Nên mở đầu vào siết đầu ra
Khi vào đại học rồi, một số em thường có tâm lý “trước sau chẳng tốt nghiệp” nên xả hơi và buông xuôi.
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học mỗi năm ở các trường đại học. Trong đó, có không ít trường thuộc tốp trên mà sinh viên nơi này chủ yếu là học sinh khá giỏi ở các trường trung học phổ thông trước đây.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đáng buồn như thế này?
Vô vàn lý do bị đuổi
D. một học sinh chuyên toán vốn là học sinh giỏi nhất nhì trong vùng. Suốt cả năm tháng phổ thông chỉ thấy D miệt mài học tập.
Dù đã học lớp 12 nhưng D chưa bao giờ tự đi học một mình, bao giờ cũng có ba mẹ thay nhau đón đưa.
Cậu bạn chung lớp với D tên là Hùng bật mí: “D không bao giờ tham gia bất kì hoạt động dã ngoại nào nhà trường tổ chức vì ba mẹ chỉ muốn em tập trung vào học tập”.
Năm học ấy, D đậu vào một trường đại học danh tiếng của cả nước. Bố mẹ hy vọng D sẽ xin được học bổng du học sau này.
Khi năm học đại học thứ 2 vừa kết thúc cũng là lúc gia đình nhận được thông tin em bị đuổi học.
Có lẽ sét đánh ngang tai cũng không thể bất ngờ bằng.
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc hàng nghìn sinh viên bị đuổi học. (Ảnh minh hoạ: Báo Người Lao động)
Bố mẹ em vào trường mới biết em bị nợ quá nhiều môn, thường xuyên nghỉ học.
Bạn bè nói, D còn nợ rất nhiều tiền vì dính cả vào đường dây cá độ.
Cùng với D còn có một số sinh viên khác cũng nhận kết quả buồn như thế.
Người lại nghiện game, nghiện cờ bạc, đề đóm, người lại dính vào ma túy, vào đường dây buôn hàng cấm…
Cũng có sinh viên không chơi bời hư hỏng vì tệ nạn nhưng vẫn bị đuổi học do đi làm thêm quá nhiều không còn thời gian học tập.
Có em gia cảnh quá khó khăn nhưng cũng có em ham chơi đua đòi theo chúng bạn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
Môi trường học đại học tự do, không có cảnh thầy cô theo dõi, kèm cặp nhắc nhở các em học bài như trước, cũng không có việc điểm danh, kiểm tra bài cũ như thời phổ thông.
Video đang HOT
Kiến thức có được là sự lắng nghe, chắt lọc từ những bài giảng, là cả một quá trình tự học của bản thân… ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của từng em.
Chẳng hạn, học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bạn nghỉ học đôi khi chẳng ai để ý.
Thế nên, không ít học sinh thoát khỏi sự kìm cặp của ba mẹ nên tự do thoải mái thích học thì học, thích chơi thì chơi rồi trượt dài không thể dừng lại được.
Và D. là một trong những trường hợp như vậy.
Có giảng viên rất nghiêm khắc thì tình trạng sinh viên trốn tiết ít xảy ra. Ngược lại, có không ít thầy cô lại vô cùng dễ dãi, vì thế sinh viên không muốn học là tự do nghỉ ở nhà.
Thầy T. một giảng viên trường đại học lớn nói rằng:
“Mình dạy hết khả năng, hết trách nhiệm. Em nào thích thì nghe, không thì cũng chẳng bắt vì sẽ được gì khi chính em thấy không cần”.
Trong khi đó, theo tiết lộ của một số sinh viên của không ít trường đại học “Một số giảng viên chưa thật sự công tâm nên một số sinh viên lợi dụng điều này để vụ lợi”.
Có em công khai tuyên bố “Cần gì học, gần đến ngày thi đi thăm thầy cô là ok liền”.
Nhưng có không ít sinh viên đã “vỡ mộng” khi chính những giảng viên ấy bỗng dưng chuyển trường hoặc nghỉ công tác.
Việc nhiều trường học hàng năm cho nghỉ học hàng loạt sinh viên yếu kém là tín hiệu đáng mừng.
Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều sinh viên lấy làm gương để chăm lo việc học mà không ỉ vào việc nhờ vả hay chạy chọt.
Nới lỏng đầu vào siết chặt đầu ra
Trước đây, do vào đại học của chúng ta khó nhưng ai đã vào rồi thì chắc chắn sẽ tốt nghiệp.
Thế nên mới có trường hợp học 27 năm mới tốt nghiệp bác sĩ như Báo Tuổi Trẻ phản ánh vừa qua.
Vì vào đại học khó nên học sinh mới lăn ra học, học ngày, học đêm, học tối tăm mặt mũi.
Nhưng khi vào đại học rồi, một số em thường có tâm lý “trước sau chẳng tốt nghiệp” nên xả hơi và buông xuôi.
Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường có em nhận thức còn thua một học sinh phổ thông.
Giáo sư Trần Phương – nguyên Phó Thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) khẳng định, lâu nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quan tâm siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra.
Vì vậy, ông đề xuất làm ngược lại: Nới lòng đầu vào, siết chặt đầu ra.
