Nét mỹ lệ và yêu kiều của Phù Dung Trấn tại Trung Quốc
Phù Dung Trấn nằm tại Vĩnh Thành, khu tự trị người Miêu và Thổ Gia tại Tương Tây, tỉnh Hồ Nam.
Đây là nơi cộng đồng người Thổ Gia chung sống. Phù Dung Trấn không chỉ có cảnh đẹp phong thủy hữu tình của vùng cửa sông Mãnh Động mà còn là vùng đất giàu văn hóa của tộc Thổ Gia. Từ xa xưa, Phù Dung Trấn được xây dựng trên núi và là nơi sinh sống của nhiều người dân tộc thiểu số, như người Thổ Gia, người H’mông và người Hán. Trong đó, người Thổ Gia chiếm hơn 80% tổng dân số. Ngày nay, ở đây có hơn 300 di tích về văn hóa và chính trị của người Thổ Gia được trưng bày trong Điếu Cước Lâu (một loại nhà sàn có cột trụ bằng gỗ).
Phù Dung Trấn là một trong những điểm du lịch được rất nhiều khách yêu thích bởi cái tên “Cổ trấn treo trên thác nước” với nơi cao nhất 927 m và nơi thấp nhất 139 m, nằm trải dài trên dãy núi Sùng Sơn huyền bí với diện tích 42 km2. “Cổ trấn nằm trên thác nước mỹ miều” này còn được lấy làm bối cảnh cho một bộ phim “Phù Dung Trấn” càng khiến cho thị trấn nhỏ nổi tiếng hơn.
Thiên nhiên đẹp tựa chốn thiên đường, ngôi làng nhỏ tô điểm bởi một ngọn thác hùng vĩ ngày đêm nước tung trắng xóa trời, dãy núi Sùng Sơn huyền bí của tỉnh Hồ Nam hay dạo bước trên những con đường rải đá xanh mướt…một bức tranh Phù Dung trấn đẹp mơ màng.
Từ Phù Dung Trấn, du khách có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hoang sơ của những thác nước chảy dài, vẻ ma mị và thơ mộng của những ngôi nhà lấp ló sau những hàng cây xanh mướt, các con đường uốn lượn quanh thị trấn mềm mại như tấm lụa vàng,.. Tất cả tạo nên một cảm giác tuyệt vời đến khó tả.
Len lỏi trong từng con hẻm nhỏ ở Phù Dung Trấn, du khách như đang hoá thân vào vai nàng công chúa đang đi tìm hoàng tử. Những ngôi nhà với các lồng đèn đỏ treo lơ lửng hệt như trong bối cảnh của một bộ phim cổ trang Trung Quốc, mọi ngóc ngách đều vừa cổ kính lại vừa ma mị đến lạ kỳ.
Đến Phù Dung Trấn, du khách sẽ được tìm hiểu về nét đẹp văn hoá cũng như truyền thống lịch sử của người dân tộc Thổ Gia. Đặc biệt, tại Phù Dung Trấn có nhiều hàng quán với các món ăn ngon, nêm nếm lạ miệng.
NHỮNG ĐIỂM ĐẾN ĐẸP CỦA PHÙ DUNG TRẤN
Thị trấn Phù Dung cổ kính đón chào du khách bằng những ngọn núi kỳ vĩ, xanh ngát và những dòng sông nước chảy hiền hòa, thanh bình. Đến thị trấn, dạo bộ qua những con đường quanh co ngắm nhìn tòa nhà Tujia Diaojiaolou nằm bên cạnh dòng sông thơ mộng. Không chỉ vậy, du khách sẽ bị “hớp hồn” bởi những cảnh đẹp, những điểm tham quan hấp dẫn như Thác nước Phù Dung, đường Wuli Slate, Cung điện Tusi, Trụ đồng Khê Châu và Di tích Hang động của người Thổ Gia,…
Thác nước Phù Dung
Thác nước Phù Dung, ngọn thác hùng vĩ nằm giữa thị trấn cổ như một nét chấm phá cho bức tranh “cổ trấn thơ mộng” thêm phần sinh động hơn. Thác nằm ở phía Tây của thị trấn với độ cao 60 m, rộng khoảng 40 m, nhìn từ xa những ngọn thác như những dải lụa trắng xóa mềm mại nhưng không kém phần hùng vĩ.
Bao quanh thác nước là núi non và cây cỏ xanh ngát, soi bóng xuống dòng thác trong vắt là những bóng cây xanh soi mình xuống dòng nước dưới những tia nắng lung linh tạo nên một cảnh sắc huyền ảo, mơ hồ…
Mùa thu, thác nước khoác trên mình một sắc thu rực rỡ của màu vàng đỏ, những tán lá, những nhành cây, tất cả cảnh sắc nơi đây được nhuộm màu sắc thu khiến cho thác nước Phù Dung hiện lên thật lãng mạn trong mắt du khách thập phương.
Thời điểm đẹp nhất của thác nước Phù Dung đó là vào mùa mưa là từ tháng 6 đến tháng 8 dạo bước dưới thác nước du khách sẽ ngỡ như mình đang lạc vào cung điện pha lê. Và đến với thác nước Phù Dung vào một buổi chiều hoàng hôn, những vệt nắng xuyên qua thác nước tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn và huyền ảo.
