Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy bổ sung 5 chất này
Nếu không được quan tâm, lo lắng có thể trở thành một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.
Những thực phẩm giàu magiê – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mỗi người có một cách khác nhau để phản ứng với căng thẳng. Lo lắng trong một số trường hợp có thể là một hành động phản xạ khi đối mặt với căng thẳng. Lo lắng nghiêm trọng có thể khiến người bệnh cảm thấy bất an, bồn chồn và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Những người bị chứng lo âu có ý nghĩ sợ hãi và lo lắng dai dẳng. Nếu bạn không biết cách xử lý lo lắng, nó có thể trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng của lo âu bao gồm đánh trống ngực, rùng mình, khó chịu, căng thẳng tột độ và choáng váng.
Khi ai đó bị lo lắng, họ không nên chịu đựng trong im lặng. Họ phải nói chuyện với bác sĩ, hít thở sâu, nghe nhạc, đi dạo hoặc làm những việc khác khiến tâm trí họ chuyển hướng. Cơn lo âu có thể cảm thấy đáng sợ, nhưng không phải là không thể vượt qua nó.
Bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang bị lo lắng. Dưới đây là một số chất bổ sung có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, theo Times of India .
1. Vitamin D
Video đang HOT
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần. – SHUTTERSTOCK
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần. Nó điều chỉnh tâm trạng của bạn và điều trị các rối loạn tâm trạng. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm.
Sữa là một nguồn giàu vitamin D. Ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D.
2. Vitamin B12
Bổ sung vitamin B12 làm giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể bạn. Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn động vật. Nó tạo ra các hoóc môn hạnh phúc và cải thiện tâm trạng của bạn. Vitamin cũng có lợi cho hệ thần kinh của bạn.
3. Magiê
Magiê là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết để đối phó với các rối loạn tâm thần. Nó cải thiện sự lo lắng ở mọi người. Nó chịu trách nhiệm cho các phản ứng hóa học trong não của bạn.
Bạn có thể tìm thấy magiê trong sô cô la đen, rau bina ( cải bó xôi, rau chân vịt), hạnh nhân và hạt điều.
4. Vitamin C
Ngoài việc tăng cường khả năng miễn dịch, vitamin C còn giúp giảm bớt các triệu chứng lo lắng. Nó làm cho bạn cảm thấy tươi mới, tràn đầy năng lượng và giữ cho bạn tinh thần thoải mái.
5. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc nổi tiếng với tác dụng làm dịu cơ thể. Nó làm giảm lo lắng của bạn và giúp bạn bình tĩnh hơn. Nó nổi tiếng với đặc tính chống lo âu. Nó làm cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng và giúp bạn ngủ ngon hơn, theo Times of India.
Phòng ngừa các rối loạn tâm thần kinh trước và sau sinh
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng.
Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần có hại cho sức khỏe phụ nữ.
Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các yếu tố tác động, hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra. Cùng với các thay đổi về nội tiết, các yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ đơn thân, khó khăn kinh tế, tình cảm vợ chồng trục trặc... là những yếu tố thúc đẩy phát sinh các rối loạn tâm thần kinh cho phụ nữ trước và sau sinh.
Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với phụ nữ mang thai và nuôi con bú.
Các rối loạn thường gặp
Stress: Rối loạn stress xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và sau sinh, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp... Có rất nhiều phản ứng tiêu cực của stress trong thai kỳ. Thai phụ bị stress có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai, làm thời gian thai kỳ ngắn hơn, dễ sinh non, thai chết lưu - hay gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Nếu stress xảy ra ở 3 tháng cuối thì nguy cơ cao nhất là thai sinh nhẹ ký. Các bà mẹ trẻ bị stress trong thai kỳ ảnh hưởng lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau, đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.
Rối loạn trầm cảm: Tỷ lệ phụ nữ mang thai và sau sinh bị rối loạn trầm cảm chiếm khoảng 13-20%. Thai phụ có thể bị trầm cảm trước sinh và sau sinh nếu họ có một số triệu chứng như: Quá lo lắng về tương lai làm mẹ của mình, cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh, gặp vấn đề về giấc ngủ, mộng du, ác mộng. Nỗi buồn dai dẳng, suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử...
Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với thai phụ và thai nhi. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai, đẻ non, thai phát triển không tốt, đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển. Trầm cảm thai kỳ không có nghĩa là người đó sẽ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nặng trong thai kỳ tiếp tục bị trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Biểu hiện của trầm cảm sau sinh có thể ở các mức độ khác nhau. Trầm cảm nhẹ: sau khi sinh con khoảng 3-4 ngày, người mẹ thường khóc lóc không rõ nguyên nhân, mệt mỏi. Trầm cảm nặng: lúc đầu người mẹ cảm thấy lo lắng, sau trở nên buồn rầu, cáu gắt vô cớ, có những hành vi kỳ quặc đối với con mới đẻ.
Rối loạn hành vi: Thường sau 2 tuần sau sinh, sản phụ thường buồn rầu, khóc lóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, lo lắng quá mức vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo, ít chú ý đến vệ sinh cá nhân, ăn mặc lôi thôi, hành vi thô bạo, xúc phạm người xung quanh. Nặng hơn, người mẹ có thể bỏ mặc con, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát.
Lú lẫn, hoang tưởng cấp: Thường xảy ra trong khoảng 20 ngày đầu sau đẻ. Tiến triển nhanh từ ngày thứ 3, đột ngột xuất hiện tình trạng lú lẫn, hoang tưởng, tăng về chiều tối. Hoang tưởng bị hại tập trung vào đứa con (cho là đứa con sinh ra không phải của mình) đôi khi kèm theo trầm cảm - lo âu.
Ngoài ra có thể gặp các rối loạn mang tính chất tâm căn như nôn, buồn nôn, nhất là mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, một số khác thì tăng tiết nước miếng. Các rối loạn khác là lo âu nhẹ, chóng mặt, tức ngực, sợ chết khi đẻ, sợ sinh con bệnh tật... có thể gặp ở giai đoạn sát ngày sinh.
Thai phụ hoặc người nhà cần theo dõi sát tâm lý bà bầu. Nếu thấy có dấu hiệu khác thường thì cần đi khám để can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con.
Ẩu đả trong cuộc nhậu, nam thanh niên bị bạn cắm chìa khoá vào đầu Chiếc chìa khoá xe gắn máy dài 5cm cắm thủng đầu nam thanh niên 20 sau chầu nhậu cuối năm. BS đang chăm sóc cho bệnh nhân Ngày 2/2, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM cho biết, đơn vị này vừa phẫu thuật thành công một trường hợp hy hữu, một bệnh nhân bị chiếc chìa khóa xe máy cắm sâu vào hộp...