Nét tinh túy của Umami trong văn hóa ẩm thực Washoku
Nói đến Washoku, người ta sẽ dùng những mỹ từ như sáng tạo, thanh tao, tinh tế, đẹp đẽ,… để mô tả nền văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Phù Tang.
Một trong những nền tảng làm nên nét đặc trưng, tinh túy ấy chính là vị umami – vị ngon có khả năng kết hợp hài hòa các vị cơ bản trong mỗi món ăn.
Văn hóa ẩm thực Washoku
Washoku là tên gọi chung của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, tuân thủ nguyên tắc tôn trọng thiên nhiên của người dân xứ sở hoa anh đào.
Nét tinh túy của Umami trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Washoku không chỉ là những món ăn từ xứ sở hoa anh đào mà còn hàm chứa khẩu vị, triết lý ẩm thực của người Nhật, với sự lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm theo mùa cùng sự chú trọng trong cách thức bày biện bàn ăn, mang đến sự hài lòng về cả vị giác và thị giác cho người thưởng thức.
Vị umami – khám phá vĩ đại của người Nhật
Vị cơ bản thứ năm, vị umami hay còn gọi là vị “ngọt thịt”, được khám phá bởi giáo sư người Nhật Bản Kikunae Ikeda vào năm 1908. Vị này được tạo ra bởi glutamate, một axit amin tạo thành chất đạm (protein) và xuất hiện trong hầu hết thực phẩm. Giáo sư Kikunae Ikeda đã đặt tên vị là vị “umami” bằng cách ghép từ “umai” – “ngon” và “mi” – vị trong tiếng Nhật lại với nhau.
Nét tinh túy của Umami trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Sau khám phá của vị umami vào năm 1908, với ước vọng “tạo ra một loại gia vị chất lượng có giá thành hợp lí và biến những thực phẩm bổ dưỡng thành những món ăn ngon”, Giáo sư Kikunae Ikeda đã tiếp tục nghiên cứu và tìm ra phương pháp để sản xuất gia vị umami với thành phần là mononatri glutamate hay còn gọi là bột ngọt vào năm 1909.
Cùng trong năm này, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới, bột ngọt AJI-NO-MOTO chính thức được ra đời. Kể từ đó, Bột ngọt AJI-NO-MOTO bắt đầu được những người nội trợ và đầu bếp tại Nhật Bản tin dùng như một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi để mang đến những bữa ăn ngon hàng ngày và sau này trở nên nổi tiếng trên toàn cầu.
Sự hiện diện của vị umami trong văn hóa ẩm thực Washoku
Mặc dù umami được khám phá cách đây chỉ mới hơn 100 năm, nhưng đây chính là nền tảng tạo nên nét độc đáo của Washoku vì khả năng hòa quyện các vị tổng thể trong thực phẩm; đem lại cảm giác thỏa mãn về vị giác cho thực khách.
Một trong những điểm nhấn đặc trưng trong Washoku chính là nước dùng dashi – nước dùng truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào. Nước dùng dashi được nấu từ các thực phẩm giàu vị umami: tảo bẹ kombu, cá ngừ bào katsuobushi, cá khô nhỏ niboshi, rau củ, nấm shiitake khô, ruột cá, đầu hay xương cá.
Video đang HOT
Nét tinh túy của Umami trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Bên cạnh dashi, Washoku cũng không thể thiếu các thực phẩm và gia vị lên men để ăn kèm với các món chính. Quá trình lên men nhiều tháng ròng giúp chất đạm (protein) có trong các nguyên liệu được phân giải thành các axit amin, trong đó có hàm lượng lớn glutamate, giúp tăng cường đáng kể vị umami.
Thực phẩm lên men tiêu biểu có shiokara, kusaya, narezushi và katsuobushi (lên men từ hải sản) hay natto và tera-natto (lên men từ đậu tương). Một số gia vị lên men như miso (xốt tương) và shoyu ( nước tương), được làm bằng cách lên men đậu tương và các loại hạt ngũ cốc ướp muối, cũng mang vị umami rõ nét.
