Nên trả lại chiếc “roi” cho người thầy

Theo dõi VGT trên

Trước các sự việc đau lòng gần đây như học sinh tát cô giáo, cô giáo Nguyễn Thị Tuất (Tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội) tố cáo nhà trường trù dập và bao che cho học sinh quậy phá, hành hung cô giáo đang là tâm điểm của dư luận…

Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, học sinh đang chịu tác động từ nhiều phía, nhất là thông tin mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, thông tin xấu độc… Trong khi đó, một số phụ huynh lại lỏng lẻo trong quản lý con, giáo viên bị hạn chế quyền dùng phương pháp nghiêm khắc để dạy dỗ trẻ.

Học trò dân chủ quá trớn

Trong lá đơn dài 13 trang gửi các cơ quan chức năng, cô Tuất trình bày hàng loạt vấn đề bức xúc, trong đó nổi cộm một số vấn đề khi cô bị điều chuyển rất nhiều công việc khác nhau, bị phụ huynh phản đối… Đặc biệt, sự việc càng đẩy đi xa hơn khi học sinh khối 5 do cô giảng dạy liên tục quậy phá, hành hung cô giáo.

“Cứ đến tiết học của tôi, các học sinh đồng loạt làm việc riêng, không học bài, gây mất trật tự. Thậm chí, có những em còn mang theo chăn đến lớp, chơi bài trong giờ học… Về việc này, tôi đã nhiều lần báo cáo qua các buổi họp hội đồng, họp tổ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện”.

Sự xác thực của clip ghi hình ảnh các em học sinh quậy trong giờ học, cầm thước đánh cô giáo, bắn đạn giấy vào mắt cô gây thương tích, mang chăn trùm trong lớp, ngang nhiên đánh bài trong giờ còn trả lời cô xấc xược vẫn đang được cơ quan chức năng làm rõ.

Tuy nhiên, hình ảnh học sinh viết bậy vào bài kiểm tra, vào vở bài tập với những ngôn từ gây sốc từ những học sinh lớp 5 lại vô cùng xác thực. Cụ thể, câu hỏi số 4: Qua quan sát hình và bài đọc trong sách giáo khoa, em hãy điền vào các cột để biết người Lạc Việt ăn, mặc, ở và sinh hoạt lễ hội như thế nào?

Câu trả lời của học sinh trong bài kiểm tra với ngôn từ: “không biết”, “không nói”, “cút”,… thực sự gây sốc. Điều đáng nói, ở câu hỏi cuối cùng trong bài kiểm tra nói trên, học sinh này còn thể hiện thái độ coi thường, thách thức giáo viên khi viết: “Tại sao em phải trả lời cô?”.

Nên trả lại chiếc roi cho người thầy - Hình 1

“Pháp trị”, “đức trị” và bản ngã thiêng liêng của người thầy, không thể thiếu trong mọi thời đại. (Ảnh minh họa).

Mặc dù sự việc được cô Tuất báo lên nhà trường nhưng Ban giám hiệu vẫn làm ngơ. Trong khi đó, khi trả lời báo chí, Trưởng phòng Giáo dục huyện Quốc Oai, Hà Nội lại khẳng định như đinh đóng cột: Việc học sinh viết bậy, coi thường giáo viên là do cô giáo dạy không “đến nơi đến chốn” nên chỉ có 1, 2 học sinh viết “linh tinh”.

Viết bậy, chửi bậy vào bài kiểm tra, vào vở bài tập với những lời lẽ ai nghe cũng sốc “Đ… biết”; “không nói”, “cút”,… Học sinh vi phạm nhưng không bị nhắc nhở, răn đe. Khi ấy, những đứa trẻ tiểu học dễ dàng ngộ nhận những hành vi của mình đối với giáo viên như thế là đúng, là không hề gì. Và nữa, lúc này, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường ở đâu, đâu phải chỉ có giáo viên bộ môn một mình đơn độc với học trò quậy phá?

Và cũng không ai tin, những đứa trẻ đó lại có thể tự mình đấu tố tập thể, quậy phá, chống đối cô giáo nếu người lớn không can dự? Và người lớn kéo trẻ nhỏ, học trò non nớt của mình vào cuộc chiến là điều khó chấp nhận (nếu điều đó là sự thực). Chúng sẽ lớn lên ra sao khi những ứng xử tối thiểu về tôn sư trọng đạo, về sự tôn trọng, biết ơn thầy cô, chứ không phải hồn nhiên “hạ nhục” chính cô giáo dạy mình?

