“Nếu chỉ vì bụi mà đánh luật sư như thế thì xã hội sẽ loạn”
Nếu chỉ vì xe ô tô chạy qua làm bụi mà các đối tượng đã hành hung người khác gây thương tích như thế thì xã hội sẽ loạn” – Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói như vậy khi trao đổi với báo chí về vụ 2 luật sư bị đánh, bên hành lang Quốc hội sáng 11.11
Ông có nhận xét gì trước kết quả điều tra của Công an TP.Hà Nội về vụ 2 luật sư bị đánh?
- Cơ quan công an có trách nhiệm điều tra vụ việc, khi họ tiến hành điều tra còn có sự giám sát của Viện KS. Tuy nhiên, như kết luận của Công an TP.Hà Nội, các đối tượng hành hung 2 luật sư đến mức thương tích chỉ vì bụi thì phải khởi tố vụ án.
Ông nghĩ sao nếu tỉ lệ phần trăm thương tích của 2 luật sư bị đánh không đủ để xử lý hình sự các đối tượng hành hung, trong khi hành vi của họ là có tổ chức, gây bức xúc dư luận?
- Lâu nay, tôi đã kiến nghị, phải có tội hình sự như một số nước đã áp dụng là tội lưu manh, côn đồ. Đối tượng có hành vi lưu manh, côn đồ nhưng hành vi của họ được ngăn chặn thì chính là ngăn chặn việc họ định làm xảy ra nghiêm trọng hơn, chứ không phải đợi đối tượng gây thương tích cho người khác rồi mới xử lý.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa.
Trong kết luận của Công an TP.Hà Nội có chi tiết khi 2 luật sư bị đánh có công an viên đi qua, nhưng anh này không làm gì để giúp đỡ người bị đánh. Ông nghĩ sao?
Video đang HOT
- Đây có phải sự ngẫu nhiên cá biệt hay không, tôi không thể quy kết được. Bởi có trường hợp có những anh công an trách nhiệm cao gặp việc gì vi phạm cũng vào can thiệp, xử lý, nhưng có những anh trách nhiệm kém, thấy đánh nhau nhưng không can thiệp.
Song vấn đề ở đây tôi muốn nói là, đã có hành vi hành hung gây thương tích trong lúc luật sư đi hành nghề. Trách nhiệm điều tra, xác minh, xem xét có khởi tố không, có truy tố không, xét xử như thế nào là trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Có thể thấy trong vụ việc này có điều nghiêm trọng là, nếu chỉ vì xe ô tô chạy qua làm bụi mà các đối tượng đã hành hung người khác gây thương tích như thế thì xã hội sẽ loạn. Hành vi đó phải xem lại.
Như ông từng nói sẽ trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP.Hà Nội – về vụ việc này, ông đã trao đổi chưa?
- Tôi có nói với Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung là cố gắng làm nhanh vụ việc trên. Và tôi tin tưởng Thiếu tướng Chung sẽ chỉ đạo vụ điều tra, xử lý việc này nhanh chóng, đúng pháp luật.
Đoàn Luật sư TP.Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần phải theo dõi và lên tiếng khi cần thiết trước vụ việc này, thưa ông?
- Bây giờ, vụ việc này phải để các cơ quan tiến hành tố tụng làm việc đã. Còn Liên đoàn Luật sư Việt Nam có tổ chức rất quan trọng là tổ chức bảo vệ quyền lợi luật sư. Tổ chức này sẽ tham gia ý kiến, theo dõi chặt chẽ và có ý kiến để làm sao các cơ quan tiến hành tố tụng phải xử lý đúng người, đúng việc, đúng tính chất của hành vi vi phạm của các đối tượng.
Là người quan tâm đến vụ việc, khi nhận được thông tin mà Công an TP.Hà Nội cung cấp cho báo chí, ông có cảm thấy có bất ngờ không?
- Nguyên tắc của tôi là dựa vào chứng cứ. Khi mà tôi không có chứng cứ khác thì không thể nói gì khác. Chứng cứ hiện các cơ quan điều tra đang thu thập.
Theo Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) chuẩn bị được Quốc hội thông qua thì các luật sư, người bào chữa, bị hại, bị can, bị cáo đều được quyền thu thập chứng cứ, chứ không chỉ có cơ quan điều tra. Đây là quy định rất tiến bộ, phù hợp với xu hướng chung thế giới, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng theo tinh thần của Hiến pháp 2013.
Xin cảm ơn ông.
