Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần.
Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…
Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.
Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.
Ẩm thực Việt Nam là gì?
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt
Đặc trưng của ẩm thực Việt
Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:
Tính hoà đồng hay đa dạng
Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.
Tính ít mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.
Tính đậm đà hương vị
Video đang HOT
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
Tính ngon và lành
Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt
Dùng đũa
Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…
Tính cộng đồng hay tính tập thể
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
Tính hiếu khách
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
Tính dọn thành mâm
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.
Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.
Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ.”
Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt
Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ”kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.
Việt Nam có những món đặc sản "nghe tên là hết hồn" nhưng hương vị vô cùng độc đáo
Dù nhiều người sợ hãi không dám ăn những món này nhưng cũng có rất nhiều thực khách lại thích mê bởi hương vị đặc biệt.
Không chỉ vang danh thế giới bởi rất nhiều món ăn nổi tiếng như phở, bánh mì, cà phê..., Việt Nam chúng ta còn khiến cho những người bạn quốc tế trầm trồ trước những món ăn độc đáo, có 1-0-2, có phần hơi "hết hồn". Thậm chí, tại nhiều nơi ở Việt Nam còn có những món ăn khiến chính chúng ta cũng phải giật mình, "nghe là hết hồn". Dù vậy, không thể phủ nhận sự độc đáo và hương vị đặc sắc của những món ăn này.
Da trâu thối
Nghe cái tên này thì chắc hẳn rất nhiều người cảm thấy e ngại và không dám thử. Nghe qua cái tên, đa số mọi người đều nghĩ rằng nó rất khó ăn, nhưng có những người thử xong thì lại cảm thấy mê mẩn.
Da trâu thối - món ăn có cái tên đã thấy e sợ (Ảnh: Internet)
Da trâu thối thật ra là một món ăn đặc sắc của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Người ta sử dụng những miếng da trâu còn nguyên lông nang bọc vào lá chuối và ủ trong 2 ngày. Sau thời gian này, khi da trâu bốc mùi thì sẽ mang rửa sạch, lúc ấy phần lông cũng sẽ rụng hết. Cuối cùng, người ta sẽ mang đi phơi, khi ăn sẽ nấu canh bon, hoa chuối hoặc nướng... Có thể nói, đây là một món ăn đánh thức vị giác cực mạnh bởi mùi hơi đặc biệt của nó, không phải ai cũng dám thử. Thế nhưng biết đâu đó, khi ăn rồi bạn lại thích mê thì sao?
Món da trâu thối được mang đi chế biến thành món ăn (Ảnh: Internet)
Bánh ngải
Một cái tên có vẻ khá ma mị nhưng thật ra đó chỉ là cách gọi tên theo nguyên liệu chính làm nên món bánh này, đó là lá ngải. Đây là một loại bánh phổ biến của người dân tộc Tày, Nùng...
Có 2 loại bánh ngải là loại có nhân và không nhân. Thành phần chính của bánh là gạo nếp và lá ngải, tạo nên những miếng bánh dẻo có màu xanh đặc trưng, có hương vị và mùi thơm của lá ngải. Nhân bánh thường được làm bằng vừng, có vị ngọt vừa vặn. Còn với loại bánh ngải không nhân thì sẽ chấm với mè rang cùng đường phên. Bánh ngải cũng là một loại bánh "thách thức" người ăn bởi không phải ai cũng thích hương vị của lá ngải. Dù vậy, ai ăn được sẽ thấy đây là một loại bánh vô cùng đặc sắc.
Bánh ngải có màu xanh từ nguyên liệu chính là lá ngải (Ảnh: Ngọc Ánh)
Bánh ngải có nhân (Ảnh: Ngọc Ánh)
Rau bò khai (bồ khai)
Từ cái tên cũng có thể hình dung sơ sơ về mùi hương của món rau này rồi. Đây là một loại rau đặc sản của nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc. Nhìn qua thì rau bò khai có vẻ hơi giống rau ngót nhưng phần thân tròn và mập hơn. Người ta sẽ ngắt những phần ngọn non để chế biến thành các món như xào tỏi, xào trứng, xào thịt bò... Khi ăn, món rau này sẽ có mùi hơi... khai, thế nên không phải ai cũng dám thử. Dù vậy, vẫn có rất nhiều thực khách yêu thích món rau đặc biệt này.
Rau bò khai còn có tên gọi là bồ khai (Ảnh: Internet)
Sâu tre
Nói gì thì nói, chỉ cần nhắc đến món ăn là sâu thôi thì rất nhiều người đã muốn... chạy xa rồi. Ấy thế mà đây lại là một món ăn đặc sản vùng cao được rất nhiều người săn lùng. Người ta thu hoạch sâu tre bên trong thân những cây tre, sau đó mang rửa sạch rồi chế biến thành nhiều món như rang, xào lá chanh, chiên, hấp... Những con sâu tre có hương vị béo ngậy, dù nhìn hơi đáng sợ nhưng cũng khiến rất nhiều người mê mẩn.
Những con sâu được bắt từ trong thân cây tre (Ảnh: Internet)
Sâu tre rang lá chanh là món được rất nhiều người yêu thích dù có phần hơi đáng sợ (Ảnh: Internet)
Còn rất nhiều món ăn độc đáo, đa dạng ở khắp các địa phương Việt Nam. Mỗi nơi lại có nét ẩm thực riêng, đặc trưng riêng, trở thành niềm tự hào của người dân địa phương nói riêng và nền ẩm thực Việt Nam nói chung.
Học hỏi tiêu chuẩn món ngon từ đầu bếp nổi tiếng Thủ đô Qua bàn tay khéo léo của đầu bếp Bùi Minh Tuấn, các loại nguyên liệu đa dạng được chế biến thành những món ăn có hương vị thơm ngon đặc trưng với cách bài trí đẹp mắt, chinh phục mọi khẩu vị. Đam mê nấu ăn từ khi còn trẻ nên anh Bùi Minh Tuấn (SN 1981, quê ở Thái Bình) rất thích...