Video đang HOT

Và hơn nữa, xin đừng lôi các em vào “cuộc chiến” thô bạo của người lớn… Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý Giáo dục Hà Nội bày tỏ, một hiệu trưởng trình độ ra sao mà để học sinh cư xử hỗn láo với giáo viên không chỉ một lần, không phải chỉ một học sinh.

Do đó, thầy Tùng Lâm cho rằng, vụ việc này xảy ra tại Trường Tiểu học Sài Sơn B thì người chịu trách nhiệm của trường là hiệu trưởng phải tìm ra được bản chất rằng vì sao lại để sự việc tưởng chừng không thể có lần thứ 2, ngày thứ 2 trong một nhà trường mà kéo dài bao lâu như vậy? Liệu có ai xúi giục học sinh hay không?

Không thể thiếu “pháp trị” và “đức trị”

Trước đây, khi học sinh vi phạm, tùy vào mức độ có thể áp dụng những hình thức xử phạt như phê bình trước lớp, trước trường; khiển trách và thông báo với gia đình; cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạn. Tuy nhiên, Thông tư 32 có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 đã chấm dứt việc tồn tại những hình thức kỷ luật này.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến cho bạo lực học đường diễn biến khó lường và phức tạp. Câu chuyện một giáo viên tại Trung tâm GDNN-GDTX quận Ba Đình (Hà Nội) cách đây không lâu từng bị học sinh phản ứng đến mức, lao lên bàn giáo viên tát cô giáo vẫn là một bài học nhãn tiền.

Cô giáo Dư Thị Lan Hương, giáo viên một trường THPT tư thục tại TP Hồ Chí Minh nhận định, đây là một điều sai lầm của Thông tư 32. Thực tế có không ít giáo viên đứng lớp cảm thấy nản với nghề bởi với những học sinh hư, thường xuyên vi phạm kỷ luật được thầy, cô nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không tiến bộ.

Nên trả lại chiếc roi cho người thầy - Hình 2

Hình ảnh học sinh cầm vòng chun bắn lên bục giảng.

Nếu bây giờ không được phê bình học sinh nữa thì giáo viên thực sự lâm vào thế khó. Tuy nhiên, cách mà cô Lan Hương áp dụng để vừa không vi phạm quy định lại khiến học sinh thay đổi, đó là tuyệt đối không la mắng. Lựa những điểm tốt để khen, đồng thời sẽ ghi lại những lỗi của các em vào sổ.

Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng tìm ra những giải pháp ứng xử tinh tế để vẫn giữ được kỷ luật và sự mềm dẻo, tôn trọng của học trò. Theo thầy giáo Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), điều khoản này của Thông tư 32 có phần thiếu thực tế. Trong mọi lĩnh vực cũng như trong giáo dục, luôn phải duy trì 2 yếu tố “pháp trị” và “đức trị”.

Khen thưởng khi có ưu điểm, thành tích, đồng thời cũng cần có phê bình, kỷ luật khi vi phạm kỷ cương. Học sinh trong thời của 4.0 có quá nhiều thú vui, cám dỗ dễ dẫn đến những tác động vào việc học hành, thi cử. Các em sơ suất, thiếu sót, thậm chí sai phạm, sai lầm cũng là điều dễ hiểu. Những lúc như vậy, cần có sự phê bình của người lớn, của cha mẹ, thầy, cô giúp các em nhận thức được đúng – sai để sửa đổi.

Bất kỳ một đất nước hay một xã hội nào mà không có sự nhắc nhở, phê bình hay xử lý kỷ luật thì xã hội sẽ không còn kỷ cương, phép nước. Việc không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường đã tước bỏ quyền giáo dục của giáo viên, nhà trường tạo cơ hội cho cách hành xử theo kiểu “dân chủ quá trớn” của học sinh với giáo viên, tạo tiền lệ xấu cho nhiều hành vi học sinh xem thường giáo viên.