Đến với thác nước Phù Dung, du khách còn được trải nghiệm đi xuyên qua thác bằng con đường đá phía bên trong thác với dòng nước mát ngọt lịm.
Video đang HOT
Cung điện Tusi
Một trong những điểm tham quan ở Phù Dung Trấn không thể bỏ lỡ cung điện Tusi. Nằm cạnh bên dòng sông nước chảy hiền hòa, tòa nhà Diaojiaolou của người Thổ Gia, được xây dựng bởi tù trưởng giàu có giống như một khu nghỉ mát mùa hè.
Phía trước cung điện là dòng suối trong vắt, 2 bên là những vách đá được xây dựng để bảo vệ cung điện. Bước vào bên trong cung điện du khách sẽ được khám phá những nét kiến trúc vô cùng độc đáo của người dân tộc Thổ Gia cũng như được nghe kể về những câu chuyện của tòa cung điện huyền bí này.
Trụ đồng Khê Châu
Du lịch Phù Dung Trấn chưa khám phá trụ đồng Khê Châu thì hành trình của du khách sẽ chưa thật sự trọn vẹn hết. 2500 kg trụ đồng là bằng chứng lịch sử về việc duy trì hòa bình giữa hai quốc gia: vua của nước Sở và Phái viên của Khê Châu. Tuy nhiên, thực tế những trụ đồng trước đây qua thăng trầm lịch sử đã bị lún và hao mòn, hiện nay bây giờ chỉ là bản sao để nhằm tưởng nhớ đến lịch sử xa xưa của vùng đất này.
Di tích hang động của người Thổ Gia
Đến Phù Dung Trấn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc mà còn có cơ hội khám phá những nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thổ Gia. Ghé thăm di tích hang động của người Thổ Gia du khách sẽ được tham gia trải nghiệm vào các phong tục tập quán của người dân tộc Thổ Gia. Đây sẽ là một trải nghiệm vô cùng thú vị dành cho du khách đấy!
Con đường Wuli Slate
Là một con đường quanh co nối dài từ Phù Dung Trấn đến bến tàu sông Youshui, Wuli Slate được du khách gọi bằng cái tên “Con đường tơ lụa” với cảnh đẹp mỹ miều và hùng vĩ. Con đường Wuli Slate có lịch sử hơn 2.300 năm. Nó chính là nhân chứng lịch sử của Phù Dung trấn từ khi nơi đây còn là trung tâm vận tải.
Dọc con đường nằm trong thị trấn nhỏ thu hút du khách ghé thăm Wuli Slate trưng bày nhiều mặt hàng lưu niệm cùng tòa nhà truyền thống của Trung Quốc. Dọc theo con đường đá xanh sẽ dẫn du khách đến bến tàu sông Youshui. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn các khung cảnh khác nhau của Thác nước Phù Dung và Cung điện Tusi. Đây có lẽ là con đường được yêu thích và check-in nhiều nhất tại Phù Dung Trấn.
ĐẶC SẮC VĂN HÓA Ở PHÙ DUNG TRẤN
Đặt chân đến trấn cổ Phù Dung, điều đầu tiên thu hút du khách chính là tiếng hát văng vẳng vang cả thị trấn. Các cô gái Thổ Gia xinh đẹp sẽ chào đón du khách bằng tiếng Thổ Gia và điệu hát múa Mao-cu-sư vui nhộn.
Ngoài tiếng hát và điệu múa truyền thống, tập tục “Khóc cưới” là một tập tục truyền thống của người Thổ Gia gây tò mò không kém với khách du lịch. Các cô gái từ 12 – 13 tuổi ở đây đã bắt đầu “khóc cưới”. Nghĩa là họ sẽ khóc trước ngày cưới 1 tháng hay 2 – 3 ngày. Dùng tiếng khóc để bày tỏ nỗi lòng mình, tức cảnh tự đặt ra lời ca nhưng vẫn theo mô thức truyền thống, hình thức khóc bằng lời ca không có nhạc đệm.
Không những thế, bên cạnh thị trấn có con sông Mãnh Động, một dòng sông hiền hòa và vẫn giữ được nét trong xanh. Người dân ở đây vẫn có thể bắt cá ở sông về ăn. Những khi đánh bắt được nhiều, họ mang vào thi trấn bán cho người vãng lai, khách du lịch khiến khung cảnh trấn nhỏ trở nên vô cùng nhộn nhịp.
Khoác trên mình nét đẹp thanh bình và thơ mộng, Phù Dung trấn đã quyến rũ không biết bao du khách ghé thăm. Dạo bước trên những lát đá hoa thả hồn vào không gian thanh bình của trấn Phù Dung sẽ đem đến cho du khách những cảm nhận khó phai về “thị trấn cổ ngàn năm treo trên thác”.