Theo Công an TP.Hà Nội: Khoảng 15h30 ngày 3.11, lực lượng cảnh sát 113 Công an thành phố nhận được thông tin về việc hai luật sư Trần Thu Nam và luật sư Lê Văn Luân (cùng thuộc Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) bị một số đối tượng hành hung ở địa bàn xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). 3 ngày sau khi xảy ra sự việc, cơ quan điều tra đã xác định được 8 đối tượng tham gia tấn công 2 luật sư gồm: Đặng Quang Huy (SN 1989, xã Nam Phương Tiến), Nguyễn Duy Ninh (SN 1984), Cao Văn Huân (SN 1995), Lưu Công Thắng (SN 1981, xã Thanh Bình), Đỗ Xuân Nguyên (SN 1978, xã Trường Yên), Nguyễn Duy Mạnh (SN 1994, xã Tân Tiến), Hoàng Đình Dần (SN 1986, xã Phú Nghĩa). Cả 7 đối tượng trên đều có nghề nghiệp làm ruộng và ở huyện Chương Mỹ. Đối tượng thứ 8 là Nguyễn Gia Tú (SN 1977, xã Đông Phương Yên, Chương Mỹ) – nhân viên Quỹ tín dụng xã Đông Phương Yên. Căn cứ tài liệu điều tra và lời khai của các đối tượng, cơ quan điều tra xác định: Khoảng 12h ngày 3.11, các đối tượng trên cùng ngồi ăn ở nhà hàng Ngân Trinh (Chương Mỹ). Đến khoảng 14h cùng ngày, các đối tượng rủ nhau đi thăm người ốm. Khi đến trục đường thuộc địa phận thôn Lũng Vị, xã Đông Phương Yên, các đối tượng thấy có 1 ô tô loại 4 chỗ (sau này xác định là xe chở luật sư Nam và luật sư Luân) đi từ quốc lộ 6 vào UBND xã Đông Phương Yên. Vì xe phóng nhanh làm bắn bụi bẩn lên người các đối tượng, cộng với việc phát hiện trên ô tô không phải người địa phương nên Nguyễn Gia Tú phóng xe máy đuổi theo. Thấy anh Nam và anh Luân đi vào ngõ phía sau UBND xã Đông Phương Yên nên các đối tượng đứng chờ trên trục đường từ trong ngõ ra. Khoảng 15h30, anh Nam lái xe chở anh Luân đi ô tô từ trong ngõ ra, khi đi đến đoạn đường thuộc xóm Láng, thôn Lũng Vị thì bị Cao Văn Huân dùng xe mô tô chặn đầu xe. Anh Luân dừng xe lại, lúc này Đỗ Văn Nguyên mở cửa sau phía lái, lôi anh Luân xuống xe. Cao Văn Huân xông vào dùng tay đấm vào mặt anh Luân. Tiếp đó, Lưu Công Thắng, Nguyễn Duy Mạnh và Nguyễn Duy Ninh đều xông đến dùng tay đấm liên tiếp vào mặt anh Nam. Khi anh Luân bỏ chạy, Đỗ Văn Nguyên đuổi theo, đạp vào người làm anh Luân ngã xuống ruộng. Thấy anh Nam bị thương ở mặt, Đặng Quang Huy đã dìu anh Nam lên ô tô ra khu vực chợ Đông Phương Yên và gọi điện thoại cho lực lượng Cảnh sát 113 Công an TP.Hà Nội. Vụ việc đang được Công an TP.Hà Nội tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Dân Việt
Cho người bị tạm giam về viếng người thân?
Ngày 9.11, góp ý cho dự thảo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, đại biểu (ĐB) tỉnh Quảng Nam Phạm Trường Dân cho rằng, cần phải có quy định rõ trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có được về nhà viếng người thân mất hay không.
Là người công tác trong ngành công an tỉnh Quảng Nam, ĐB Phạm Trường Dân nêu lên một thực tế: "Với những trường hợp không gây trở ngại đến việc điều tra vụ án, có thể giải quyết cho người ta về viếng theo phong tục, tập quán truyền thống khi người thân mất. Tôi nghĩ cũng phải nên quy định, nếu không sau này có những trường hợp như thế không biết giải quyết như thế nào? Nếu giải quyết thì được về tình, nhưng lại sai về lý" - ĐB Dân nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh). Ảnh: T.L
Cũng đề cập đến quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam, ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) phân tích, người bị tạm giữ, tạm giam chia làm 2 đối tượng là người chưa có tội và người có tội. "Tôi đề nghị cần xem lại để quy định theo hướng cụ thể về quyền, nghĩa vụ của 2 nhóm đối tượng là người có tội và người chưa có tội như vậy mới đảm bảo quyền con người, quyền công dân không bị xâm hại" - ĐB Tính góp ý.
Đề cập đến quy định phân loại đối tượng bị tạm giữ, tạm giam để quản lý, ĐB Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho rằng: Cách phân loại như trong dự luật rất khó thực hiện. Ví như quy định người tạm giữ, tạm giam có thể được bố trí giam giữ buồng riêng như với người đồng tính, phụ nữ có thai...
"Có người hiểu tất cả những phụ nữ có thai có thể giam chung cũng được hay mỗi người mỗi buồng. Trường hợp phụ nữ có thai có thể giam chung được, nhưng người đồng tính mà giam chung thì không được. Nếu như người đồng tính thì phải mỗi người mỗi buồng, họ được giam chung thì quá sướng" - ĐB Châu nói.
Cũng đề cập đến vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) phân tích thêm: Dự luật quy định người bị tạm giữ, tạm giam có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng là người đồng tính, người chuyển giới, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người bị kết án tử hình, người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần...
"Ban soạn thảo nên làm rõ tại sao chỉ có thể mà không phải là bắt buộc. Khi nào là có thể và khi nào là không thể. Khi có sự cố xảy ra trong quá trình giam chung thì ai là người chịu trách nhiệm" - ĐB Khá đặt dấu hỏi.
Theo_Dân việt
Vẫn buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét bỏ phiếu thông qua Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Đây là lần sửa đổi toàn diện bộ luật có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật với 425 điều luật. So với luật hiện hành, Dự thảo bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân,...