lên”.1
Nếu cho chúng tôi dạy một lớp khoảng 20-25 học sinh thì chẳng vấn đề gì
Cô em họ có con học tại một trường học ở Mỹ quay cảnh lớp học gửi về. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là, nó khác xa với các lớp học hiện nay của chúng ta.
Như việc phòng học thì rộng mênh mông, sĩ số trong lớp chỉ khoảng 15 em nhưng có tới 2 giáo viên giảng dạy.
Video đang HOT
Bàn cũng được kê từng nhóm. Học sinh tự do đi lại giữa các nhóm để học, giáo viên chỉ có nhiệm vụ quan sát, có lúc hai cô cũng hòa vào các hoạt động của học sinh.
Nhìn cảnh ấy, giáo viên chúng tôi ước ao: “Giá lớp học của mình cũng rộng thế, giá sĩ số học sinh cũng ít thế thì việc dạy các em theo hướng phát triển năng lực như họ cũng chẳng khó khăn gì”.
Sĩ số quá đông, tổ chức được tiết dạy như Giáo sư. Tiến sĩ Lê Phương Nga tư vấn được không?
Tiết học được Giáo sư. Tiến sĩ Lê Phương Nga nhắc đến được tổ chức dạy như một trò chơi.
Học sinh sẽ rất vui để học vì các em không bị áp lực. Kiểu vừa học vừa chơi thế này, chúng tôi cũng đã dạy và hiện vẫn đang dạy trong mô hình trường học mới VNEN.
Thế nhưng, tiết học không đạt được hiệu quả như mong muốn vì sĩ số lớp học quá đông mà phòng học lại quá chật.
Ở đây, chúng tôi chưa nói tới lớp học có sĩ số lên tới 50, 60 thậm chí gần 70 em/lớp.
Ở ngay địa phương tôi, lớp học đông nhất bậc tiểu học chỉ 35 em. Thế nhưng, phòng học rộng nhất cũng chỉ tầm 50 mét vuông phải bỏ 18 cái bàn thì không còn chỗ để len chân nỗi.
Nếu ngồi theo nhóm phải có 6 nhóm nên giáo viên vô cùng khó di chuyển xuống các nhóm. Học sinh thì ngồi sát vai vào với nhau.
Nhiều tiết học, thay vì tổ chức các hoạt động trò chơi, giáo viên chúng tôi lại không làm được vì lớp học không còn chỗ trống để tổ chức. Và học sinh quá đông thầy cô cũng khó kiểm soát được.
Hay như việc Giáo sư. Tiến sĩ Lê Phương Nga nói rằng: “Lúc học sinh làm ồn, giáo viên không cố để nói to hơn, át tiếng học sinh mà phải làm điều ngược lại: đứng lặng và ra hiệu “suỵt”.
Nếu áp dụng kiểu này với lớp học chừng 20 em có lẽ không vấn đề gì. Nhưng lớp học quá đông đôi khi mọi nỗ lực của giáo viên cũng trở nên bất lực.
Chúng tôi đã phải hét đến khản cả giọng, đã phải đập bàn đến tét cây thước nhưng học trò cũng chỉ có thể giữ im lặng được dăm bảy phút là cao rồi lại ồn ào như cái chợ.
Có thể nghe thế, nhiều chuyên gia giáo dục sẽ phản đối vì giáo viên dùng bạo lực lời nói với học sinh là thất bại trong giáo dục. Thế nhưng lý thuyết thì nói hay lắm, để thông cảm với chúng tôi, mọi người cứ thử làm giáo viên một ngày sẽ biết.
Chúng tôi mong mỏi, khát khao được xem các Tổng chủ biên, chủ biên sách giáo khoa dạy cho vài tiết
Khi nghe Giáo sư. Tiến sĩ Lê Phương Nga giới thiệu về sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do chính Giáo sư. Tiến sĩ chủ biên có nội dung khá mới so với chương trình hiện hành:
Đó là việc, chú ý hình thành năng lực đọc hiểu và viết sáng tạo bằng cách đưa nội dung đọc hiểu dạy ngay từ giai đoạn Học vần, có nội dung viết sáng tạo (viết câu, đoạn) chứ không chỉ viết kĩ thuật theo đúng yêu cầu của chương trình mới môn Tiếng Việt.
Hiện tại thì khi dạy giai đoạn Học vần, mỗi ngày một âm vần như hiện nay nhiều học sinh vẫn không thể theo kịp chương trình. Giáo viên chúng tôi phải dành khá nhiều thời gian chỉ để luyện đọc cho các em.
Thế mà ở chương trình sách mới, ngay trong giai đoạn Học vần đã có nội dung viết sáng tạo (viết câu, đoạn) chứ không chỉ viết kĩ thuật theo đúng yêu cầu của chương trình mới môn Tiếng Việt.
Chúng tôi đang lo lắng sẽ phải dạy trẻ thế nào để các em viết được câu, đoạn? trong khi thực tế chỉ viết từ vẫn không xong.
Chúng tôi cũng muốn biết, khi dạy một lớp tới hơn nửa trăm em thì các chuyên gia giáo dục sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục thế nào?
Bởi thế, niềm khao khát được dự vài tiết dạy của chính các tác giả chủ biên sách luôn là mong mỏi của nhiều giáo viên chúng tôi.