Khi đối mặt với học sinh cá biệt có những biểu hiện như vậy, nếu giáo viên hành xử thiếu tinh tế, cẩn trọng thì sẽ đón nhận sự chỉ trích dữ dội từ báo chí, mạng xã hội, của phụ huynh và các hình thức kỷ luật của ngành.

“Là một giáo viên, tôi luôn phản đối các đồng nghiệp của mình mạt sát, chửi bới hoặc đánh đập học trò sai phạm, nhưng tôi không đồng thuận việc không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường khi các em vi phạm kỷ luật. Vấn đề quan trọng là cách thức, hình thức nhắc nhở như thế nào của thầy, cô để các em tâm phục, khẩu phục nhận ra cái sai của mình để sửa chữa và tiến bộ”, thầy Hiếu bày tỏ.

Giáo dục là cả một nghệ thuật nên không có một công thức chung cho tất cả mọi học sinh. Có nhiều học sinh nhờ sự động viên, khích lệ, khen thưởng mà tiến bộ nhanh. Có những em nhờ thầy, cô tận tâm, nghiêm khắc, phê bình và kỷ luật mà trưởng thành. Giáo dục muốn hiệu quả phải luôn là một phép cộng hài hòa của 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Một nền giáo dục phát triển phải là một nền giáo dục có kỷ cương, kỷ luật và tình thương, trách nhiệm.

Là người quan tâm sâu sắc đến vụ cô giáo tố bị trù dập, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ nhận định, nghĩ cho học trò cũng là một “cái khiên” lớn để nhà giáo bảo vệ chính mình. Ta luôn được dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”, văn ở đâu, lễ ở đâu giữa những lộn xộn như một cái hàng không mấy trật tự. Nói đúng hơn, lễ nghĩa thực sự đang chông chênh giữa cơ chế thị trường.

Người ta đã để đồng tiền ảnh hưởng nhiều đến con trẻ, đến lối dạy dỗ, đến cách cư xử với nhau trong học đường. Đồng thời, người ta để cái tôi và quyền lợi của chính họ lấn át đi điều thiêng liêng, đó là giáo dục. Chưa nói đến việc ai đúng, ai sai trong câu chuyện này, tuy nhiên những hành động của học sinh phản chiếu đạo đức học đường đang có vấn đề và xuống cấp trầm trọng? Tôi vẫn nghĩ, thời nào cũng thế, học trò như tờ giấy trắng, việc vẽ lên cái gì là từ thầy, cô, gia đình và xã hội.

Tôi từng nghe câu chuyện một em nhỏ không chơi với bạn vì mẹ bạn bảo là “nếu cha mẹ bạn đó đi xe máy thì đừng chơi”. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều em nhỏ hỗn hào thét vào mặt bà nội – là hàng xóm nhà tôi. Hình như phụ huynh và nhà trường đang đứng ngoài sự “xuống cấp” ấy, đứng ngoài sự “rơi tự do” ấy. Nói qua cũng phải nói lại, học sinh giờ thành “ông trời con” không ít, nên thầy, cô muốn nghiêm khắc mà uốn nắn cũng không dễ.

Do đó, trước hết thầy, cô hãy là một tấm gương về đạo đức, văn hoá và hành xử. Khi bạn bảo tồn được danh dự, chẳng điều gì có thể gây tổn hại cho bạn. Một điều nữa, nghĩ cho học trò cũng là một “cái khiên” lớn để nhà giáo bảo vệ chính mình. Chứ anh suốt ngày lo đấu đá, mà quên mất sứ mệnh của mình là giáo dục thì xem như anh đã tự tước cái bản ngã thiêng liêng của mình, chứ nói gì đến bảo vệ mình?

Tôn trọng cá tính học trò thể hiện sự văn minh của giáo dục nhưng để trẻ con hư hỗn là sự bất lực của giáo dục. Hơn hết, con trẻ hỗn là lỗi lầm lớn nhất của người lớn gồm người sinh ra, nuôi dạy ở nhà; người nuôi dưỡng ở trường và những người tạo ra sức ảnh hưởng cũng như các giá trị xã hội, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ nhấn mạnh…

Học sinh chống đối cô Tuất, hậu quả chính các em sẽ phải nhận đầu tiên

Uốn nắn đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu, bởi lẽ, dạy người trước rồi mới dạy chữ.

Vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Tuất với những giờ dạy nhốn nháo vẫn đang khiến dư luận hoang mang về tương lai những đứa trẻ.

Học sinh là nạn nhân của chính sự chống đối trong lớp

Vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Tuất (hiện là giáo viên trường Tiểu học Sài Sơn B, huyện Quốc Oai, Hà Nội) tố bị nhà trường "trù dập" không cho đứng lớp, bắt đi dọn vệ sinh, bị học sinh trong lớp có biểu hiện chống đối, vẫn chưa lắng xuống và đang được các cơ quan chức năng thanh tra.

Chưa rõ chân tướng ra sao, nhưng nhìn những đứa trẻ 9-10 tuổi vẫn đang phải "học ăn, học nói, học gói, học mở" lại có những biểu hiện nghịch ngợm, quậy phá giáo viên ngay trong giờ học, không khỏi khiến dư luận bức xúc.

Học sinh chống đối cô Tuất, hậu quả chính các em sẽ phải nhận đầu tiên - Hình 1

Thạc sĩ Đỗ Nghiêm Thanh Phương, chính học sinh sẽ trở thành nạn nhân của sự chống đối giáo viên. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Đỗ Nghiêm Thanh Phương (Giảng viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Học sinh chống đối giáo viên cũng không thiếu trong mỗi lớp học, cũng không hẳn là một tình huống cá biệt, sự chống đối này có thể ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Nhưng đã là một người giáo viên, cần phải có phương pháp để thấu hiểu, đồng cảm với tâm sinh lý của học sinh, để có biện pháp xử lý "khủng hoảng" của trẻ. Tất nhiên, không phải dùng những biện pháp hà khắc, bắt phạt mà sẽ chọn cách "đứng cùng phía" với học sinh.

Đó là kỹ năng nghiệp vụ sư phạm mà bất kỳ giáo viên nào cũng phải đảm bảo khi tốt nghiệp và bước vào môi trường làm việc".

"Để tình trạng này kéo dài, thì có liên quan đến cơ chế báo cáo giữa giáo viên với cán bộ quản lý để có những cuộc họp chuyên môn, tìm ra biện pháp. Lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm sâu sát, gần gũi đối với giáo viên, để kịp thời phát hiện và giúp giáo viên "gỡ khó". Để những buổi học như vậy diễn ra trong thời gian dài thì ảnh hưởng nhất chính là học sinh, quyền lợi của học sinh không được đảm bảo.

Trong lớp, sẽ có những học sinh quậy phá và những học sinh không quậy phá. Tình trạng đó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập của những đứa trẻ muốn học, mà với những trẻ có biểu hiện chống đối giáo viên sẽ càng thiệt thòi hơn. Bởi lẽ, hiện giờ còn nhỏ mà đã vậy, sau này, lớn lên, các em sẽ còn có những hành vi sai lệch đến mức nào?

Nhiệm vụ giáo dục, uốn nắn đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ hàng đầu, cũng là nhiệm vụ chung của nhà trường, nhưng sẽ phải giao cho từng đơn vị phụ trách. Các cá nhân được phân công sẽ phải tìm phương pháp tác động để học sinh không còn nghịch ngợm, chống đối. Câu chuyện học sinh chống đối cô giáo này cũng sẽ là một bài học cho nhiều nhà trường khác lưu ý" - Thạc sĩ Đỗ Nghiêm Thanh Phương nhấn mạnh.

Làm giáo viên, trước tiên phải luôn tự mình trau dồi

Với quan niệm "không có nghề nào vinh quang bằng nghề dạy học", ông Nguyễn Văn Kiên (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên) cho rằng: "Đặc thù của nghề giáo khác với các ngành khác vì đối tượng là giáo dục con người, tức là giáo dục nhân cách và truyền đạt tri thức cho học sinh. Chính vì vậy, người giáo viên luôn phải tự mình trau dồi, cả phẩm chất và chuyên môn; phải xác định rõ công việc được phân công để tự đề ra kế hoạch, chương trình công tác đảm nhận nhiệm vụ...