Nét tinh túy của Umami trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Có thể nói, truyền thống của Washoku là tôn trọng tự nhiên, tận dụng nguyên liệu tươi ngon bốn mùa để luôn đem đến những món ăn ngon miệng, dinh dưỡng và đa dạng theo sự luân chuyển các mùa trong năm. Năm 2013, Washoku được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới, là bước đệm đưa nền văn hóa ẩm thực tinh túy này đến với người yêu ẩm thực trên khắp thế giới.
Lặng ngắm những ngôi đền, chùa đẹp nhất xứ Phù Tang
Được ví là "đất nước của những ngôi đền", Nhật Bản nổi tiếng với khoảng 10.000 đền thờ Thần Đạo được xây dựng trên khắp lãnh thổ.
Mỗi công trình đền chùa tại Nhật đều mang ý nghĩa khác nhau và đặc biệt quan trọng với người dân địa phương.
Nếu bạn mong muốn tìm hiểu sâu sắc những công trình mang tính biểu tượng và văn hoá tín ngưỡng của người dân xứ sở Phù Tang thì hãy dành thời gian khám phá những ngôi đền, chùa đẹp nhất Nhật Bản qua danh sách dưới đây!
1. Fushimi Inari Taisha (Fushimi-ku, Kyoto)
Đây là một trong những ngôi đền mang tính biểu tượng của Nhật Bản và được nhiều du khách biết đến với hình ảnh hàng nghìn cổng Torii với sắc đỏ nổi bật được dựng tầng tầng lớp lớp ngay dưới chân đền.
Để lên tới điện chính của ngôi đền Fushimi Inari Taisha, du khách phải leo qua hơn 10.000 cổng Torii.
Fushimi Inari Taisha nằm ở Fukakusa, Phường Fushimi, Thành phố Kyoto, Tỉnh Kyoto. Đây là ngôi đền rất nổi tiếng ở Kyoto với lịch sử lâu đời. Ngôi đền thờ phụng Inari - vị thần phù hộ cho mùa màng bội thu và kinh doanh phát đạt. Trên khắp Nhật Bản có hơn 35.000 đền thờ thần Inari nhưng hầu hết đều là những ngôi đền nhỏ còn Fushimi Inari được công nhận là taisha, có nghĩa là "đại đền".
2. Đền Yama-dera
Yama-dera là ngôi đền tuyệt đẹp nằm ở vùng núi phía đông bắc của thành phố Yamagata. Khuôn viên ngôi đền tọa lạc trên một sườn núi dốc, đứng từ đền du khách có thể bao trọn khung cảnh tuyệt đẹp bên dưới thung lũng.
Điểm đặc biệt của ngôi đền này là để lên tới đỉnh núi, du khách phải leo hết 1.015 bậc thang vì vậy mà có rất nhiều du khách đã đến đây và chinh phục ngôi đền bí ẩn, linh thiêng này.
Ngôi chùa được xây dựng thành một khu quần thể và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tham quan Yama-dera sẽ đưa bạn tới với nhiều di sản văn hóa quan trọng như Hiho-kan. Đây là bảo tàng bảo vật, lưu giữ những hiện vật Phật giáo quý giá. Bạn cũng có thể tìm thấy những bức tượng gỗ khắc các vị Phật Như Lai như Shaka Nyorai, Yakushi Nyorai và Amida Nyorai. Đây là những tượng Phật rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.
3. Kinkaku-Ji (Golden Pavilion)
Golden Pavillion Temple - một trong những ngôi chùa dát vàng nổi tiếng bậc nhất của xứ sở hoa anh đào. Chùa Vàng nằm về phía Tây Bắc của cố đô Kyoto, và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Kinkakuji là một quần thể cấu trúc ấn tượng được xây hướng ra hồ lớn và là tòa nhà duy nhất còn sót lại thuộc khu nghỉ dưỡng cũ của Yoshimitsu - vị tướng quân đời thứ 3 Mạc phủ.
Kinkaku-Ji là sự phối hợp hài hòa của kiến trúc với bối cảnh thiên nhiên xung quanh. Điểm đặc biệt của ngôi chùa nằm ở chỗ gần như toàn bộ Kinkaku-Ji đều được dát vàng thật vì vậy mà ngôi chùa còn được biết đến với cái tên là Chùa Vàng.