Chinh phục 'sống lưng khủng long' đẹp quên lối về ở Bình Liêu
Được mệnh danh là Sapa thu nhỏ của tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu mang trong mình nét hoang sơ, kỳ vĩ đầy cuốn hút đối với du khách
Nằm cách TP Hạ Long hơn 100 km về phía Đông Bắc, giáp với biên giới Trung Quốc, Bình Liêu được ví như "Sapa thu nhỏ" của Quảng Ninh nhờ phong cảnh thiên nhiên vừa hoang sơ, hùng vĩ lại vừa thơ mộng.
Vẻ đẹp Bình Liêu
Vẻ đẹp của miền biên viễn Bình Liêu đã khiến nơi đây nhiều năm nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều người yêu thích xê dịch và khám phá.
Cựu người mẫu Hạ Vy chinh phục "sống lưng khủng long" Bình Liêu
Có chung đường biên giới với Trung Quốc, Bình Liêu có khá nhiều cột mốc, trong số đó nổi tiếng nhất là 4 cột mốc: 1300, 1302, 1305 và 1327.
Vẻ đẹp hấp dẫn du khách của Bình Liêu
Những cột mốc này nằm rải rác trên cung đường tuần tra biên giới và là điểm đến yêu thích của các "phượt thủ" khi đến Bình Liêu.
"Sống lưng khủng long" Bình Liêu trở thành điểm "check-in" lý tưởng của nhiều du khách khi đến với miền biên viễn Bình Liêu tuyệt đẹp.
Trong số các cột mốc này, hành trình chinh phục cột mốc 1305 là hấp dẫn bởi du khách phải băng qua cung đường mòn giữa các đỉnh núi thường được gọi là "sống lưng khủng long".
Các phượt thủ thích thú khi chinh phục "Sống lưng khủng long" Bình Liêu
Khác với những cung đường phượt Tây Bắc, đường lên Bình Liêu không quá khó đi. Dù vậy, "sống lưng khủng long" vẫn được coi là điểm đến không phải ai cũng dễ dàng chinh phục.
Trước đây, con đường mòn trên đỉnh núi hoang sơ này bằng đất, nhỏ hẹp, khúc khuỷu, khá nguy hiểm. Hiện con đường đã được xây dựng lại để thuận tiện hơn cho việc di chuyển, với khoảng 2.000 bậc thang cho đoạn đường 2 km. Chinh phục thành công cung đường "sống lưng khủng long", du khách sẽ đến Cột mốc 1305, cột mốc cao nhất ở tỉnh Quảng Ninh.
Đứng từ đây dễ dàng "thu nhỏ" Bình Liêu vào trong tầm mắt, cảm nhận được những nét tuyệt sắc, những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa tiên cảnh, những cung đường uốn lượn trắc trở, lúc ẩn lúc hiện, chạy thẳng vào mây, những sóng núi lô xô, xanh thẳm đến chân trời.
Các phượt thủ thích thú khi chinh phục "Sống lưng khủng long" Bình Liêu
Đến Bình Liêu mùa nào trong năm cũng đẹp và ấn tượng. Nếu như mùa xuân, du khách sẽ được đắm chìm trong các cung đường xanh mướt của cỏ cây.
Mùa hè là những thửa ruộng bậc thang vàng ngọt như những tấm thảm thì mùa thu đông là sắc trắng bạt ngàn của cánh đồng cỏ lau, đẹp mộng mị như ở xứ thần tiên
Vẻ đẹp hùng vĩ nhưng thơ mộng của Bình Liêu
Để phát triển du lịch Bình Liêu cũng như quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện, từng bước khẳng định dấu ấn đặc sắc của du lịch Bình Liêu trên bản đồ du lịch, Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu, Hội mùa vàng, Hội hoa sở năm 2021 diễn ra từ nay đến hết tháng 12-2021 trên địa bàn các xã, thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu sẽ kéo dài đến hết tháng 12-2021
Vào tháng 12, hoa sở nở trắng đồi, men theo các con đường vào khắp thôn bản và trở thành nét đặc trưng khó thể trộn lẫn của Bình Liêu. Không còn là loài cây dại mọc khắp núi đồi, sở được trồng trong bản làng, cho hạt ép lấy dầu và đem lại nguồn thu nhập cho người dân.
Hội hoa sở Bình Liêu 2021 được tổ chức ngày 11-12 tại rừng sở, thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, Bình Liêu.
Du khách tạo dáng tại rừng hoa Sở, Bình Liêu
Hội hoa sở Bình Liêu được kỳ vọng sẽ thu hút được đông đảo du khách...
Từ năm 2015, hội hoa sở được tổ chức và trở thành một trong những sự kiện du lịch thường niên hấp dẫn của Bình Liêu, Quảng Ninh
Những bậc thang tuyệt đẹp nhưng ít du khách dám đi Những bậc thang cheo leo trên vách núi hay lối đi nhỏ hẹp dẫn xuống hang động âm u thường khiến mọi người chùn bước. Dưới đây là những bậc thang đáng sợ nhất thế giới luôn thử thách lòng can đảm của du khách. Bậc thang Haiku, Oahu, Hawaii (Mỹ) Những bậc thang này đáng sợ đến mức chúng đã bị cấm...