Với hy vọng, thông qua những tiết dạy thực tế, giáo viên chúng tôi sẽ học hỏi được khá nhiều điều trong việc giảng dạy và tổ chức lớp học từ những người có bề dày kinh nghiệm trong ngành giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
//bigschool.vn/nhung-diem-moi-cua-sgk-tieng-viet-1-va-nhung-dieu-luu-y-voi-thay-co?fbclid=IwAR3rsBe2QmcjUvJdpF6Iql6iOv1QF3aeuKo2IPNRQhtVtWU_xomMF63Oc54
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Hiệu trưởng xây hạnh phúc
Trường học hạnh phúc phải bảo đảm thực hiện tốt 3 thành tố, đó là con người hạnh phúc, môi trường hạnh phúc và chương trình hạnh phúc. Để thực hiện tốt các yếu tố này, hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định.
Học sinh cần cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường. Ảnh minh họa
Tạo bầu không khí hạnh phúc
Theo PGS.TS Dương Hải Hưng - giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường học hạnh phúc là nơi có sự an toàn, vui vẻ, sáng tạo cho tất cả các thành viên trong nhà trường, bao gồm cả người dạy và người học. Trường học hạnh phúc phải hội tụ cả 3 yếu tố: Con người hạnh phúc, môi trường hạnh phúc và chương trình hạnh phúc.
Môi trường tự nhiên như cảnh quan, cơ sở vật chất tạo nên sự tươi mới, vui vẻ và mô phạm. Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa nhà quản lý với cán bộ giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh diễn ra hài hòa, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau. Nội dung chương trình học tăng cường tính tự giác và chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường thời lượng người học được thực hành và trải nghiệm khám phá tri thức mới.
PGS Dương Hải Hưng phân tích: Với vai trò là người "thổi linh hồn" cho văn hóa tổ chức, hiệu trưởng cần tạo một môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp và mô phạm. Môi trường cảnh quan của nhà trường tạo cho mọi người cảm giác thư thái, vui vẻ và an toàn khi bước chân vào khuôn viên nhà trường.
Để tạo nên bầu không khí hạnh phúc trong nhà trường, cán bộ, giáo viên cần ý thức được sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường. Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong nhà trường cần nhận thấy bản thân họ là một phần của tổ chức, mong muốn được góp phần tạo nên một tổ chức vững mạnh và có bầu không khí hạnh phúc.
Muốn như vậy, hiệu trưởng cần ban hành bộ quy tắc ứng xử của nhà trường hạnh phúc. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên trong việc xây dựng nhà trường hạnh phúc để họ ý thức được bản thân và góp phần xây dựng nên văn hóa hạnh phúc của nhà trường.
Mặt khác, hiệu trưởng cần tạo động lực cho các thành viên trong nhà trường, giúp họ đều có mong muốn được đến trường, hăng say sáng tạo với công việc của mình để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Nội dung, chương trình dạy học quyết định hình thức, phương pháp dạy học. Để xây dựng trường học hạnh phúc, hiệu trưởng cần định hướng nội dung chương trình dạy học phát huy được tính sáng tạo của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải được quyền "tự chủ" về môn học họ đảm nhiệm.
PGS.TS Dương Hải Hưng- giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người tạo ra năng lượng hạnh phúc
PGS Dương Hải Hưng nêu quan điểm: Muốn có một nhà trường hạnh phúc, hiệu trưởng phải là người có năng lượng và tạo ra năng lượng hạnh phúc ảnh hưởng tới các thành viên trong nhà trường. Năng lượng hạnh phúc đó khi được lan tỏa sẽ tạo nên môi trường hạnh phúc.
Trong nhà trường, hiệu trưởng là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Tâm lý hình thành và phát triển thông qua hoạt động, vì vậy, hiệu trưởng cần tổ chức và tạo động lực cho các thành viên tham gia các hoạt động để có sự tương tác giữa các thành viên.
Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường xây dựng các mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, học sinh để tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa gia đình và nhà trường. Xây dựng niềm tin giữa nhà trường và cha mẹ học sinh sẽ tạo nên tâm lý an toàn, tin tưởng khi phụ huynh gửi con đến trường.
Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường và các phụ huynh học sinh trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và yêu thương sẽ tạo ra mối quan hệ bền vững tốt đẹp. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này trước tiên các thành viên trong nhà trường cần có cảm giác luôn thoải mái, yêu thương và hăng say làm việc, học tập.
Theo quá trình phát triển của xã hội, yêu cầu cho giáo dục ngày càng tăng, song song với đó, vai trò của hiệu trưởng trong việc nâng cao năng lực xây dựng các mối quan hệ giữa hiệu trưởng - giáo viên - phụ huynh học sinh là cần thiết.
Xã hội càng phát triển thì sự kỳ vọng của gia đình dành cho giáo dục ngày càng cao bởi giáo dục là con đường ngắn nhất giúp người học hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Để từ đó người học được trang bị những kỹ năng cần thiết bước vào cuộc sống lao động.
Hiệu trưởng thực hiện tốt vai trò xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường sẽ tạo ra được niềm tin giữa các lực lượng giáo dục. Từ đó sẽ đóng góp vào việc tạo ra một bầu không khí trường học tích cực. Các lực lượng khác sẽ nhìn nhận và đánh giá cao những nỗ lực của giáo viên khi đảm nhận một công việc đòi hỏi sự cam kết, toàn tâm toàn ý.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Mấu chốt để có "trường học hạnh phúc" Từ nhiều năm nay, cả nước đẩy mạnh xây dựng mô hình "Trường đạt chuẩn quốc gia", ra sức "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Những tiêu chí cần phải đạt của hai loại hình trường này, thực chất cũng chính là mô hình "Trường học hạnh phúc". Ngôi trường xanh - sạch - đẹp, tràn ngập tin yêu...