Trên thế giới người ta đã thực hiện từ lâu rồi. Điển hình nhiều trường đại học công lập của Mỹ mặc dù nhận 100% ứng viên nộp hồ sơ đầu vào, nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường rất thấp, có trường chỉ 4-5%.[1]
Nếu chúng ta làm được điều này cũng góp phần hạn chế được học sinh bằng mọi giá vào đại học như hiện nay.
Theo GDVN
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi: Học đại học như trò may rủi?
Trước tình trạng hàng nghìn người bị đuổi vì kết quả kém, nhiều sinh viên lý giải họ gặp khó khăn trong việc chọn chương trình học dẫn tới thành tích không như mong muốn.
Dù sang học kỳ sau mới phải đăng ký tín chỉ, Duy Khiêm, sinh viên năm thứ nhất ĐH Sài Gòn, đã lường trước tình trạng chen lấn đăng ký tín chỉ. Nhưng ít nhất, Khiêm cùng các sinh viên của trường còn rất may mắn khi ngoài sổ tay sinh viên, họ còn nhận được sự tư vấn hữu ích, tận tình từ cố vấn học tập.
Nam sinh 18 tuổi cho biết trường phân lớp với sĩ số nhỏ, mỗi lớp có một cố vấn. Sinh viên gặp khó khăn trong học tập hoặc băn khoăn trong khi chọn đăng ký tín chỉ có thể chủ động liên hệ để được tư vấn.
Đáng tiếc, số người may mắn như sinh viên ĐH Sài Gòn lại chỉ là thiểu số ở nước ta. Phần lớn sinh viên các trường vẫn chịu cảnh đăng ký tín chỉ kiểu đánh bừa và trông chờ vào may rủi.
Chọn chương trình học như trò may rủi
Với Công Đại, một sinh viên ở Hà Nội, khó khăn bắt đầu từ học kỳ đầu tiên. Đam mê công nghệ, cậu chọn ngành Khoa học Máy tính một cách mơ hồ, đơn giản chỉ dựa vào sở thích và khả năng thi đỗ.
Vào trường, sinh viên năm nhất được phát sổ tay sinh viên, ghi rõ những chương trình học cần hoàn thành để nhận bằng tốt nghiệp. Trừ kỳ đầu tiên được trường đăng ký sẵn chương trình học, các kỳ sau, Công Đại bắt đầu nếm trải nỗi vất vả khi canh giờ để đăng ký tín chỉ.
Sinh viên sợ hãi cảnh thức khuya dậy sớm chờ hệ thống mở để đăng ký tín chỉ. Ảnh: Infonet.
Hệ thống đăng ký thường xuyên quá tải. Ai nhanh tay và may mắn thì đăng ký được chương trình theo ý định ban đầu. Nếu không, sinh viên đành chấp nhận học môn khác lấp chỗ trống hoặc dồn chương trình vào kỳ sau.
Điều này dẫn đến tình trạng mất cân đối chương trình giữa các học kỳ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sinh viên khó theo kịp lịch học và bị điểm kém.
Sang năm thứ hai, sĩ số lớp Công Đại giảm hơn 10 người, phần lớn bị đuổi học do điểm kém hoặc đăng ký chương trình quá nặng, không theo kịp. Tuy nhiên, quá trình đăng ký tín chỉ chỉ là một rắc rối nhỏ trong việc chọn chương trình. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lịch trình bất hợp lý xuất phát từ việc sinh viên không nắm được lượng kiến thức từng môn học, cũng không tìm được sự tư vấn từ phía thầy cô.
Đây là tình trạng chung của sinh viên nhiều trường ở nước ta khi thông tin về môn học chỉ gói gọn trong cuốn sổ tay sinh viên.
Theo Minh Nhật, sinh viên ở TP.HCM, đầu năm, trường phát sổ tay sinh viên, bao gồm các môn học của khóa, môn nào bắt buộc, môn nào tự chọn.
"Chúng em chỉ căn cứ số tín chỉ mỗi môn để đăng ký. Lỡ đăng ký phải các môn có số tín không nhiều nhưng chương trình nặng, em đành cố học cho qua môn, điểm thấp là bị đuổi", nữ sinh tâm sự.
Khi được hỏi tại sao không tìm sự trợ giúp từ cố vấn học tập, Minh Nhật tỏ ra ngạc nhiên. Cô thậm chí không biết trường có bộ phận này.
Nhiều sinh viên khác cũng đưa câu trả lời phủ nhận khi nhắc đến cố vấn học tập. Một số cho rằng trường không có cố vấn, số khác khẳng định có nhưng khó tiếp cận.
Phương Chi, sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết việc cố vấn học tập tại trường được tổ chức thành từng buổi gặp gỡ sinh viên và tiến hành khá sơ sài, gần như không có tác dụng định hướng.
Trong khi đó, Trang Nhung (ĐH Luật Hà Nội) thừa nhận cô chưa từng nghĩ đến việc nhờ sự tư vấn từ cố vấn học tập. Sinh viên đông, số lượng cố vấn lại ít nên nếu có tiếp cận được, việc tư vấn cũng không hiệu quả. Vì thế, Nhung cũng như phần lớn sinh viên khác chọn cách tham khảo từ anh chị khóa trên hoặc đăng ký theo số đông trong lớp.