4. Chùa Seiganto-ji
Nachisan Seiganto-ji là ngôi chùa cổ nằm ở tỉnh Wakayama, được sáng lập bởi nhà sư xuất thân từ Ấn Độ đã tu hành tại thác Nachi nằm sau lưng chùa. Ngôi chùa là một phần trong di sản thế giới "Con đường hành hương và thánh địa vùng núi Kii".
Trong khuôn viên chùa, ngoài chính điện còn có tháp 3 tầng sơn son. Dáng vẻ tháp 3 tầng đứng trước thác Nachi thật là một kiệt tác và trở thành biểu tượng bất tử, là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản.
Leo lên 467 bậc thang bằng đá bạn sẽ đến điện thờ sơn mài màu sắc sặc sỡ, và xa hơn nữa là chánh điện bao gồm sáu tòa nhà, tất cả đều tỏa ra một bầu không khí linh thiêng. Ngoài ra trong khuôn viên đền thờ còn có một cây long não cổ thụ khoảng 850 năm tuổi, nơi du khách có thể trải nghiệm Tainai Kuguri, còn gọi là đi qua tử cung, như một biểu tượng của sự tái sinh.
5. Chùa Chureito
Chùa Chureito nằm ở thành phố Fujiyoshida, thuộc tỉnh Yamanashi, khá gần với hồ Kawaguchi và Yamanakako.
Với tầm nhìn bao quát hết đỉnh Phú Sĩ, đây là điểm thường xuyên được nhiều du khách lựa chọn khi ghé thăm Đất nước mặt trời mọc.
Chureito được xây dựng như một đài tưởng niệm hòa bình và có tới gần 400 bậc lên xuống tính từ khu vực các tòa chính. Khi chinh phục được ngôi đền này, bạn sẽ được thỏa sức phóng tầm mắt ra xa và ngắm nhìn ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ. Đây được xem là vị trí lý tưởng nhất để bạn có thể khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của ngọn núi biểu tượng du lịch Nhật Bản.
Thời gian đẹp nhất để đi tham quan chùa Chureito Nhật Bản đó là vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm bởi cảnh sắc lúc này đương độ tuyệt vời nhất. Đây là lúc hoa anh đào đang nở rộ khiến cảnh sắc tại chùa Chureito càng thêm rực rỡ, huyền ảo.
6. Daigo-ji (Fushimi-ku)
Daigo-ji (Fushimi-ku) được coi là viên ngọc ẩn trong 17 Di sản Thế giới ở Kyoto. Nơi đây từng được UNESCO công nhận là một trong những ngôi đền đẹp nhất thế giới. Daigo-ji được bao quanh bởi khu rừng rộng hơn 300 ha với nhiều loại cây lớn và lâu năm. Do đó, vào các mùa trong năm, nơi đây luôn ngập tràn trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp đặc biệt là mùa thu lá đỏ.
Ngôi đền Daigo-ji chìm trong sắc đỏ vào mùa thu thay lá.
7. Đền Itsukushima
Đền Itsukushima, hay còn gọi là thần xã Itsukushima nằm tọa lạc trên đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đây là công trình thần đạo quan trọng đối với người dân Nhật Bản và là hình ảnh biểu tượng quen thuộc được nhiều du khách biết đến.
Đền Itsukushima là đền thần được xây trên biển, cảnh sắc ở đây cũng khác nhau tùy theo sự lên xuống của thủy triều.
Khung cảnh chiếc cổng O-Torii ẩn hiện trong làn nước biển phía trước núi Misen của đảo Miyajima được biết đến là 1 trong 3 khung cảnh đẹp nhất Nhật Bản.
Gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người Nhật, đền chùa đã trở thành nét đặc trưng và là biểu tượng sống động của nền du lịch Nhật Bản.
Ghé thăm 10 ngôi đền chùa nổi tiếng linh thiêng ở Nhật Bản Phật giáo đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống tín ngưỡng và tinh thần của người dân Nhật Bản. Hãy cùng khám phá 10 đền chùa nổi tiếng linh thiêng xứ Phù Tang nhé. Nhật Bản sở hữu nhiều công trình kiến trúc Phật giáo cổ xưa, có đến hàng trăm hay hàng nghìn năm tuổi. Vì vậy, những ngôi chùa...