Từ đó, giáo viên cũng phải nắm rất chắc tình hình đối tượng học sinh: mối quan hệ học sinh trong lớp, mối quan hệ của học sinh với phụ huynh và học sinh trong mối quan hệ với xã hội bên ngoài. Ngoài ra, phải thấu hiểu tình hình môi trường công tác, tìm hiểu cặn kẽ để khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, giải quyết các tình huống sư phạm, giáo viên đó phải bám sát nguyên lý và nắm được tâm sinh lý học sinh, để ứng xử phù hợp".

Vị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ ra: "Người giáo viên cũng cần chú ý giải quyết các mối quan hệ tác động trực tiếp và gián tiếp đến bản thân, để ứng xử phù hợp, bởi đây là một môi trường đặc thù. Đồng thời, phải lấy thước đo là chất lượng giáo dục, chất lượng giảng dạy đối với học sinh để tự răn chính mình.

Tôi thấy có những trường hợp, giáo viên vào lớp nhưng không thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình, tỏ ra thờ ơ, bỏ mặc học sinh, thậm chí có những trường hợp cố tình không dạy để sau đó bắt học sinh đi học thêm,...

Những biểu hiện như vậy có thể khiến học sinh cảm thấy "tổn thương", dẫn đến một số học sinh có biểu hiện chống đối. Trách nhiệm trước hết thuộc về người giáo viên, chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Kế đến, là trách nhiệm của tập thể và đội ngũ cán bộ quản lý.

Sự việc như vậy tồn tại, đội ngũ này phải nắm bắt được tình trạng, nếu để xảy ra thường xuyên, trách nhiệm của các cán bộ quản lý các cấp cũng phải liên đới. Không thể có chuyện, để giáo viên trong trường mình có những giờ học không giảng bài, không quản học sinh như vậy. Nhà trường thờ ơ như thế, lỡ giáo viên đó tuyên truyền nhảm nhí thì sao?".

"Bên cạnh đó, tại mỗi nhà trường, tôi cho rằng, phải đẩy mạnh phong trào lắng nghe tiếng nói học sinh, để học sinh có thể phản ánh thông tin giáo dục, nhà trường nên tạo điều kiện cho học sinh được nói lên tiếng nói của mình, đó cũng là một cách quản lý hiệu quả!" - ông Nguyễn Văn Kiên nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
4 điều Ronaldo nói đúng và sai về MU trong cuộc phỏng vấn chấn động
13:00:32 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ronaldo, Bruno Fernandes rời đội tuyển Bồ Đào Nha
13:02:06 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024
Dễ rước họa vào thân khi ăn nhiều hạt chia để giảm cân
13:52:34 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Màu nào hợp với vàng mù tạt? những combo ăn điểm mùa thu đông 2024

Thời trang

18:54:15 17/11/2024
Phối màu vàng mù tạt có thể tạo ra nhiều phong cách khác nhau, từ năng động và cá tính đến thanh lịch và cổ điển. Để đạt được hiệu ứng thời trang cao nhất, bạn nên kết hợp màu này với các gam màu trung tính hoặc tông màu đậm.

Houthi tuyên bố ra đòn thành công nhằm vào cơ sở quan trọng của Israel ở Eilat

Thế giới

18:45:45 17/11/2024
Ông Saree nhấn mạnh chiến dịch chống Israel của các lực lượng Houthi sẽ không dừng lại cho đến khi hoạt động của Israel ở Dải Gaza chấm dứt và Dải Gaza được dỡ bỏ phong tỏa cũng như Israel chấm dứt hành động xâm nhập Liban.

Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ

Tv show

18:43:35 17/11/2024
Tối 16/11, tập 4 của chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 vừa lên sóng với loạt tiết mục ấn tượng đến từ 2 liên minh do Thu Phương - Mỹ Linh làm thủ lĩnh.

Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%

Netizen

18:33:06 17/11/2024
Thời gian gần đây, xuất hiện hàng loạt câu chuyện độc lạ thú vị quanh chủ đề người ngoại quốc hoà nhập văn hoá Việt, thậm chí là hoà tan.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

Tin nổi bật

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,

Gyokeres lên tiếng về khả năng đến MU

Sao thể thao

14:55:53 17/11/2024
Tiền đạo người Thụy Điển Viktor Gyokeres đã có những chia sẻ về cơ hội theo chân HLV Ruben Amorim gia nhập MU trong thời gian tới.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

Sức khỏe

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.