Với mức độ may rủi trong đăng ký tín chỉ và lựa chọn chương trình học cùng nguy cơ bị đuổi học, nếu đạt kết quả học tập kém, nhiều sinh viên cảm thấy lo sợ mỗi lần phải quyết định môn học.
"Học tín chỉ đáng sợ lắm! Hệ thống đăng ký quá tải, hiểu biết về chương trình học mù mờ. Cách học này khó, căng thẳng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn", Hồng Lý, sinh viên năm thứ nhất Học viện Báo chí Tuyên truyền, nói.
Truyền thông kém hoặc sinh viên chểnh mảng
Đối với sinh viên nước ta, vai trò của cố vấn học tập rất mờ nhạt. Trong khi đó, đội ngũ này lại góp phần quan trọng, định hướng lịch trình học cho sinh viên tại các trường nước ngoài.
Thành Trung, du học sinh tại Mỹ, cho biết trước khi chọn chương trình học, cậu sẽ tìm đến nhân viên tư vấn của trường để được cung cấp những lựa chọn phù hợp năng lực học tập của bản thân và yêu cầu của chuyên ngành nhất.
Ngoài ra, trường có trợ giảng. Đây là những người gần gũi với sinh viên. Họ thậm chí chủ động tìm đến giúp đỡ người học, căn cứ điểm số để phát hiện vấn đề sinh viên gặp phải, từ đó gợi ý hướng giải quyết thích hợp.
Trên thực tế, phần lớn trường đại học ở nước ta có cố vấn học tập. Đây là quy định chung, được nêu rõ trong quy chế đào tạo mỗi trường.
Cụ thể, cố vấn học tập chịu trách nhiệm thảo luận quy chế, tư vấn chương trình học, hướng dẫn cách lựa chọn học phần, cách đăng ký, hủy học phần, nhắc nhở sinh viên khi kết quả học tập giảm sút.
Trao đổi với Zing.vn, PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng với hình thức đào tạo niên chế, cố vấn học tập không đóng vai trò quan trọng. Nhưng ở hình thức tín chỉ, việc phân công cố vấn học tập và quản lý lớp là yêu cầu bắt buộc.
Tuy nhiên, việc này nên được thực hiện theo hệ thống để đảm bảo hiệu quả vì đây là nhiệm vụ chung, khó đánh giá chất lượng nên nhiều khi, giảng viên không mặn mà lắm với công tác này.
Bên cạnh đó, sinh viên không biết tìm đến nơi hỗ trợ mình trong đăng ký tín chỉ có thể do các em chểnh mảng hoặc công tác truyền thông của trường kém. Ông Điều khẳng định tại ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh viên luôn biết họ cần đến đâu để nhận được sự trợ giúp cần thiết. Cụ thể, các khoa, viện đều có cố vấn học tập với nhiệm vụ cơ bản là giúp sinh viên lập kế hoạch học tập ngắn hạn, dài hạn và tư vấn quy chế.
Ngoài ra, trường có hệ thống tư vấn trực tuyến, hướng dẫn sinh viên "gỡ rối" khi gặp khó khăn trong học tập. Sinh viên chỉ cần đăng nhập tài khoản cá nhân, gửi câu hỏi lên hệ thống sẽ được trợ giúp.
ĐH Bách khoa Hà Nội thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt công dân, lồng ghép việc lập kế hoạch học tập. Các khoa, viện cũng tổ chức các buổi riêng cho sinh viên trong khoa. Trường có văn phòng cố vấn học tập luôn sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn các em cách xác định lịch trình.
Tuy nhiên, ông Điền nhận định lịch trình học tập của các em đã có sẵn, nếu trôi chảy, sinh viên chỉ cần tuân thủ, không quá cần đến người tư vấn. Chỉ những em thi trượt, nợ môn nhiều mới cần gặp trực tiếp cố vấn để thảo luận hướng giải quyết.
Với trường hợp này, ĐH Bách khoa Hà Nội có thêm kỳ học hè để sinh viên trả nợ môn và theo kịp chương trình vào học kỳ tiếp.
Vị trưởng phòng cũng thừa nhận sinh viên gặp khó khăn khi đăng ký do hệ thống quá tải là điều khó tránh khỏi, tình trạng chung của hầu hết trường đại học ở nước ta.
TS Phong Điền lý giải thông thường, sinh viên ngại đăng ký học hai tiết đầu. Nếu muốn chọn "lớp đẹp", các em phải chịu khó canh giờ đăng ký còn trường luôn mở đủ lớp cho sinh viên muốn học.
Theo Danviet
Trường đại học đuổi hàng nghìn sinh viên là cần thiết Một số chuyên gia nhận định việc sinh viên bị buộc thôi học do yếu kém có nhiều nguyên nhân và đây là quá trình cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo Trong tháng 10, ĐH Luật TP.HCM buộc thôi học 112 sinh viên hệ chính quy vì kết quả học tập kém, nhiều em khác rơi vào tình trạng "báo...